Các bên liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của mô hình chi trả dịch vụ môi trường đến hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 52)

4.2. Các chương trình chi trả dịch vụ môi trường tại Bản Duống

4.2.1. Các bên liên quan

* Bên cung ứng dịch vụ

Với 500ha rừng, trong đó có 180ha rừng phòng hộ đầu nguồn (rừng cộng đồng) Bản Duống, xã Hoàng Trĩ đóng vai trò là bên cung ứng DVMTR trong mô hình chi trả. Sơ đồ thôn Bản Duống và vị trí rừng cộng đồng được chỉ ra trong hình 4.3.

Hình 4.3. Sơ đồ thôn Bản Duống

Nguồn: Kết quả họp nhóm người dân vẽ sơ đồ thôn bản, tháng 5/2016 Rừng cộng đồng có diện tích không lớn nhưng nằm ở vị trí đầu nguồn của LVS Tà Lèng – một trong ba nguồn cung cấp nước chính cho hồ Ba Bể. Do đó, khu rừng này không những có vai trò quan trong trọng việc bảo vệ thôn bản, cung cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt của người dân Bản Duống mà còn tác động trực tiếp tới chất lượng và trữ lượng nguồn nước của các xã phía dưới hạ nguồn như xã Nam Mẫu và Quảng Khê, cũng như ảnh hưởng tới lưu lượng nước và cảnh quan của hồ Ba Bể.

Tuy nhiên, trữ lượng cũng như chất lượng rừng đầu nguồn có nguy cơ suy giảm do các nguyên nhân từ nội tại cũng như từ bên ngoài. Theo kết quả điều tra và thảo luận nhóm, các áp lực chính làm suy giảm chất lượng rừng cộng đồng của Bản Duống gồm: Hoạt động khai thác gỗ từ những người bên ngoài cộng đồng (tỷ lệ trả lời 100%), hoạt động khai thác lâm sản của các thành viên trong cộng đồng (tỷ lệ trả lời là 89,66%), cháy rừng (24,14%), dịch bệnh (6,9%), và một số nguyên nhân khác như: Thời tiết, khí hậu, thiên tai... chiếm 10,34%.

Trong đó, nguyên nhân khai thác trái phép từ bên ngoài cộng đồng là quan trọng nhất, tiếp đó là hoạt động khai thác của người dân trong cộng đồng và thứ 3 là do cháy rừng (Bảng 4.2).

Hoạt động khai thác gỗ trái phép trong rừng cộng đồng diễn ra phổ biến do khu vực này là khu giáp ranh với xã khác nên các đối tượng bên ngoài dễ xâm

nhập và khai thác. Việc rừng cộng đồng nằm cách xa khu dân cư cũng khiến cho việc theo dõi, phát hiện các vụ phá rừng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, do sinh kế của người dân Bản Duống còn nhiều khó khăn nên người dân thường xuyên vào rừng kiếm củi đun, rau, măng và các lâm sản khác, điều này cũng góp phần khiến cho rừng cộng đồng của thôn bị suy giảm về chất lượng. Các nguyên nhân khác như cháy rừng, dịch bệnh, thiên tai... cũng ảnh hưởng đến rừng cộng đồng của Bản Duống nhưng tần suất không thường xuyên và ở mức độ thấp.

Bảng 4.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến rừng của cộng đồng Bản Duống Nguyên nhân Số lượng trả lời có

(người) Tỷ lệ (%)

Khai thác trái phép từ bên ngoài 29 100

Khai thác từ các thành viên của cộng đồng

26 89,66

Cháy rừng 7 24,14

Dịch bệnh 2 6,90

Khác 3 10,34

Nguồn: Kết quả họp nhóm người dân (2016)

* Bên sử dụng dịch vụ

 Các hộ kinh doanh du lịch xã Nam Mẫu (Mô hình chi trả DVMT trực tiếp).

Pác Ngòi và Bó Lù là hai bản nằm ở ven hồ Ba Bể, thuộc địa phận của xã Nam Mẫu. Hoạt động kinh tế chính của người dân nơi đây là kinh doanh nhà nghỉ và dịch vụ xuồng cho khách du lịch của Vườn quốc gia Ba Bể. Những người kinh doanh dịch vụ ở đây đã tự nguyện đóng góp để chi trả cho hoạt động bảo vệ rừng ở khu vực đầu nguồn là Bản Duống. Một số đặc trưng cơ bản của Bản Pác Ngòi và Bó Lù được chỉ ra trong bảng 4.3.

Bảng 4.3 cho thấy thu nhập bình quân/người của hai bản Pác Ngòi và Bó Lù lần lượt là 10,99 và 22,19 triệu đồng/người/năm cao hơn nhiều lần so với thu nhập bình quân/người/năm của Bản Duống là 5,19 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của hai bản này cũng thấp hơn rất nhiều lần so với Bản Duống. Việc kinh tế của các hộ gia đình ở hai bản Pác Ngòi và Bó Lù cao hơn so với Bản Duống chủ yếu là do có nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cho khách thăm quan hồ Ba Bể. Vì vậy, việc duy trì cảnh quan hồ Ba Bể có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch và thu nhập của người dân nơi đây. Đây cũng là động lực chính khiến cho những hộ

kinh doanh dịch vụ du lịch tại 2 bản Pác Ngòi và Bó Lù tự nguyện đóng góp kinh phí để hỗ trợ hoạt động bảo vệ rừng đầu nguồn tại thôn Bản Duống.

Bảng 4.3. Một số đặc trưng cơ bản của Bản Duống, bản Pác Ngòi và bản Bó Lù, xã Nam Mẫu

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Bản Duống Pác Ngòi Bó Lù

Số hộ Hộ 20

Dân số Người 137 145 116

Diện tích rừng cộng đồng Ha 180 475 316

Hộ nghèo % 34,48 6,45 7,14

Hộ cận nghèo % 65,52 16,13 7,14

Thu nhập bình

quân/người

Triệu đồng/năm

5,19 10,99 22,19

Thành phần dân tộc - Tày

- Dao

- Kinh

- Nùng

%

%

%

%

82,76 17,24

100 0 0 0

88,8 0 9,48 1,72 Nguồn: UBND xã Hoàng Trĩ và Nam Mẫu (2015)

 Nhà máy thủy điện Na Hang và Chiêm Hóa (Mô hình chi trả DVMT gián tiếp).

Huyện Ba Bể nói chung và Bản Duống nói riêng thuộc LVS Năng là nơi lưu giữ nguồn nước để cung cấp nước sản xuất điện cho nhà máy thủy điện Na Hang và Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Theo quy định của Nghị định số 99/NĐ-CP/2010 hàng năm diện tích rừng cộng đồng của Bản Duống sẽ nhận được tiền chi trả DVMT từ hai nhà máy thủy điện nói trên. Hoạt động chi trả này được triển khai từ năm 2013 nhưng đến tận năm 2015 mới tiến hành chi trả lần đầu tiên.

* Bên trung gian

 Mô hình chi trả trực tiếp

Trong mô hình chi trả DVMTR trực tiếp, các bên trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy, kết nối các hoạt động của mô hình gồm: dự án 3PAD, Ban quản lý rừng (BQLR) huyện Ba Bể và công an xã Nam Mẫu. Trong đó, dự án 3PAD và BQLR Ba Bể đóng vai trò như bên thúc đẩy sự tham gia của người dân Bản Duống, hộ kinh doanh nhà nghỉ và dịch vụ xuồng

vào mô hình còn công an xã Nam Mẫu đóng vai trò trung gian để nhận tiền từ bên chi trả và bàn giao lại số tiền cho bên cung ứng dịch vụ.

 Mô hình chi trả gián tiếp

Trong mô hình chi trả DVMTR gián tiếp, Quỹ Bảo vệ rừng tỉnh Bắc Kạn đóng vai trò là người trung gian nhận tiền từ nhà máy thủy điện Na Hang và Chiêm Hóa sau đó chi trả lại cho các chủ rừng.

Mối liên hệ giữa các bên trong chương trình chi trả DVMTR tại huyện Ba Bể, Bắc Kạn được minh họa như trong hình 4.4.

Hình 4.4. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong chương trình chi trả DVMT tại Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể

Hình 4.4 cho thấy, hoạt động bảo vệ rừng đầu nguồn của Bản Duống có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp và giữ sạch nguồn nước cho hồ Ba Bể giúp cho hoạt động kinh doanh du lịch tại 2 bản Pác Ngòi và Bó Lù diễn ra thuận lợi hơn. Ý thức được vấn đề này, các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tại hai bản nói trên đã tự nguyện đóng góp kinh phí để hỗ trợ hoạt động bảo vệ rừng đầu nguồn tại thôn Bản Duống. Các bên tham gia hỗ trợ, thúc đẩy và

Động

Hua Mạ

Ban quản lý VQG Ba Bể Homestay

HTX Xuồng

Hồ Ba Bể Sông Lèng

Hamlet Rừng cộng đồng

Nhà máy điện Na Hang & Chiêm Hóa Chi trả gián tiếp

Chi trả trực tiếp

Bản Duống, xã Hoàng Trĩ

n

giám sát hoạt động của mô hình (Bên trung gian) gồm: VQG Ba Bể, dự án 3PAD và công an xã Nam Mẫu.

 VQG Ba Bể đóng góp trực tiếp một phần kinh phí cho mô hình và cử người tham gia giám sát hoạt động của mô hình.

 BQL rừng Ba Bể, Công an xã Nam Mẫu phụ trách việc thu tiền từ các nhà nghỉ và HTX xuồng tại hai bản Pác Ngòi và Bó Lù, cử người giám sát các hoạt động của mô hình.

 Dự án 3PAD cử cán bộ tham gia thúc đẩy các hoạt động, gắn kết các bên liên quan và chi trả chi phí cho những người tham gia giám sát.

Bên cạnh đó, Bản Duống cũng thuộc khu vực thượng nguồn của LVS Năng cung cấp nước để sản xuất điện cho 2 nhà máy thủy điện Na Hang và Chiêm Hóa nên khu vực rừng cộng đồng của thôn hàng năm cũng nhận được tiền chi trả DVMTR của 2 nhà máy nói trên. Trong đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn đóng vai trò là bên trung gian thu tiền của các Nhà máy thủy điện sau đó chi trả lại cho các chủ rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của mô hình chi trả dịch vụ môi trường đến hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)