4.4. Tác động của chi trả dịch vụ môi trường đến hoạt động quản lý rừng
4.4.2. Đánh giá hoạt động bảo vệ rừng tại Bản Duống
* Tổ chức hoạt động bảo vệ rừng
Kết quả so sánh hoạt động quản lý rừng cộng đồng giữa hai thôn Coọc Mu và thôn Bản Duống được chỉ ra trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. So sánh hoạt động quản lý rừng của thôn Bản Duống với thôn Coọc Mu
Thôn Coọc Mu Thôn Bản Duống
Tổ chức Ban quản lý rừng Lãnh đạo: Trưởng thôn, bí thư Số lượng: 35 người
Đội tuần rừng: Chia 7 tổ (5 người/tổ) Tần suất tuần tra: 4 lần/năm
Lãnh đạo: Trưởng thôn, bí thư Số lượng: 29 người
Đội tuần rừng: Chia 4 tổ (7-8 người/tổ) Tần suất tuần tra: 12 lần/năm
Nội dung hương ước bảo vệ rừng Không chặt cây gỗ
Không khai thác lâm sản phi gỗ vào mục đích thương mại
Tham gia trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tuần rừng
Không chặt cây gỗ
Không khai thác lâm sản phi gỗ vào mục đích thương mại
Tham gia trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tuần rừng
Lập kế hoạch bảo vệ rừng
Không chăn, thả gia súc đầu nguồn nước Dọn dẹp vệ sinh thôn bản và rác thải khu vực đầu nguồn nước
Kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng Nguồn kinh phí: VQG hỗ trợ
Tổng kinh phí: Khoảng 50.000 đồng/ha/năm (Quy định của nhà nước).
Khoản chi: Hỗ trợ những người tham gia tuần rừng (50.000 người/năm)
Nguồn kinh phí Hỗ trợ từ VQG
50% tổng kinh phí chi trả DVMT
Tổng kinh phí: 122.000 – 135.000 đ/ha/năm
50.000 đ/ha/năm (VQG hỗ trợ)
72.000 – 85.000 đ/ha/năm (50% Tiền chi trả DVMT)
Hiệu quả bảo vệ rừng
Có xu hướng giảm (3 lần trong năm 2015) Số lượng phá rừng giảm đi nhờ hoạt động tuần tra rừng thường xuyên (2 lần trong năm 2015)
Không có hoạt động vệ sinh môi trường và dọn dẹp rác đầu nguồn nước
Có hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường thôn bản và dọn rác đầu nguồn nước Theo bảng 4.6 thì hoạt động quản lý rừng của Coọc Mu khá tương đồng với hoạt động quản lý rừng của Bản Duống thời điểm trước khi nhận chi trả DVMT.
Cụ thể, ban quản lý rừng cộng đồng, đội tuần rừng và hương ước bảo vệ rừng đã
được thành lập. Đây là những quy định chung về quản lý rừng cộng đồng của Nhà nước khi tiến hành giao rừng cho các cộng đồng quản lý. Tuy nhiên, do không có sự hỗ trợ từ hoạt động chi trả DVMT nên hoạt động quản lý rừng của thôn Coọc Mu không bằng so với thôn Bản Duống, cụ thể:
Tuần tra rừng: Do ít kinh phí nên thôn Coọc Mu tuần tra rừng theo quý (3 tháng/lần) trong khi hoạt động này tại Bản Duống là 1 tháng/lần.
Nội dung hương ước bảo vệ rừng của Bản Duống cũng có nhiều nội dung hơn. Các nội dung mà thôn Coọc Mu không có bao gồm: Lập kế hoạch bảo vệ rừng hàng năm; cấm chăn, thả gia súc đầu nguồn nước; dọn dẹp vệ sinh môi trường thôn bản và rác thải tại khu vực đầu nguồn nước.
Kinh phí bảo vệ rừng: Kinh phí bảo vệ rừng của Coọc Mu phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của VQG Ba Bể (thường là 50.000 đồng/ha/năm) nên bị động và tương đối thấp. Trong khi đó kinh phí bảo vệ rừng của Bản Duống ngoài tiền hỗ trợ từ VQG Ba Bể còn có thêm 50% tổng số tiền chi trả DVMT hàng năm nên nguồn kinh phí cao hơn và chủ động hơn.
Tại thôn Coọc Mu không tiến hành hoạt động dọn vệ sinh môi trường thôn và rác thải đầu nguồn nước như tại Bản Duống do không có kinh phí triển khai.
* Nhận thức về rừng của người dân
Kết quả điều tra nhận biết về vai trò của rừng (khả năng cung ứng các DVMT) của người dân thôn Bản Duống và thôn Coọc Mu được chỉ ra trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá các chức năng của rừng của người dân Bản Duống và thôn Coọc Mu
Chức năng của rừng cộng đồng
Bản Duống Coọc Mu Chênh lệch về tỷ lệ nhận
biết
Khác biệt Số
người
Tỷ lệ nhận biết
Số người
Tỷ lệ nhận biết
Mức ý nghĩa
P-Value
Cung ứng
Vật liệu làm nhà cửa
(chủ yếu là gỗ) 21 72,41 23 74,19 -1,78 0,87886
Lương thực, thực phẩm 17 58,62 20 64,52 -5,9 0,64595
Thuốc men, dược liệu 11 37,93 15 48,39 -10,46 0,42221
Giống cây trồng, vật nuôi 8 27,59 7 22,58 -5,01 0,46942
Củi đun 22 75,86 28 90,32 -14,46 0,14335
Điều tiết
Điều hòa khí hậu 29 100 25 80,65 19,35 * 0,01175
Điều tiết nguồn nước 29 100 30 96,77 3,23 0,32531
Bảo vệ đất, chống xói mòn 29 100 27 87,1 12,9 * 0,04348
Kiểm soát dịch bệnh 7 24,14 6 19,35 4,79 0,66060
Cố định các bon 6 20,69 4 12,9 7,79 0,43042
Văn hóa
Tín ngưỡng/Luật tục 8 27,59 10 32,26 -4,67 0,69865
Văn hóa 12 41,38 15 48,39 -7,01 0,59287
Giáo dục con cái 25 86,21 26 83,87 2,34 0,80375
Du lịch sinh thái 8 27,59 2 6,45 21,14 * 0,03248
Ghi chú: * Khác biệt có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 0,95%
Theo kết quả bảng 4.7 có thể thấy tỷ lệ hộ gia đình nhận biết được các chức năng cung ứng của rừng là tương đối cao, đặc biệt là một số chức năng như:
Cung cấp gỗ làm nhà đạt tỷ lệ nhận biết là 72,41% tại Bản Duống và 74,19% tại thôn Coọc Mu; cung ứng củi đun đạt 75,86% tại Bản Duống và 90,32% tại thôn Coọc Mu. Đáng chú ý, tỷ lệ các hộ nhận biết chức năng cung ứng của rừng tại thôn Coọc Mu là cao hơn so với thôn Bản Duống. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về thống kê khi được kiểm chứng sự sai biệt hai chiều.
Ngược lại, đối với các chức năng điều tiết của rừng như: Điều hòa khí hậu; điều tiết nguồn nước; bảo vệ đất chống xói mòn; kiểm soát dịch bệnh và hấp thụ các bon thì tỷ lệ các hộ dân nhận biết được tại Bản Duống lại cao hơn so với Coọc Mu. Đáng
chú ý là với chức năng điều hòa khí hậu và chức năng bảo vệ đất chống xói mòn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95% (P – value = 0,01175 và P – value = 0,04348). Khác với chức năng cung ứng, chức năng điều tiết của rừng khó được nhận biết hơn. Việc tỷ lệ nhận biết các chức năng nói trên tại Bản Duống cao hơn so với thôn Coọc Mu có thể là do tác động của hoạt động tuyên truyền về vai trò của rừng được thực hiện trong chương trình chi trả DVMT.
Đối với chức năng cung ứng các dịch vụ văn hóa chỉ có tỷ lệ nhận biết chức năng giáo dục con cái là đạt tỷ lệ cao ở cả 2 thôn/bản với tỷ lệ lần lượt là 86,21%
tại Bản Duống và 83,87% tại thôn Coọc Mu. Còn lại tỷ lệ nhận biết các chức năng khác là khá thấp (<50%) ở cả 2 thôn/bản. Trong các chức năng văn hóa của rừng chỉ có tỷ lệ nhận biết chức năng du lịch sinh thái là có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa hai thôn/bản ở mức ý nghĩa 95% (P-value = 0,0032).
Như vậy, qua so sánh tỷ lệ nhận biết các chức năng sinh thái của rừng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với một số chức năng như: Điều hòa khí hậu; bảo vệ đất, chống xói mòn; và du lịch sinh thái. Tỷ lệ nhận biết các chức năng này tại Bản Duống cao hơn so với tại Coọc Mu và đây có thể coi là tác động của hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong chương trình chi trả DVMT tại Bản Duống.
* Động lực bảo vệ rừng
Kết quả điều tra đánh giá động lực bảo vệ rừng của người dân Bản Duống với thôn đối chứng là Coọc Mu được chỉ ra trong bảng 4.8. Theo đó, động lực BVR chính của người dân Bản Duống là: Bảo vệ người dân thôn bản với tỷ lệ chấp nhận 100% và xếp hạng 1; tiếp đó là bảo vệ rừng để nhận tiền chi trả DVMT với tỷ lệ chấp nhận 96,55% đứng ở vị trí số 2; động lực xếp ở vị trí số 3 của người dân Bản Duống là giữ rừng cho con cháu với tỷ lệ chấp nhận là 93,10%. Các động lực tiếp theo gồm: Giữ rừng để lấy nơi khai thác lâm sản (tỷ lệ chấp nhận 93,10%) và giữ rừng để bảo vệ văn hóa, tín ngưỡng của thôn bản (tỷ lệ chấp nhận 37,93%).
Đối với thôn Coọc Mu, ba động lực BVR chính gồm: Giữ rừng để bảo vệ người dân, thôn bản (xếp số 1, tỷ lệ chấp nhận 100%), giữ rừng cho con cháu (xếp số 2, tỷ lệ chấp nhận 90,32%) và thứ 3 là giữ rừng để lấy nơi khai thác lâm sản (tỷ lệ chấp nhận 67,74%). Động lực giữ rừng đề bảo vệ văn hóa tín ngưỡng xếp thứ 4 với tỷ lệ chấp nhận 38,71%. Xếp cuối cùng là động lực BVR để nhận tiền chi trả DVMT với tỷ lệ chấp nhận thấp chỉ đạt 12,9%.
Bảng 4.8. So sánh động lực bảo vệ rừng của người dân thôn Bản Duống với người dân thôn Coọc Mu
Động lực BVR
Động lực BVR Phân hạng các động lực BVR
Bản Duống Coọc Mu Bản Duống Coọc Mu
Hộ Tỷ lệ
(%) Hộ Tỷ lệ
(%) Thứ hạng Điểm1
TB ± SD Thứ hạng Điểm1
TB ± SD
Bảo vệ người dân, thôn bản 29 100 29 100 1 4,0±0 1 4,0±0
Để khai thác lâm sản 22 75,86 21 67,74 4 3,0±1,74 3 2,81±1,83
Để thu tiền chi trả DVMT 28 96,55** 4 12,9** 2 3,9±0,74** 5 0,52±1,36**
Để giữ rừng cho con cháu 27 93,1 28 90,32 3 3,7±1,73 2 3,68±1,03
Bảo vệ văn hóa, tín ngưỡng 11 37,93 12 38,71 5 1,5±1,98 4 1,55±1,98
Ghi chú:
** Khác biệt có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 99%
1 Điểm số được cho theo mức phân hạng động lực bảo vệ rừng, cụ thể: Mức 1 = 4 điểm, mức 2 = 3 điểm, mức 3 = 2 điểm, mức khác = 1 điểm.
Nhìn chung, các động lực BVR của người dân Bản Duống và Coọc Mu là khá giống nhau chỉ có duy nhất động lực bảo vệ rừng để nhận tiền chi trả DVMT là khác biệt hoàn toàn ở 2 thôn với mức ý nghĩa thống kê 99%. Điều này cho thấy, chi trả DVMT đã thực sự trở thành một động lực bảo vệ rừng quan trọng của người dân Bản Duống (đứng ở vị trí số 2), trong khi đó tại Coọc Mu do không có hoạt động chi trả DVMT nên số người biết đến chương trình này rất ít.
Từ kết quả so sánh sự thay đổi hoạt động BVR của Bản Duống theo thời gian (trước và sau khi nhận chi trả DVMT) và theo không gian (so sánh với bản Coọc Mu - nơi không có hoạt động chi trả DVMT) có thể thấy chương trình chi trả DVMT đã có những tác động tích cực đến hoạt động bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng của thôn Bản Duống, cụ thể: Các hoạt động BVR được thúc đẩy và triển khai nhiều hơn, hiệu quả hơn; nhận thức về vai trò của rừng được nâng cao và tạo thêm động lực bảo vệ rừng cho người dân.