Phần 2. Tổng quan tàı lıệu
2.4. Ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng giai đoạn chuyển tiếp đến sức khỏe và sản lượng sữa của bò sau đẻ
Giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn mang thai cuối của bò, thai phát triển tương đối hoàn chỉnh, bò bước vào giai đoạn chuẩn bị cho quá trình đẻ cũng như các hoạt động tiết sữa. Giai đoạn này thông thường kéo dài 3-4 tuần.
Tác giả R.B. Greenfield et al. (2000), tiến hành các nghiên cứu để khẳng định vai trò của công tác nuôi dưỡng bò giai đoạn chuyễn tiếp để tránh những tác động xấu ảnh hưởng tới sức sản xuất của bò trong những lứa kế tiếp. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein thô khẩu phần cũng như lượng protein không phân giải trong dạ cỏ (RUP) cho ăn giai đoạn trước khi đẻ tới trạng thái sức khỏe và sức sản xuất sau đẻ. Khẩu phần với các tỉ lệ CP và RUP khác nhau gồm: 12% CP và 26% RUP, 16% CP và 26% RUP, 16% CP và 33% RUP, hay 16% CP và 40% RUP theo VCK. Tất cả bò thí nghiệm đều cho ăn chung khẩu phần sau đẻ chứa 18% CP và 40% RUP) từ ngày 1 tới ngày 56 của chu kì vắt (DIM). Trong giai đoạn trước đẻ, mức thu nhận thức ăn theo VCK (DMI) không khác biệt giữa các nhóm khẩu phần thí nghiệm. Ở giai đoạn sau đẻ, DMI (kg/ngày) cao hơn có ý nghĩa (P<0.05) trong suốt thời gian thí nghiệm 56 ngày vắt sữa ở bò ăn khẩu phần chứa 12% CP:26% RUP so với tất cả các khẩu phần còn lại chứa 16% CP (21.8 so với 19.8, 18.6 và 18.6; 12% CP:26% RUP so với. 16% CP:26% RUP, 16% CP:33% RUP and 16% CP:40% RUP).
N.I Nielsen et al. (2004) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá cách propylene glycol (PG) được chuyển hóa trong dạ cỏ và gan và ảnh hưởng như thế nào đến các chất chuyển hóa, hoocmon, thành phần gan, lượng thức ăn ăn vào và sản xuất sữa, để đánh giá xem liệu PG có khả năng ngăn ngừa quá mức sự huy động mỡ trong cơ thể và mất cân bằng trong sự trao đổi carbohydrate và chất béo và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ketosis. PG làm giảm tỷ lệ phân tử của axetat thành propionat trong các axit béo dễ bay hơi (VFA) bởi vì một phần của PG được chuyển hóa thành propionate trong dạ cỏ. Các PG còn lại được hấp thu trực tiếp từ dạ cỏ mà không có sự thay đổi và đi gluconeogenesis qua đường pyruvate.
Uống PG sẽ làm tăng insulin lên 200-400% trong vòng 30 phút sau khi ướt, cho thấy rằng PG được hấp thu khá nhanh. Việc phân bổ PG cũng làm tăng glucose huyết tương, mặc dù đáp ứng có giới hạn, có thể là do sự gia tăng insulin. PG làm giảm nồng độ trong huyết tương của các axit béo không este hóa (NEFA) và beta-hydroxybutyrate (BHB), đặc biệt ở bò sữa đang bú sớm với mức độ NEFA
tương đối cao. PG cũng làm giảm hàm lượng triacylglycerol (TG) trong gan và nồng độ các thể ketone trong sữa và do đó có tính chất chống lại ketogenic. Các yếu tố, chẳng hạn như trạng thái trao đổi chất của động vật, thời gian lấy mẫu máu liên quan đến thời gian nuôi PG, phương pháp bổ sung và liều PG ảnh hưởng đến cường độ đáp ứng trong các thông số máu. Nói chung, PG không ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất sữa, nhưng đối với bò ở giai đoạn lứa đẻ sớm PG có xu hướng làm tăng sản lượng sữa và giảm tỷ lệ phần trăm chất béo sữa, trong khi tỷ lệ protein sữa không thay đổi. Như vậy, PG không có ảnh hưởng đến sản lượng sữa được điều chỉnh năng lượng (ECM). Nói chung, PG không ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào. Tuy nhiên, vì tính ngon miệng thấp của nó có thể làm giảm lượng thức ăn ăn vào nếu không được trộn lẫn kỹ lưỡng với các thành phần thức ăn khác hoặc ướt. PG có thể nâng cao hiệu quả sinh sản nhưng cần nhiều nghiên cứu để khẳng định điều này. PG có một số tác dụng phụ bao gồm mất thẩm mỹ, chảy nước bọt, tăng thông khí phế quản và trầm cảm. Tuy nhiên, chỉ có một số bò thể hiện những dấu hiệu này và có thể có sự khác biệt lớn về tính nhạy cảm. Hiệu quả giảm của PG đối với NEFA, nồng độ TG ở gan và hàm lượng chất béo sữa cho thấy PG làm tăng sự cân bằng năng lượng của bò ở giai đoạn tiết sữa sớm. Cùng với tính chất chống lại ketogenic của PG, điều này cho thấy rằng PG có thể làm giảm nguy cơ ketosis lâm sàng và cận lâm sàng.
S. McNamara et al. (2003), đã có nghiên cứu thăm dò ảnh hưởng của các mức năng lượng trong khẩu phần khác nhau đến mức thu nhận thức ăn theo vật chất khô (VCK), sức sản xuất sữa, thành phần sữa, trọng lượng cơ thể, điểm thể trạng trong thời kì 8 tuần sau đẻ. Nghiên cứu thực hiện ở giai đoạn bò Holstein 4 tuần cuối của thai kì. Bò thí nghiệm cho ăn theo 3 mức khẩu phần gồm cỏ ủ chua: rơm, 75:25 tính theo VCK (SS), cỏ ủ chua (S), và cỏ ủ chua + 3 kg thức ăn tinh/ngày (C) thời kì trước đẻ, và 2 khẩu phần (4 kg hay 8 kg thức ăn tinh hàng ngày + cỏ ủ chua, choăn tự do) thời kì sau đẻ. Bò thí nghiệm được nuôi theo chế độ cho ăn cá thể bắt đầu 4 tuần trước đẻ và các chỉ tiêu theo dõi trong 8 tuần của kì vắt sữa.
Ở thời kì trước đẻ, có sự khác nhau về mức TNTA theo VCK giữa các lô thí nghiệm (7,4 kg, 8,1 kg và 9,9 kg/ngày đối với khẩu phần SS, S, và C, tương ứng). Từ tuần 1 đến 8 sau đẻ, mức TNTA theo VCK cũng có khác biệt giữa các lô SS và C tương ứng là 13,5 và 14,2 kg/ngày. Năng suất sữa, sản lượng mỡ sữa và protein cũng khác nhau giữa các lô SS, S và C tương ứng là 24,2; 26,2, và
28,2 kg/ngày), mỡ (933, 1063, and 1171 g/ngày), và protein (736, 797, và 874 g/ngày).
Điểm thể trạng của bò giữa các nhóm thí nghiệm sử dụng khẩu phần tỷ lệ cỏ ủ chua:rơm 75:25 và khẩu phần cỏ ủ chua + 3 kg thức ăn tinh (−0,09 và 0,12 của tổng điểm thể trạng BCS) trong thời kì trước đẻ và giữa khẩu phần tỷ lệ cỏ ủ chua:rơm 75:25 và khẩu phần cỏ ủ chua so sánh với khẩu phần cỏ ủ chua + 3kg thức ăn tinh (0,02; 0,06, và −0,26 của điểm thể trạng) trong tuần 1 đến 8 sau đẻ.
Trọng lượng cơ thể thay đổi giữa khẩu phần ủ chua: rơm 75:25 và khẩu phần cỏ ủ chua so với khẩu phần cỏ ủ chua + 3 kg thức ăn tinh trong cả hai giai đoạn từ tuần 1 tới 4 (−0,23, −0,37, và −1,25 kg/ngày) và tuần 1 tới 8 (0,18, 0,10, và
−0,58 kg/ngày) của thời kì sau đẻ. Thể trọng và điểm thể trạng được ghi nhận thấp hơn ở thời điểm sinh ở bò ăn khẩu phần dung cỏ chua : rơm 75:25 so với khẩu phần cỏ ủ chua + 3 kg thức ăn tinh. Thí nghiệm cũng cho thấy nếu bổ sung nhiều hơn lượng thức ăn tinh trong khẩu phần bò sau đẻ thì sẽ làm tăng lượng thức ăn thu nhận, tăng năng suất sữa, lượng mỡ, protein sữa nhưng đồng thời giảm hao mòn cơ thể trong 8 tuần đầu chu kì vắt.
Nghiên cứu này đi tới kết luận rằng khi cho ăn khẩu phần năng lượng cao trong 4 tuần cuối của thời kì khô chửa sẽ cải thiện năng suất sữa của bò ở giai đoạn đầu của chu kì vắt.
Theo R J Grant et al. (1995), ở bò sữa, giai đoạn nuôi chuyển tiếp được khái niệm bởi hai thời kì: 5-7 ngày trước đẻ và 0-21 ngày sau đẻ. Trước ngày đẻ, bò thường giảm mức ăn đến 30% nhưng sau đẻ chỉ số này phải được tăng lên nhanh chóng. Cho ăn hạn chế có thể làm giảm số lần ăn của bò tới 50% nhưng một khi bò ăn tự do với thời gian cung cấp thức ăn ổn định và thời gian ăn có thể hạn định trong khoảng 8h thì năng suất của bò không bị ảnh hưởng ở giai đoạn giữa chu kì vắt. Lịch trình cho ăn có thể ảnh hưởng tới TNTA nhưng cần thiết phải xem xét yếu tố phân giải protein và tinh bột. Ở thời kì đầu của chu kì vắt, khi tăng tần số cho ăn bằng TMR thì có thể cải thiện được mức TNTA của bò với điều kiện thức ăn lên men từ mức trung bình đến cao và yếu tố nuôi dưỡng không được tốt. Cho bò sữa cao sản ăn tăng lượng thức ăn mỗi lần cho ăn sẽ giảm bớt thời gian ăn và tần số nhu động dạ cỏ trên đơn vị thức ăn thu nhận. Kiểm soát mức TNTA và lịch trình cho ăn cần phải thức hiện khác nhau đối với bò sữa có lứa đẻ khác nhau và điều này cần được xem xét một khi tiến hành chia nhóm để nuôi dưỡng, quản lí. Việc phân chia nhóm bò có ảnh hưởng tới năng suất sữa và mức độ ngon miệng của vật nuôi.