Ảnh hưởng của mức cho ăn đến năng suất sữa, khối lượng và điểm thể trạng của bò

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến năng suất sữa và tình trạng sức khỏe của bò sữa holstein friesian nuôi tại trang trại bò sữa công ty cptp sữa th, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 55 - 62)

Phần 4. Kết quả thảo luận

4.1. Ảnh hưởng của mức cho ăn đến năng suất sữa, khối lượng và điểm thể trạng của bò

4.1.1. Ảnh hưởng của mức cho ăn đến khả năng thu nhận thức ăn của bò Kết quả theo dõi lượng thức ăn thu nhận thực tế của các nhóm bò được trình bày trong bảng 4.1. Từ kết quả thu được, nhận thấy khi cho ăn 3 mức ăn khác nhau, tất cả các nhóm bò đều thu nhận không đạt mức theo lý thuyết, tức mức xây dựng 100%. Đối với nhóm III (cho ăn 110%), lượng thức ăn thu nhận trung bình chỉ đạt 98%. Chênh lệch giữa nhóm II (nhóm cho ăn 100%) và nhóm III là không đáng kể. Đối với nhóm I (nhóm cho ăn 90%), mặc dù vẫn còn thức ăn thừa ở một số thời điểm trong suốt thời gian diễn ra thí nghiệm, tuy nhiên mức thừa không đáng kể. Theo số liệu thu thập được, trung bình bò vẫn ăn 90%

mức lý thuyết, tức bò ăn toàn bộ lượng thức ăn cho ăn. Điều này có thể khẳng định, mức cho ăn 90% vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của bò. Ngoài ra, điều đó cũng chứng minh, TMR của công ty sử dụng cho bò là khá tốt, vì đó là cơ sở để bò có thể thu nhận được tối đa những nguyên liệu thức ăn trong TMR để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho bò. Trên thực tế, như đã trình bày trong bảng 3.2, các nguyên liệu sử dụng trong khẩu phần TMR hầu hết là các nguyên liệu dễ thu nhận. Khẩu phần có sử dụng lượng lớn ngô ủ chua, tuy nhiên với công nghệ thu hoạch công ty đang áp dụng, tất cả ngô trước khi đem ủ chua được máy băm với kích thước 1-3cm. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của M.A. Bal và cs.,(2000) khi nhóm tác giả cho rằng, ngô qua chế biến, băm chặt với kích thước phù hợp làm tăng khả năng thu nhận và khả năng tiêu hóa của gia súc.

Cũng từ kết quả thu nhận thức ăn của các nhóm II và nhóm III, cần tính toán lại lượng VCK thu nhận của bò, cũng như xem xét lại mật độ năng lượng của khẩu phần đang sử dụng cho nhóm bò này. Để đảm bảo bò ăn đúng lượng dinh dưỡng cần thiết theo lý thuyết, nên cần thiết tăng mật độ năng lượng của khẩu phần để đảm bảo thu nhận đủ theo nhu cầu.

Ngoài ra, liên quan đến khả năng thu nhận của bò, cần tính đến yếu tố thời tiết. Trong thời gian diễn ra thí nghiệm, có một số thời điểm nhiệt độ môi trường biến động nhiều, cụ thể tại ngày 12 và 13 của thí nghiệm, nhiệt độ môi trường và THI (chỉ số nhiệt ẩm) lên cao, một số thời điểm nhiệt độ lên đến

38oC, THI ở mức 84, tức mức stress nặng cho bò, tuy nhiên lượng thức ăn thu nhận của các nhóm bò không giảm nhiều (đồ thị 4.1), trong khi đó năng suất sữa lại biến động rất lớn. Điều này mâu thuẫn với lý thuyết, bởi đây là những ngày bò bị stress nhiệt rắt nặng. Theo J.W. West et al. (2003), khả năng thu nhận thức ăn và năng suất sữa của bò giảm đáng kể khi bò bị stress nhiệt. Vậy, cần xét đến yếu tố hiệu quả làm mát của hệ thống làm mát tại đường ăn cũng như hệ thống làm mát tại giàn vắt sữa của trang trại. Có thể, hệ thống làm mát ngay tại đường ăn của bò giúp duy trì khả năng thu nhận thức ăn của bò tại chính thời điểm đó, tuy nhiên khi vào khu vực nghỉ ngơi, bò trở về trạng thái stress, dẫn đến năng suất sữa bị ảnh hưởng rõ rệt. Lượng thức ăn ăn vào có thể cung cấp nguồn năng lượng để bò chống lại stress nên không được phục vụ cho việc sản xuất sữa.

Bảng 4.1. Khả năng thu nhận thức ăn của bò ở các mức cho ăn khác nhau

Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III

X SD Cv% X SD Cv% X SD Cv%

Thu nhận thực tế VCK

(kg/con/ngày) 20,5 0,09 0,01 22 0,5 0,26 22,4 0,7 0,51 Mức thu nhận thực tế (%)

theo lý thuyết 90% 0,01 0 96% 0,02 0 98% 0,03 0

Thu nhận thực tế CP

(kg/con/ngày) 3,29 0,01 0 3,51 0,09 0,01 3,55 0,12 0,01 Thu nhận thực tế FAT

(kg/con/ngày) 1,34 0 0 1,45 0,02 0 1,5 0,03 0

Thu nhận thực tế NEl

(Mcal/con/ngày) 37,7 0,12 0,02 40,8 0,67 0,46 42,2 0,96 0,96 Ghi chú: CP là protein thô; FAT là chất béo thô, NEl là năng lượng thuần cho tiết sữa.

Có thể nói, với việc cả 3 nhóm bò đều thu nhận không đạt tiêu chuẩn lý thuyết, việc xác định chính xác nhu cầu của nhóm bò theo lý thuyết có thể cần được xem xét, vì thực tế khi tính toán khẩu phần cho gia súc được căn cứ trên giá trị bình quân của cả nhóm chứ không căn cứ trên cá thể.

Đồ thị 4.1. Lượng thức ăn thu nhận theo ngày thí nghiệm 4.1.2. Ảnh hưởng của mức thu nhận thức ăn đến năng suất sữa của bò

Năng suất sữa của các nhóm bò sau 25 ngày theo dõi được thể hiện trong bảng 4.2. Số liệu cho thấy không có sự sai lệch đáng kể về năng suất sữa giữa các nhóm. Mặc dù thu nhận thực tế của nhóm II là 96%, thấp hơn nhóm III (98%) nhưng năng suất sữa của nhóm số II cao hơn, đạt 28,22 lít/con/ngày, trong khi nhóm III chỉ đạt mức 28,21 lit/con/ngày. Nhóm I có năng suất trung bình trong thời gian thí nghiệm thấp hơn, ở mức 28,14 lit/con/ngày. Tuy nhiên, khi phân tích sự khác nhau, số liệu cho thấy sự khác nhau này không có nhiều ý nghĩa (P

>0,05). Mặc dù thu nhận lượng thức ăn khác nhau, nhưng có thể trong thời gian ngắn của thí nghiệm, bò đã huy động năng lượng tích lũy trong các mô cơ thể để bù đắp năng lượng phục vụ quá trình sản sinh sữa.

Kết quả cũng cho thấy sự biến động năng suất sữa của các nhóm bò trong thời gian theo dõi. Sự biến động năng suất sữa (%) được tính bằng cách: (Năng suất sữa trung bình 12 ngày cuối TN – năng suất sữa trung bình 12 ngày đầu TN)/ năng suất sữa trung bình 12 ngày cuối TN * 100. Từ kết quả nhận thấy giai đoạn này, tất cả các nhóm bò đều có xu hướng giảm năng suất sữa. Đây là điều bình thường, vì bò đã ở giai đoạn trên 200 ngày vắt sữa. Các số liệu về mức độ sụt giảm năng suất sữa của các nhóm cho thấy, mặc dù nhóm III có sụt giảm mạnh hơn các nhóm còn lại nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >

0,05). Mức độ giảm sữa của đàn bò theo dõi trong giai đoạn này ở mức xấp xỉ 5% (sau 12 ngày), mức này cũng xấp xỉ mức giảm theo lý thuyết đối với đàn bò cao sản được chăm sóc tốt (8-10% sau 30 ngày).

Bảng 4.2. Năng suất sữa của bò theo mức cho ăn khác nhau

Nhóm

Năng suất sữa Biến động năng suất sữa

(lit/con/ngày) (%)

X SD Cv% X SD

Nhóm I 28,14a 3,23 12,12 -4,47a 0,55

Nhóm II 28,22a 2,97 9,95 -4,78a 0,55

Nhóm III 28,21a 3,19 11,33 -5,85a 0,55

Đồ thị 4.2. Biến động năng suất sữa theo ngày của các mức cho ăn Đồ thị 4.2 cho thấy rõ mức độ biến động năng suất sữa theo ngày của bò trong các nhóm theo dõi. Hầu hết trong suốt thời gian theo dõi, năng suất sữa của cả 3 nhóm bò đều biến động tương đương nhau, tức cùng tăng, hoặc cùng giảm. Ở những ngày đầu tiên, năng suất sữa của cả ba nhóm tăng đều, điều này có thể giải thích là ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ môi trường, vì thực tế đây là những ngày có thời tiết khá lý tưởng, thậm chí, ở ngày thứ 5-6 của thí nghiệm, nhóm bò ăn mức III cho năng suất sữa cao đột biến, điều này cũng được thể hiện ở đồ thị 4.1, bởi ở ngày 4-5, thu nhận thức ăn của nhóm III cũng tăng vượt trội các nhóm còn lại. Ở những ngày 11 và 12 của thí nghiệm, năng suất sữa giảm sâu đột ngột ở tất cả các nhóm, đây là ảnh hưởng của đợt không khí nóng trước đó ở ngày 9 và 10/4. Ở những ngày này, nhiệt độ môi trường ở một số thời điểm lên đến >38oC, >60% các thời điểm trong ngày THI ở mức stress nặng (THI từ 80-90). Từ các kết quả có thể nhận định, tất cả các nhóm bò đều chịu mức độ ảnh hưởng như nhau với các tác động của môi trường, và năng suất sữa trong giai đoạn theo dõi không ảnh hưởng nhiều bởi mức cho ăn.

4.1.3. Ảnh hưởng của mức cho ăn đến khối lượng và điểm thể trạng của bò Ở khía cạnh khác, khi xem xét sự biến động về khối lượng của gia súc trước và sau thời gian kết thúc thí nghiệm, tất cả các nhóm theo dõi đều sụt giảm khối lượng cơ thể. Với ngày vắt sữa trung bình là 228 ngày, việc sụt giảm khối lượng cơ thể không phù hợp với lý thuyết. Thông thường, sau 200 ngày vắt sữa, khối lượng của gia súc được tăng dần, do đây là giai đoạn bò mang thai, cũng như lấy lại điểm thể trạng chuẩn bị cho chu kỳ sữa kế tiếp. Có một sự bất hợp lý, đối với nhóm bò cho ăn 90% và nhóm cho ăn 100%, mức độ sụt giảm khối lượng là rất lớn trong thời gian theo dõi, lần lượt là 3,73 và 2,72%. Con số này có khác biệt với độ sụt giảm khối lượng của nhóm cho ăn 110% với con số chỉ 0,03%. Với P=0,004, chúng ta nhận thấy mức thu nhận làm ảnh hưởng rõ ràng và có ý nghĩa đến biến động khối lượng của bò trong thời gian theo dõi. Ở một thông số khác, khi chấm điểm thể trạng của cá thể, chúng ta nhận thấy điểm thể trạng của các nhóm bò có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa (P>0,05). Khi so sánh điểm thể trạng giai đoạn trước và sau thí nghiệm, nhóm cho ăn 90% có điểm thể trạng có giảm 0,013 điểm so với giá trị trung bình, nhóm cho ăn 100% tăng 0,003 và nhóm cho ăn 110% tăng 0,005. Những mức này sai khác không có ý nghĩa thống kê (P=0,27, >0,05).

Điểm thể trạng (BSC) lý tưởng cho giai đoạn từ 200-300 ngày vắt sữa là 3,25, thấp nhất là 3,0 và cao nhất là 3,75. Thực tế điểm thể trạng trung bình của các nhóm bò thí nghiệm có cao hơn trung bình là 3,25, tuy nhiên nằm trong mức khá tốt. Các nhóm theo dõi đều có điểm thể trạng duy trì (nhóm cho ăn 90%

giảm không có ý nghĩa, nhóm cho ăn 100% và nhóm cho ăn 110% tăng nhẹ mức không có ý nghĩa) phản ánh đúng bản chất của bò giai đoạn này. Điều này chứng tỏ chế độ nuôi dưỡng cũng như khẩu phần dành cho bò trong suốt thời điểm vắt sữa từ sau khi đẻ đến thời điểm thí nghiệm khá tốt và đi đúng hướng. Khi xét yếu tố cá thể, thực tế trong thời gian theo dõi, một số cá thể có điểm thể trạng vượt ngoài mức mong muốn, ở điểm thể trạng 4.0, tuy nhiên số lượng không nhiều.

Có thể nói, việc khối lượng và điểm thể trạng bò tiếp tục sụt giảm giai đoạn này cần được theo dõi thêm, tuy nhiên có thể được lý giải bởi việc thu nhận thức ăn của bò vẫn chưa đạt so với tiêu chuẩn ăn, tức cả 3 mức thu nhận đều chưa thể đạt mức lý thuyết.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mức cho ăn đến khối lượng và điểm thể trạng bò

Nhóm Giảm KL (%) Điểm thể trạng

X SD X SD

Nhóm I -3,73a 0,78 3,28a 0,05

Nhóm II -2,72a 0,79 3,29a 0,05

Nhóm III -0,03b 0,81 3,30a 0,07

Ghi chú: Các giá trị trung bình có chữ cái (a, b) khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa

4.1.4. Ảnh hưởng của mức cho ăn đến chi phí sản xuất sữa

Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của mức cho ăn đển tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa Với mục đích đánh giá ý nghĩa của việc thay đổi mức ăn của bò đến hiệu quả kinh tế, đồ thị 4.3 thể hiện lượng thức ăn tính theo VCK để sản xuất được 1 lít sữa. Mặc dù cho năng suất sữa cao hơn ở mức cho ăn 90%, nhưng mức cho ăn 100% và 110% có tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 lít sữa là cao hơn.

Trong khi nhóm I chỉ tiêu tốn 0,73 kg VCK thức ăn để sản xuất 1 lít sữa thì nhóm III sử dụng đến 0,8 kg VCK thức ăn để sản xuất ra 1 lít sữa. Mức này đã tính cả lượng thức ăn dư lãng phí. Với P=0,04, sự sai khác này là đáng kể và có ý nghĩa. Như vậy, mặc dù năng suất sữa thấp nhất nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn của nhóm I lại cao nhất. Điều này cũng được giải thích bởi khi cung cấp chưa đủ thức ăn cho bò, khả năng tận dụng cũng như tỷ lệ sử dụng tối đa nguồn dinh dưỡng đầu vào để sản xuất sữa tốt hơn. Bên cạnh đó, như đã giải thích trên, năng suất sữa tạo ra không chỉ từ nguồn thức ăn cung cấp, nó một phần được huy động từ chính nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể của bò.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu tiếp tục sử dụng mức ăn 90% thì có tiếp tục ảnh hưởng đến thể trạng của bò?

Khi xét về yếu tố kinh tế, căn cứ trên giá thành của mỗi khẩu phần ăn tại thời điểm thí nghiệm, căn cứ trên năng suất sữa, lượng thức ăn cho ăn, chúng tôi đưa ra ước tính hiệu quả kinh tế của các nhóm bò như bảng 4.4.

Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế từ sữa của các mức cho ăn khác nhau

Nội dung Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Năng suất sữa (L/con/ngày) 28,12 28,22 28,2

Chi phí cho ăn (VND/con/ngày) 151.803 168.670 185.537

Chi phí thức ăn (VND/ Lít sữa) 5.398 5.976 6.579

Giá bán sữa (VND/L) 16000 16000 16000

Tổng thu từ sữa (VND/con/ngày) 449920 451520 451200

Lợi nhuận trừ thức ăn (VND/con/ngày) 298.117 282.850 265.663 Rõ ràng, khi hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn, chi phí để sản xuất sữa sẽ thấp hơn. Chênh lệch lợi nhuận (chỉ xét trên khía cạnh chi phí thức ăn và sản lượng sữa) của các nhóm chênh lệch rất nhiều. Chênh lệch này lên đến xấp xỉ 15000 VND/con/ngày nếu so nhóm I với nhóm II, lên đến xấp xỉ 32000 VND/con/ngày nếu so nhóm I với nhóm III. Con số này sẽ tăng rất đáng kể nếu xét trong cả một thời gian dài của chu kỳ vắt sữa. Từ đó có thể nhận định, tối đa hóa năng suất không đồng nghĩa với tối ưu hóa lợi nhuận. Kết quả đặt ra cho người chăn nuôi một lựa chọn trong việc quyết định sử dụng khẩu phần ăn hợp lý hay bằng mọi cách tối đa hóa năng suất của bò.

Không những vậy, khi sử dụng khẩu phần ăn dư thừa, thức ăn dư thừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường, hoặc lãng phí. Khẩu phần ăn cao trong khi khả năng chuyển hóa thấp, dinh dưỡng không được tận dụng thải ra ngoài theo phân cũng đồng thời là nguồn ô nhiễm. Trong chăn nuôi bền vững, việc sử dụng khẩu phần hợp lý đảm bảo tiêu hóa và hấp thu hết là rất quan trọng, góp phần giảm thiểu tác hại xấu đến môi trường, tăng hiệu quả kinh tế.

Về khía cạnh gia súc, cho ăn mức ăn hợp lý cũng là biểu hiện của việc áp dụng “Animal welfare”. Cũng phải nói rằng, trong thí nghiệm này, thức ăn thừa của các nhóm bò hàng ngày được thu gom và sử dụng làm nguyên liệu thức ăn cho bò tơ. Tuy nhiên giá trị sử dụng cũng như giá thành được tính toán là rất thấp và không thường xuyên.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến năng suất sữa và tình trạng sức khỏe của bò sữa holstein friesian nuôi tại trang trại bò sữa công ty cptp sữa th, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)