Phần 4. Kết quả thảo luận
4.2. Ảnh hưởng của tiền chất glucose đến năng suất sữa và thể trạng của bò
4.2.1. Ảnh hưởng của tiền chất Glucose đến nồng độ BHBA trong máu
Nồng độ beta-Hydroxyl butyrate (BHBA) trong máu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá nguy cơ cũng như mức độ của bệnh Ketosis, một trong những bệnh được gây nên do sự mất cân bằng năng lượng. Kết quả theo dõi nồng độ BHBA tại thời điểm 5-8 ngày và 21-24 ngày sau khi đẻ được thể hiện trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi nồng độ BHBA (mmol/L) trong máu của bò giai đoạn sau đẻ
Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2 TN3
X SE Cv (%) X SE Cv (%) X SE Cv (%) X SE Cv (%)
Bò lứa 1
GĐ 5-8 ngày sau đẻ 0,70a± 0,15 42,06 1,6b ± 0,27 34,23 0,95a± 0,29 61,08 1,6b± 0,297 37,15 GĐ 21-24 ngày sau đẻ 0,93a± 0,10 22,29 1,78b± 0,41 46,31 2,1b ± 0,80 76,49 2,13b± 0,44 41,63 Bò trưởng thành
GĐ 5-8 ngày sau đẻ 2,18a±0,38 51,89 2,12a±0,37 55,49 1,63b±0,38 69,94 1,94ab±0,5 82,16 GĐ 21-24 ngày sau đẻ 1,8a±0,64 106,43 1,51ab±0,14 29,36 1,75a±0,33 53,34 1,39b±0,17 38,14
Ghi chú: ĐC là nhóm trước khi đẻ không bổ sung Glycoline, sau đẻ không bổ sung Glycoline.
Nhóm TN1 là nhóm bò trước đẻ không bổ sung, sau khi đẻ bổ sung 300mg Glycoline/con/ngày trong suốt 30 ngày sau khi đẻ.
Nhóm TN2 là nhóm trước đẻ sung 150 mg Glycoline/con/ngày, sau khi đẻ không bổ sung Glycoline.
Nhóm TN3 là nhóm trước đẻ được bổ sung 150 mg Glycoline/con/ngày, sau đẻ được bổ sung 300 mg Glycoline/con/ngày.
Kết quả kiểm tra cho thấy, đối với bò lứa 1, tại thời điểm 5-8 ngày sau đẻ, BHBA của các nhóm ĐC và nhóm TN1 lần lượt là 0,7 và 1,6 mmol/L. Đây là 2 nhóm không được bổ sung glycoline (G) trước đẻ, nhóm TN1 sau đẻ được bổ sung 300mg (G)/con/ngày. Như vậy, có thể thấy, việc chỉ bổ sung G giai đoạn sau đẻ không làm ảnh hưởng đến nồng độ BHBA tại 5-8 ngày sau đẻ, thậm chí nồng độ BHBA của nhóm bổ sung cao hơn đáng kể so với nhóm không bổ sung (P>0,05). Việc bổ sung nhưng vẫn cho nồng độ BHBA cao hơn có thể được giải thích là ảnh hưởng của G đến nhóm này gần như không thấy rõ.
Ở nhóm TN2 và TN3 là kết quả của việc có bổ sung 150 mg G/con/ngày trước khi đẻ và không bổ sung sau đẻ (TN2) và việc có bổ sung 150mg G/con/ngày trước đẻ và tiếp tục bổ sung 300 mg G/con/ngày sau khi đẻ. Kết quả cho thấy, nếu trước đẻ bổ sung, sau đẻ bổ sung tiếp không làm giảm lượng BHBA tại 5-8 ngày.
Các kết quả tương tự khi tiến hành so sánh BHBA tại 5-8 ngày giữa các nhóm với nhau. Không tìm thấy sự sai khác có ý nghĩa về hiệu quả của Glycoline đối với nồng độ BHBA tại 5-8 ngày ở bò đẻ lứa 1.
Khi phân tích về nồng độ BHBA tại 21-24 ngày vắt sữa ở bò đẻ lứa 1, thậm chí nhận thấy nồng độ BHBA của nhóm ĐC, tức không được bổ sung Glycoline cả trước và sau cho kết quả BHBA thấp hơn các mức bổ sung khác.
Mức BHBA này rất thấp, 0,93 mmol/L, đây là mức thể hiện bò đẻ lứa 1 không bổ sung G không có nguy cơ bị ketosis. Theo J.A.A. McArt et al. (2011), mức độ thể ketone cận lâm sàng của bò được xác định khi nồng độ BHBA trong máu ở mức 1,2 -2,9 mmol/L.
Như vậy, lần nữa khẳng định, bổ sung Glycoline không có tác dụng rõ ràng đến nồng độ BHBA đối với bò đẻ lứa 1.
Khi đi phân tích BHBA tại 5-8 ngày vắt sữa ở bò trưởng thành, nhóm ĐC và nhóm TN1 không có sự sai khác, chứng tỏ ở bò trưởng thành, bổ sung G cho bò sau đẻ cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến BHBA tại 5-8 ngày sau đẻ.
Có một sự khác biệt về kết quả BHBA tại 5-8 ngày sau đẻ giữa các nhóm là chỉ số này ở nhóm TN2, tức trước đẻ bổ sung 150 mg G/con/ngày cho chỉ số BHBA thấp hơn các nhóm còn lại. Sự chênh lệch là có ý nghĩa với nhóm ĐC và nhóm TN1, tuy nhiên không có ý nghĩa với nhóm TN3. Điều này có thể kết luận, bổ sung 150 mgG/con/ngày cho khẩu phần bò trưởng thành giai đoạn trước đẻ có làm giảm nồng độ BHBA tại giai đoạn 5-8 ngày sau đẻ, tuy nhiên nồng độ BHBA vẫn ở mức “cận lâm sàng” của bệnh ketosis.
Cũng trên bò trưởng thành, khi phân tích nồng độ BHBA tại giai đoạn 21- 24 ngày vắt sữa, nhận thấy nồng độ BHBA của nhóm TN3 thấp nhất. Mức sai khác này có ý nghĩa đối với nhóm ĐC và nhóm TN2, tuy nhiên không sai khác so với nhóm TN1. Kết quả này cho thấy, việc bổ sung 300mg G/con/ngày làm giảm nồng độ BHBA tại thời điểm 21-24 ngày vắt sữa.
Khi so sánh nồng độ BHBA tại thời điểm 5-8 ngày vắt sữa và 21-24 ngày vắt sữa, nhận thấy nồng độ này tại thời điểm 21-24 ngày vắt sữa thấp hơn.
Mức thấp hơn có ý nghĩa, chứng tỏ khi bò đã ở giai đoạn 21-24 ngày vắt sữa, lượng thức ăn thu nhận đã tăng, đã đáp ứng cơ bản về nhu cầu dinh dưỡng cho việc sản xuất sữa. Việc huy động năng lượng từ mỡ trong cơ thể đã giảm nên nồng độ BHBA trong máu cũng giảm, nguy cơ ketosis của bò giai đoạn này thấp hơn giai đoạn 1 tuần sau đẻ. Điều này cũng phù hợp với quy luật sinh lý của bò.