Bảng 3. 4 Kết quả khám thị lực (n=430)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả khám thị lực
Bình thường 232 54,0
Giảm thị lực 195 45,3
Giảm thị lực trầm trọng 3 0,7
Cận thị Có 189 44,0
Không 241 56,0
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên giảm thị lực chiếm 46%, gần
ẵ sinh viờn tham gia nghiờn cứu. Trong đú tỷ lệ sinh viờn mắc tật khỳc xạ là 44%.
Bảng 3. 5 Thực trạng cận thị ở sinh viên ( n=430)
Cận thị Số lượng Tỷ lệ
Có 171 39,8
Không 259 60,2
Tổng 430 100,0
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 430 sinh viên tham gia nghiên cứu có 171 sinh viên mắc cận thị, chiếm 39,8%.
Bảng 3. 6 Thực trạng cận thị ở sinh viên tiếp theo ( n=171)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Cận thị đã đeo kính
Cận thị đã đeo kính
trước đó 137 80,1
Cận thị mới phát hiện 34 19,9
Cận thị Cận thị một mắt 16 9,4
Cận thị cả hai mắt 155 90,6
Thực trạng mang kính
Đã mang kính đúng 129 75,4
Đã mang kính sai 21 12,3
Chưa mang kính 21 12,3
Về cận thị đã đeo kính trước đó có 137 sinh viên đã đeo chiếm tỷ lệ 80,1%, tỷ lệ sinh viên cận thị mới phát hiện là 19,9%.
Trong 171 sinh viên cận thị, có 155 sinh viên cận cả hai mắt chiếm 90,6%, 16 sinh viên chỉ cận một mắt chiếm 9,4%.
Hơn ắ sinh viờn cận đó mang kớnh đỳng chiếm tỷ lệ 75,4%. Tỷ lệ sinh viên đã mang kính sai và chưa mang kính chiếm tỷ lệ ngang nhau 12,3%.
Bảng 3. 7 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu (n=430)
Đặc điểm dân số học Cận thị
Có Không
SL % SL %
Giới tính Nam 30 32,3 63 67,7
Nữ 141 41,8 196 58,2
Dân tộc Kinh 165 40,3 244 59,7
Khác 6 28,6 15 71,4
Khối lớp
Năm I 83 44,9 102 55,1
Năm II 80 36,4 140 63,6
Năm III 7 35,0 13 65,0
Năm IV 1 20,0 4 80,0
Học lực
Yếu/kém 0 0,0 3 100,0
TB 29 36,3 51 63,7
Khá 111 39,8 168 60,2
Giỏi 31 45,6 37 54,4
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở nữ giới cao hơn ở nam giới, cụ thể tỷ lệ cận thị ở nữ giới là 41,8%, ở nam giới là 32,3%.
Về đặc điểm dân tộc, dân tộc Kinh có tỷ lệ mắc cận thị (40,3%) cao hơn các dân tộc còn lại ( 28,6%).
Về khối lớp, tỷ lệ cận thị ở các khối lớp có sự chênh lệch không quá nhiều, cụ thể năm I có tỷ lệ mắc cận thị cao nhất 44,9%.
Về học lực, tỷ lệ sinh viên mắc cận thị tăng dần theo xếp hạng học lực, cụ thể sinh viên có mức học lực yếu/kém có tỷ lệ mắc cận thị là 0%, trung bình là 36,3%, khá là 39,8% và cao nhất là giỏi 45,6%.
Bảng 3. 8 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu (n=430)
Đặc điểm dân số học Cận thị
Có Không
SL % SL %
Tiền sử có người bị cận thị
Có 141 78,1 32 21,9
Không 57 20,1 227 79,9
Tiền sử bệnh về mắt
Có 19 63,3 11 36,7
Không 152 38,0 248 62,0
Nghiên cứu cho thấy ở những sinh viên có tiền sử gia đình có người bị cận thị thì có tỷ lệ cận thị cao (78,1%) 20,1% và gần gấp 4 lần so với những sinh viên không có người thân bị cận thị (20,1%).
Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị mà có tiền sử bệnh về mắt là 63,3%, tỷ lệ sinh viên mắc cận thị mà không có bệnh về mắt là 38,0%.
Bảng 3. 9 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu (n=430)
Đặc điểm dân số học Cận thị
Có Không
SL % SL %
Số buổi học chính thức trong tuần
10-15 buổi 9 34,6 17 65,4
5-10 buổi 148 40,2 220 59,8
1- 5 buổi 14 38,9 22 61,1
Học thêm trong tuần
Có 61 34,9 114 65,1
Không 110 43,1 145 56,9
Số giờ học thêm trong tuần
<10 giờ 41 34,5 78 65,5
≥10 giờ 20 35,7 36 64,3
Thời gian tự học ở nhà
< 2 giờ 62 41,9 86 58,1
2-5 giờ 106 39,7 161 60,3
>5 giờ 3 20,0 12 80,0
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị có sự chệnh lệch nhau không cao ở nhóm sinh viên có số buổi học chính thức, nhóm sinh viên có số buổi học trong tuần từ 1-5 buổi là 38,9%, từ 5-10 buổi là 40,2% và từ 10-15 buổi là 34,6%.
Về học thêm, nhóm sinh viên có học thêm mắc cận thị là 34,9% thấp hơn nhóm sinh viên không học thêm 43,1%.
Trong nhóm sinh viên có học thêm, tỷ lệ cận thị ở nhóm có số giờ học thêm nhỏ hơn 10 giờ trong tuần là 34,5%, tỷ lệ cận thị của nhóm học từ 10 giờ trở lên là 35,7%.
Về thời gian tự học ở nhà, tỷ lệ mắc cận thị cao nhất ở nhóm sinh viên học ít hơn 2 giờ trong ngày 41,9%, tiếp theo là nhóm học từ 2-5 giờ 39,7% và thấp nhất là nhóm học nhiều hơn 5 giờ 20,0%.
Bảng 3. 10 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu (n=430)
Đặc điểm dân số học Cận thị
Có Không
SL % SL %
Tư thế ngồi học, đọc sách, xem tivi
Chưa đúng 93 72,7 35 27,3
Đúng 78 25,8 224 74,2
Xem truyền hình ≥ 2 giờ 69 42,1 95 57,9
<2 giờ 102 38,3 164 61,7
Thời gian đọc truyện, sách
≥ 2 giờ 135 47,9 147 52,1
<2 giờ 36 24,3 112 75,7
Chơi game ≥ 2 giờ 45 43,7 58 56,3
<2 giờ 126 38,5 201 61,5
Chơi thể thao <30 phút 140 40,8 203 59,2
≥ 30 phút 31 35,6 56 64,4
Khám mắt định kỳ
Không bao giờ 42 38,5 67 61,5
Không nhớ rõ 56 45,2 68 54,8
6 tháng/lần 41 41,4 58 58,6
1 năm/lần 32 32,7 66 67,3
Trong 430 sinh viên tham gia nghiên cứu, tỷ lệ mắc cận thị ở những sinh viên có tư thế ngồi học, xem tivi, đọc sách đúng chiếm tỷ lệ thấp 25,8%, những viên viên có tư thế ngồi chưa đúng là 72,7%
Về thời gian xem truyền hình, có 38,3% sinh viên mắc cận thị khi xem ít hơn 2 giờ và 42,1% ở nhóm xem từ 2 giờ trở lên.
Về thời gian đọc sách, truyện, có 24,3% mắc cận thị ở nhóm ít hơn 2 giờ, 47,9% mắc cận thị ở nhóm từ 2 giờ trở lên.
Về thời gian chơi game, có 38,5% mắc cận thị ở nhóm chơi ít hơn 2 giờ và 43,7% mắc cận thị ở nhóm chơi từ 2 giờ trở lên
Về thời gian chơi thể thao, có 40,8% mắc cận thị ở nhóm chơi ít hơn 30 phút/ ngày, 35,5% mắc cận thị ở nhóm chơi thể thao từ 30 phút/ ngày trờ lên.
Về khám mắt định kỳ, nhớm có tỷ lệ mắc cận thị cao nhất là không nhớ rõ (45,2%), tiếp theo là nhóm 6 tháng/ 1 lần ( 41,4%), không bao giờ ( 38,5%) và thấp nhất là nhóm 1nam/ 1 lần (32,7%).