Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên

Một phần của tài liệu Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên y dược trường cao đẳng Bách Khoa nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020. (Trang 70 - 79)

Tình trạng cận thị học đường ở nước ta đang đặt ra vấn đề xã hội bức thiết. Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực, vấn đề cận thị đang được quan tâm đặc biệt và đã trở thành vấn đề nhãn khoa cộng đồng. Tỷ lệ cận thị học đường tại Việt Nam chiếm khoảng 40 – 50% ở học sinh thành phố và 10 – 15% học sinh nông thôn [12]. Tỷ lệ này tương đương một số nước Châu Á như Thái Lan, Malaysia; thấp hơn Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản;

cao hơn Lào, Campuchia, Mông Cổ.

Xu hướng gia tăng tỷ lệ cận thị học đường còn được minh chứng khi so sánh tỷ lệ cận thị theo cấp học hay còn nói cách khác, tỷ lệ này gia tăng theo độ tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là dấu hiệu dự báo cho sự gia tăng cận thị ở những lớp học cao hơn. Năm 2001, Bô ̣Giáo dục và Đào tạo tiến hành nghiên cứu và nhận thấy tỷ lê ̣cận thi ̣của học sinh phổ thông Hà Nội năm học 2000 – 2001 ở khối Tiểu học là 11,3%, THCS là 23,3% và THPT là 29,8% [26]. Những số liệu gần đây nhất theo thống kê năm 2009 của Viện khoa học giáo dục cận thị gia tăng nhanh theo cấp học [46]. Điển hình một điều tra khác trong năm 2009 của Bệnh viện Mắt Trung Ương tỷ lệ cận thị ở tiểu học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và cấp trung học phổ thông là 49,7% [25]. Tỷ lệ cận thị ở cấp THPT và THCS cao hơn ở Tiểu học và độ tăng tỷ lệ cận thị giữa các cấp học không giống

phủ cho thấy tỷ lệ mắc cận thị của khối 1 và 2 chỉ là 10,3% và 9,8%, nhưng khi lên đến khối 5 thì tỷ lệ cận thị đã tăng lên là 26,7%. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khối lớp học càng cao thì tỷ lệ cận thị càng tăng, hay độ tuổi học sinh bậc tiểu học càng lớn thì tỷ lệ cận thị càng cao (tương ứng với độ tuổi học sinh từ 6 đến 10) [24].Nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân và cộng sự (2013-2014) cho thấy trong nhóm đối tượng nghiên cứu, một số sinh viên đã được phát hiện bị cận thị từ cấp bậc tiểu học; tỷ lệ này tăng gần gấp ba lần ở cấp học sau, trong đó tỷ lệ học sinh nữ đượcxác định là cận thị (10,92%) cao hơn nam (4,88%). Lên đến bậc trung học cơ sở, số học sinhđược phát hiện cận thị ở giai đoạn này chiếm tỷ lệ cao nhất (42,81%).

Như vậy có rất ít học sinh được phát hiện cận thị từ bậc tiểu học (15,8%), tỷ lệ tân sinh viên bị cận thị chiếm 61,62%, tỷ lệ này ở nam sinh viên là 19,76%, ở nữ sinh viên là 41,86% [1].

Nghiên cứu của chúng tôi không thấy mối liên quan giữa cận thị học đường với độ tuổi của sinh viên. Sự khác biệt này cũng có thể do nghiên cứu quan sát chỉ tại một thời điểm nhất định so với diễn tiến của vấn đề sức khỏe, và cận thị sinh viên bao gồm các đối tượng đã mắc cận thị ở cấp dưới chưa được can thiệp và cận thị mới phát hiện ở sinh viên. Nhưng không thể phủ nhận tỷ lệ cận thị gia tăng theo tuổi và cấp học do tăng dần thời gian học tập, áp lực học tập và tiếp xúc các yếu tố liên quan. Vì vậy chúng ta cần trang bị kiến thức về phòng chống cận thị và các giải pháp can thiệp dự phòng sớm là hết sức cần thiết để phòng chống cận thị học đường. Các giải pháp phòng chống cận thị cần được thực hiện sớm ngay từ khi học sinh bắt đầu đi học không tạo gánh nặng sau này.

Tỷ lệ cận thị quan sát ở học sinh nữ lớn hơn ở học sinh nam, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Trong tổng số 171 sinh viên tham gia nghiên cứu mắc cận thị tỷ lệ nam sinh viên cận thị chiếm tỷ lệ 32,3%

và nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn là 41,8%. Nghiên cứu của Trần Đức Nghĩa trong tổng số 2.584 học sinh nam có 413 trường hợp cận thị chiếm tỷ lệ 16,7%, số học sinh nữ là 2173 học sinh có 387 trường hợp mắc cận thị chiếm tỷ lệ 17,8% [24]. Sự khác biệt về tỷ lệ cận thị giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê cũng được ghi nhận ở một số nghiên cứu tại các tỉnh thành Việt Nam [12], [47].

Theo như số liệu của một nghiên cứu tổng hợp, tỷ lệ cận thị có thể thay đổi giữa nam và nữ tuỳ theo từng nghiên cứu [92]. Tuy nhiên cũng có nhiều tác giả tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cận thị với giới tính.

Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008) tại khu vực Trung du tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ học sinh nam bị cận thị là 12,5% thấp hơn rất nhiều so với học sinh nữ là 21,6%, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,01) [12].Nghiên cứu của tác Phạm thị Nhuyên năm 2013 trên sinh viên trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương cho thấy tỷ lệ cận thị ở nữ cao gấp 3,75 lần nam [29].

Theo chúng tôi có thể nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này do sinh viên nam thường hiếu động, có thời gian hoạt động ngoài trời trong ngày và sử dụng mắt khi nhìn xa nhiều hơn hẳn so với nữ. Vì vậy, mắt sẽ ít phải điều tiết căng thẳng khi khi nhìn gần hơn. Mặt khác, nếu tập trung vào việc học, đọc sách, xem truyện… trong một thời gian dài mà không có sự kết hợp với những hoạt động thể dục ngoài trời để vận động toàn thân, cho mắt nghỉ ngơi và hít thở không khí trong lành trong một không gian rộng sẽ dẫn đến hậu quả không tốt cho sức khỏe, dễ mắc các bệnh học đường nói chung và cận thị học đường nói riêng.

Trong nhiều năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu cho rằng tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị ngoài yếu tố nguy cơ là môi trường học tập và làm việc, thì

cứu đã chứng minh rằng 33% đến 60% trẻ bị cận thị có cả cha và mẹ bị cận thị. Trong khi đó 23% đến 40% trẻ bị cận thị có cha hoặc mẹ bị cận thị và chỉ có 6% đến 15% trẻ cận thị không có cha và mẹ bị cận thị [19], [76].

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tiền sử cận thị của gia đình có mối liên quan đến cận thị học đường. Cụ thể, gia đình có tiền sử cận thị thì tỷ lệ mắc cận thị (78,1%) cao gấp gần 4 lần so với những gia đình không có tiền sử (20,1%) (p= 0,000). Tuy nhiên ở Việt Nam yếu tố bẩm sinh và di truyền liên quan đến tật khúc xạ trong kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả còn rất khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Trung năm 2014 tại Trà Vinh tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cận thị học đường với tiền sử gia đình: tỷ lệ cận thị ở nhóm học sinh có người thân mắc tật cận thị là 42,03% cao hơn nhóm đối tượng không có người mắc tật cận thị trong gia đình. Tỷ lệ cận thị ở nhóm học sinh có anh/chị/em ruột mắc cận thị là 46,67%

cao hơn các nhóm học sinh có người thân bị cận thị là cha hoặc mẹ với mức ý nghĩa thống kê p=0,00<0,05 [38]. Theo tác giả Hoàng Ngọc Chương (2012) [7], học sinh có bố mẹ bị tật khúc xạ thì có nguy cơ bị tật khúc xạ cao gấp 2,2 lần các học sinh khác. Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008) cũng cho kết quả tương tự, cho thấy học sinh có tiền sử gia đình bị cận thị thì có nguy cơ mắc cận thị cao gấp 2,3 lần các học sinh không có tiền sử gia đình bị cận thị [12].

Vào năm 2004, để chứng minh tật khúc xạ có tính chất di truyền tác giả Morgan, đã công bố kết quả nghiên cứu trên 4000 trẻ em cùng sinh sống tại Mỹ có nguồn gốc từ Châu Á, từ Tây Ban Nha, trẻ em có nguồn gốc da đen và da trắng. Kết quả tỷ lệ tật khúc xạ rất khác nhau, theo đó tỷ lệ tật khúc xạ của trẻ em có nguồn gốc Châu Á là 18,5%, Tây Ban Nha là 13,2%, trẻ em da đen là 6,6% và trẻ em da trắng là 4,4% [78]. Tại Bắc Kinh Trung Quốc (2015), nghiên cứu của Li Juan Wu về các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh

ở Bắc Kinh, kết quả nghiên cứu cho thấy những học sinh có cha mẹ bị tật khúc xạ thì khả năng mắc tật khúc xạ của các em cao gấp 2,28 lần những học sinh khác [90]. Vào năm 2006 tại Jordan, tác giả Khader Y. S và cộng sự nghiên cứu tình hình tật khúc xạ ở học sinh Trung học Cơ sở cho thấy tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ có bố mẹ bị tật khúc xạ là 54,6% [72].

Qua các nghiên cứu trên có thể thấy cận thị có thể một phần là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, cũng có thể do thói quen nhìn gần của cha mẹ đã ảnh hưởng và tạo nên thói quen xấu ở con cái của họ đó là thói quen nhìn gần, lâu ngày gây ra những rối loạn về thị giác mà cụ thể là cận thị. Vì vậy đối với những gia đình có tiền sử mắc cận thị cần chú ý hơn trong việc phòng chống cận thị cho con em mình. Đặc biệt, cần nắm được các kiến thức về biểu hiện cận thị để sớm phát hiện ra những bất thường và đưa con đi khám và tư vấn từ bác sĩ.

Ở lứa tuổi học sinh sự rối loạn điều tiết thường thấy do cường độ học tập căng thẳng, mắt không được nghỉ ngơi gây nên tình trạng mệt mỏi điều tiết dẫn đến co quắp điều tiết và thường gây ra tình trạng cận thị giả. Thời điểm này nếu các em được khám và tư vấn hướng dẫn các bài tập thể dục mắt, xoa bóp, bấm huyệt vùng mắt và tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời thì tình trạng nhức mỏi điều tiết sẽ trở về bình thường và tránh được nguy cơ mắc tật khúc xạ.

Tư thế của con người có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Trong hoạt động, tư thế ngồi chiếm phần lớn thời gian, ở tư thế này cơ thể phải có tính ổn định cao, cơ bắp ít phải cố gắng. Con người sẽ chóng mệt mỏi nếu bàn và ghế ngồi không thuận tiện, không được thiết kế đúng. Tư thế ngồi học, đọc sách/ truyện báo, xem ti vi có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với cận thị học đường. Cụ thể, tư thế ngồi học đọc truyện/ báo

sách không đúng là 72,7% cao hơn so với ngồi đúng tư thế 25,8% (p=0,000;

OR=0,131; KTC 95%: 0,082- 0,209).

Các nghiên tại các tỉnh thành Việt Nam cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Điển hình, nghiên cứu tại Đại học Thăng Long có tới 68,96% đối tượng tham gia nghiên cứu thường xuyên đọc sách trong tư thế nằm và nhóm đối tượng này có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao hơn gấp 2,23 lần nhóm đối tượng thường xuyên đọc sách trong tư thế ngồi [1]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng (2013), cho thấy những học sinh thường xuyên cúi đầu thấp khi học có nguy cơ bị cận thị cao gấp 2 lần so với những học sinh ngồi học đúng tư thế [13]. Bên cạnh đó, theo tác giả Hoàng Hữu Khôi những học sinh ngồi học đúng tư thế thì nguy cơ mắc tật khúc xạ giảm 45% so với những sinh viên sai tư thế ngồi học. Những sinh viên thường xuyên chơi điện tử thì nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 2,39 lần so với những học sinh không thường xuyên chơi điện tử [20]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Trung tại Trà Vinh cũng cho kết quả tương tự [38]. Sinh viên có thói quen ngồi học tại nhà đúng mắc cận thị chiếm tỷ lệ là 15,60% thấp hơn so với các sinh viên ngồi học không đúng tư thế (28,51%). Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị ở nhóm đối tượng luôn ngồi học là thấp nhất (15,6%) so với nhóm các sinh viên có thói quen khác. Trong đó tỷ lệ cận thị cao nhất ở những sinh viên thường xuyên nằm để học từ 28,12% đến 32,34%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p=0,00<0,05).

Các nghiên trên cho thấy tư thế ngồi học, xem tivi đọc truyện/ sách có mối liên quan chặt chẽ đến cận thị học đường. Giảng viên cần hỗ trợ cũng như tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện chế độ vệ sinh trong học tập tốt về: thời khóa biểu học tập, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, tư thế học tập và hạn chế các trò chơi làm tăng điều tiết mắt. Bên cạnh thời gian ở trường, phụ huynh nên dành thời gian quan tâm đến con em nhắc nhở các em ngồi đúng tư thế để

tránh các bệnh tật học đường nói chung và cận thị học đường nói riêng, hạn chế các yếu tố nguy cơ cận thị từ phía gia đình.

Trên thực tế các hành vi ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tật khúc xạ nói trên đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước và cũng đã được đề cập rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua thầy cô giáo và phụ huynh học sinh nhưng tỷ lệ các hành vi có nguy cơ mắc tật khúc xạ ở học sinh vẫn rất cao.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, sinh viên ngày càng chú ý nhiều hơn đến các trò chơi giải trí trên máy tính hơn các hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Mắt làm việc nhiều trong tư thế nhìn gần và tiếp xúc máy vi tính làm tăng điều tiết quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả mắt tăng tiết thủy dịch gây tăng nhãn áp. Nhãn áp cao tác động đến vỏ bọc nhãn cầu làm cho trục trước sau nhãn cầu dài ra gây cận thị. Nghiên cứu chúng tôi chỉ ra xem phim, xem truyền hình có mối liên quan đến cận thị học đường. Cụ thể, tỷ lệ học sinh có xem phim, xem truyền hình ≥ 2 giờ/ngày là (47,9%) cao gấp 1,97 lần so với với xem phim, xem truyền hình < 2 giờ/ngày (24,3%), (p=

0,000; OR=0,350; KTC 95%: 0,225- 0,545). Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới cũng chỉ ra có mối liên quan giữa cận thị với xem phim, xem truyền hình, cũng như chơi game [20], [23], [38]. Chúng tôi nhận thấy, khi mắt phải làm việc liên tục trong khoảng cách gần mà không có sự nghỉ ngơi thư giãn hợp lý cũng như kết hợp với các hoạt động thể lực và có tầm nhìn xa sẽ dễ dẫn đến mắt phải điều tiết nhiều, gây mỏi mắt và nếu kéo dài liên tục sẽ dẫn đến cận thị. Theo tác giả Nguyễn Văn Trung ghi nhận có sự khác nhau về thời gian sử dụng máy vi tính hàng ngày ở các học sinh cận thị (1,73 ± 1,35 giờ/ngày) cao hơn nhóm không cận thị (1,50 ±1,43 giờ/ngày) có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [38]. Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008)

dụng máy vi tính, chơi điện tử và xem ti vi với thời lượng trên 2 giờ/ ngày đều có mối liên quan chặt chẽ với cận thị học đường [12].

Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân, sinh viên khi đọc sách, báo có khoảng cách từ mắt đến sách nhỏ hơn 30cm chiếm tỷ lệ 97,35%, và nguy cơ bị cận thị độ II trở lên ở nhóm đối tượng này cao hơn gấp 3,21 lần so với nhóm sinh viên đọc sách có khoảng cách phù hợp (từ 30 – 40cm) [1]. Theo Hoàng Hữu Khôi [20], những học sinh thường xuyên chơi điện tử thì nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 2,39 lần so với những học sinh không thường xuyên chơi điện tử. Những học sinh không thường xuyên hoạt động thể thao ngoài trời nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 1,68 lần so với những học sinh thường xuyên hoạt động thể thao ngoài trời. Khi nền công nghiệp hiện đại hóa phát triển, thiếu các sân chơi thể thao cho các em hoạt động ngoài trời dẫn tới việc các em phải thường xuyên hoạt động giải trí sau giờ học bằng việc xem ti vi, đọc truyện và chơi điện tử…càng làm cho mắt phải làm việc ở khoảng cách nhìn gần với cường độ nhiều hơn.

Nghiên cứu chúng tôi không thấy mối liên quan giữa cận thị học đường với học thêm cũng như tự học. Các nghiên cứu khác lại cho kết quả khác nghiên cứu của chúng tôi. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân và cộng sự tại trường đại học Thăng Long năm học 2013 – 2014, sinh viên thường học thêm trên 10 giờ/ 88 tuần có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 1,96 lần sinh viên có thời gian đi học thêm dưới 10 giờ/tuần [1]. Trong kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng, học sinh học thêm trên 5 giờ/ngày có nguy cơ cận thị là 3,2 lần so với những học sinh học thêm dưới 2 giờ/ ngày [12]. Bên cạnh đó nghiên cứu của tác giả Trần Đức Nghĩa cũng tìm thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa học thêm và cận thị. Theo đó, những học sinh đi học thêm có khả năng mắc cận thị cao hơn 1,72 lần so với nhóm không học thêm. Hơn nữa, những học sinh có học thêm liên tục trên 1 giờ có

Một phần của tài liệu Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên y dược trường cao đẳng Bách Khoa nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020. (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)