Những nghiên cứu đầu tiên về cận thị học sinh trên thế giới mới chỉ bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ 19. Trước đó cận thị được coi như một bệnh di truyền mà thầy thuốc bất lực, nhất là thể tiến triển và ác tính [51]. Sau này các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về vệ sinh học đường từ đó các giáo viên bắt đầu thấy tầm quan trọng của cận thị, một tật khúc xạ thường xuất hiện và tiến triển trong thời gian đi học. Qua các thống kê đã được thông báo cho thấy tỷ lệ cận thị và sự phân bố cận thị trong cộng đồng nói chung và trong học sinh nói riêng tùy thuộc vào nghiên cứu của từng tác giả ở các vùng miền khác nhau, ở các đối tượng có lứa tuổi khác nhau cho những kết quả khác nhau [64], [89], [92].
Nghiên cứu chúng tôi tiến hành trên sinh viên một trường Cao Đẳng tại TP.HCM nơi đây có nền kinh tế phát triển, sinh viên tập trung từ các vùng
miền khỏc nhau. Trong toàn bộ mẫu nghiờn cứu, gần ắ sinh viờn tham gia nghiên cứu là nữ chiếm tỷ lệ 78,4% chiếm tỷ lệ khá cao. Nghiên cứu tại Đại học Thăng Long cho thấy trong tổng số 1725 tân sinh viên năm học 2013 – 2014, sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với sinh viên nam [1]. Hầu hết sinh viên đều là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 95,1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên gia đình có tiền sử tật khúc xạ chiếm tỷ lệ 39,5%. Trong đó, tật khúc xạ mắc phải là cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất 85,9% viễn thị chiếm tỷ lệ 12,4%.Về tư thế của ngồi học, đọc sách, xem ti vi, tư thế đúng chiếm tỷ lệ 83,7%. Về đọc truyện / sách: có 266 sinh viên đọc truyện/sách <2 giờ chiếm tỷ lệ 61,9%, tỷ lệ sinh viên đọc truyện/ sách ≥ 2 giờ chiếm tỷ lệ 38,1%. Về xem truyền hình: tỷ lệ sinh viên xem <2 giờ là 34,4% và tỷ lệ sinh viên xem
≥2 giờ chiếm 65,6 %. Về khám mắt định kỳ: khám 6 tháng/lần và 1 năm/ lần chiếm tỷ lệ tương đương nhau lần lượt là 23,0% và 22,8%.
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại một trường Cao Đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh, đây là thành phố với nhiều hoạt động kinh tế phát triển nên học sinh cũng ít có các hoạt động vui chơi giải trí như những đưa trẻ học ở quê. Đa phần tiết ra chơi sinh viên ở đây ít tham gia các hoạt động giải trí chủ yếu đọc truyện và đọc sách, và giải trí trên mạng và đó cũng là nguyên nhân cận thị tăng cao.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên cho thấy, tật khúc xạ học đường hiện đang là một vấn đề y tế công cộng ở nước ta vì số lượng học sinh mắc ngày một tăng. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường cao không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của các em mà còn là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và toàn xã hội.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trên sinh viên cận thị là 39,8%.
Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nhiều nghiên cứu trên đối tượng sinh
Nẵng vào năm 2013 với tỷ lệ cận thị trên đối tượng sinh viên 61,62% [1].
Tương tự nghiên cứu vào năm 2014 của tác giả Nhuyên năm 2013 trên sinh viên trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương cho thấy tỷ lệ cận thị là 51,6%
[29].
Nhìn chung, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng sinh viên Y Dược, hầu hết mọi người được ý thức tầm quan trọng của đôi mắt, hiểu biết các kiến thức về nguyên nhân, tác hại của bệnh tật và phòng chống cận thị để có thái độ và hành vi sức khỏe đúng và tỷ lệ cận thị thấp hơn nhiều so với nhiều nghiên cứu trên sinh viên trước đây.
Xu hướng gia tăng tỷ lệ cận thị học đường còn được minh chứng khi so sánh tỷ lệ cận thị theo lớp học hay nói cách khác là cận thị theo độ tuổi. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định độ tuổi có liên quan đến cận thị học đường và cho rằng tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là dấu hiệu dự báo sự gia tăng cận thị ở học sinh những lớp cao hơn.
Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam trên đối tượng học sinh cho thấy kết quả cận thị học đường tăng dần qua các năm.
Nghiên cứu tại Đài Loan cho biết, tỷ lệ cận thị từ 12,0% ở trẻ 6 tuổi, tăng lên 56,0% ở trẻ 12 tuổi (lớp 6) và 76,0% ở trẻ 15 tuổi (lớp 9) [77]. Tương tự, tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu này cao hơn đáng kể tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng tại Thái Nguyên (16,8%) [12], Lê Thị Thanh Xuyên (2009) tại TP. HCM là 46,11% [47], Nguyễn Văn Trung (2014) tại Trà Vinh là 21,87% [38], Trần Đức Nghĩa (2019) [24] tại Điện Biên Phủ là 17,2%.
Các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các khu vực khác trong và ngoài nước; đó là sự gia tăng nhanh chóng của cận thị học đường trong những năm gần đây. Điều này một phần là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật với các phương pháp phát hiện cận thị ngày một hiện đại và có độ chính xác cao hơn,
phần khác là do tác động của sự phát triển kinh tế xã hội khiến áp lực học tập ngày càng cao làm thay đổi các yếu tố nguy cơ đối với cận thị học đường.
Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam trên đối tượng học sinh cho thấy kết quả cận thị học đường tăng dần qua các năm. Nghiên cứu tại Đài Loan cho biết, tỷ lệ cận thị từ 12,0% ở trẻ 6 tuổi, tăng lên 56,0% ở trẻ 12 tuổi (lớp 6) và 76,0% ở trẻ 15 tuổi (lớp 9) [77].Tương tự, tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu này cao hơn đáng kể tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng tại Thái Nguyên (16,8%) [12].
Sự khác biệt về tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác có thể do khác biệt về đặc điểm về đối tượng nghiên cứu, khác biệt về số lượng mẫu hoặc cách tiếp cận khác nhau khi triển khai nghiên cứu.
Bảng 4. 1 Tình hình cận thị học đường tại các tỉnh thành Việt Nam qua các năm
Địa điểm Thời
gian Tác giả Cỡ
mẫu
Đối tượng nghiên
cứu
Tỷ lệ cận thị
Thái
Nguyên 2008 Vũ Quang Dũng
[12] 1873 THCS 16,8%
Hải Dương 2013 Phạm Thị
Nhuyên [29] 221 Sinh viên 51,6%
Đại học Thăng Long
2013- 2014
Dương Hoàng
Ân [1] 1725 Sinh viên 61,62%
Đà Nẵng 2013 Hoàng Hữu
Khôi [20] 1539 THCS 39,8%
TP. Trà
Vinh 2014 Nguyễn Văn
Trung [38] 1431
Tiểu học, THCS,
THPT
21,87%
16,03% (TH) 16,14%
(THCS) 35,09%
(THPT) Điện Biên
Phủ 2019 Trần Đức Nghĩa
[24] 4757 Tiểu học 17,2%
Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
2020 Nguyễn Thị
Xuyên 430 Sinh viên 39,8%
Bảng 4.2 Tình trạng cận thị ở học sinh các nước trên thế giới qua các năm
Địa điểm Thời gian Tác giả Cỡ mẫu Tỷ lệ cận thị
Thái Lan 2012 Watanee
Jenchitr [70]
2097 41,15
Ấn Độ 2014 Hemalatha
[74]
1123 10,28
Trung Quốc 2014 Hongmei YI [93]
19.977 45,5%
Iran 2014 Khalai
Mohammad [73]
5641 67,9 %
Qua tổng hợp các nghiên cứu về tình hình cận thị học đường tại các tỉnh thành Việt Nam, tuy các tỷ lệ mắc cận thị được đưa ra khác nhau ở các vùng miền, các khu vực và các quốc gia khác nhau, nhưng nhìn chung thì tỷ lệ cận thị hiện nay trên toàn thế giới là rất cao. Cận thị học đường hiện nay không còn là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu trong chiến lược “thị giác 2020” về quyền được nhìn thấy của chương trình phòng chống mù lòa thế giới. Về cận thị đã đeo kính trước đó có 137 sinh viên đã đeo chiếm tỷ lệ 80,1%, tỷ lệ sinh viên cận thị mới phát hiện là 19,9%.
Hơn ắ sinh viờn cận đó mang kớnh đỳng chiếm tỷ lệ 75,4%. Tỷ lệ sinh viờn đã mang kính sai và chưa mang kính chiếm tỷ lệ ngang nhau 12,3%.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Trung tại trà Vinh cho thấy:
tỷ lệ học sinh cận thị bắt đầu đeo kính trong nhóm cận thị đã được phát hiện là 88,99%, trong đó còn một tỷ lệ đáng kể học sinh mắc tật cận thị chưa đeo kính là 11,01% [38]. Điều này có thể lý giải rằng các em học sinh và gia đình
thầy thuốc, nhất là khi làm những công việc nhìn gần. Đồng thời do sự chủ quan ở những học sinh có thị lực giảm ít và khả năng nhìn xa giảm không đáng kể khi các em cố điều tiết mắt. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các khó chịu cho các em như: mỏi mắt, đau nhức mắt, đau đầu… và nặng hơn là làm giảm nhanh khả năng nhìn xa cũng như thị lực ở cả hai mắt
Trong 171 sinh viên cận thị thì có 16 sinh viên cận thị một mắt chiếm tỷ lệ 9,4% còn lại là cận thị hai mắt với tỷ lệ 90,6%. Tuy nhiên, cận thị một mắt có tác hại lớn hơn rất nhiều so với cận thị cả hai mắt. Khi cận thị cả hai mắt trẻ có biểu hiện dấu hiệu nhìn mờ rất rõ ràng, trẻ được cha mẹ đưa đi khám, được điều chỉnh kính và thầy thuốc tư vấn. Tuy nhiên, đối với cận thị một mắt dấu hiệu nhìn mờ biểu hiện không rõ, bởi vì mắt có thị lực tốt có khả năng bù trừ. Đối với cận thị một mắt thì mắt cận thị ngày càng không tham gia vào quá trình nhìn, các tế bào cảm thụ võng mạc ngày càng lười hoạt động từ đó dẫn tới bị nhược thị do tật khúc xạ [45]. Nếu nhược thị được phát hiện và điều chỉnh kịp thời thì cá nhân đó còn có cơ hội phục hồi. Tuy nhiên, nếu mắt bị nhược thị không được phát hiện thì sẽ vĩnh viễn không phục hồi thị lực được nữa. Cận thị một mắt cần phải được phát hiện kịp thời, khi đã xuất hiện nhược thị cần phải được tập nhược thị dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc nhãn khoa. Nghiên cứu của tác giả khác tại Việt Nam cũng đã phát hiện ra tình trạng cận thị một mắt ở học sinh: Trần Đức Nghĩa cho thấy số học sinh cận thị hai mắt là 705 trường hợp, chiếm tỷ lệ cao 86,2% số học sinh mắc cận thị một mắt phải hoặc trái là 113 và chiếm 13,8%. Tỷ lệ cận thị một mắt trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Trong đó, tác giả Vũ Thị Thanh và cộng sự đã phát hiện trong 811 trường hợp cận thị có tới 190 trường hợp cận thị một mắt, tương ứng với tỷ lệ là 23,4% [33]. Trong hai nghiên cứu khác tại Thái Nguyên và Đà Nẵng cũng phát hiện những trường hợp cận thị một mắt, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Cụ thể, tác
giả Vũ Quang Dũng và cộng sự đã phát hiện thấy tỷ lệ cận thị một mắt tại Thái Nguyên là 6,7% [12]. Trong khi đó, tỷ lệ cận thị một mắt tại Đà Nẵng được tác giả Hoàng Hữu Khôi và cộng sự ghi nhận là 6,2% [20]. Trong các trường hợp cận thị, phát hiện các cận thị một bên là hết sức quan trọng để có các giải pháp điều trị phù hợp. Cận thị một mắt cũng là một vấn đề y tế công cộng đáng lưu tâm trong dự phòng và phát hiện sớm cận thị ở học sinh.