Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy lưng trắng với hoạt chất

Một phần của tài liệu Đánh giá tính kháng thuốc của rầy lưng trắng (sogatella furcifrea horvath) trong vụ xuân năn 2011 tại hà nội (Trang 60 - 64)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá mức độ kháng thuốc của rầy lưng trắng trong vụ xuân năm 2011 tại Hà Nội

3.2.1 Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy lưng trắng với hoạt chất

Qua số liệu bảng 3.6 cho thấy 2 quần thể nghiên cứu Đại Đồng và Cổ Bi (với n = 270, df=3 và χ2 thực nghiệm < χ2 lý thuyết) các số liệu của các quần thể nghiên cứu được xử lý là đáng tin cậy về mặt thống kê toán học với mức P

< 0,05. Số liệu quần thể Hải Bối có mức tin cậy ở mức thấp hơn với P<0,025.

Kết quả thí nghiệm mức độ kháng thuốc của rầy lưng trắng ở các quần thể nghiên cứu với hoạt chất Thiamethoxam được trình bày trong bảng và đồ thị cho thấy giá trị LD50 cụ thể của các quần thể nghiên cứu đối với hoạt chất Thiamothoxam có giá trị khác nhau. Giá trị LD50 của quần thể Hải Bối, Đụng Anh là cao nhất (4,784 àg/g) sau đú đến Đại Đồng, Thạch Thất (3,101àg/g) và Cổ Bi, Gia Lõm thấp nhất (2,504 àg/g). Tuy nhiờn khụng cú sự khác nhau về mức độ mẫn cảm đối với hoạt chất Imidacloprid giữa các quần thể rầy lưng trắng nghiên cứu khi so sánh giá trị giới hạn 95%.

Theo bảng 3.6 trong 3 quần thể nghiên cứu, giá trị Ri của quần thể RLT Hải Bối, Đông Anh là cao nhất (Ri = 32,10), sau đó đến quần thể RLT ở Đại Đồng, Thạch Thất (có giá trị Ri = 20,81), và cuối cùng là quần thể RLT ở Cổ Bi, Gia Lâm (có giá trị Ri = 16,80).

Như vậy 3 quần thể này được xếp vào nhóm quần thể có khả năng kháng thuốc.

Bảng 3.6. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy lưng trắng với hoạt chất Thiamethoxam (thuộc nhóm thuốc Neonicotinoid)

Quần thể LD50 (àg/g) và giá trị giới hạn 95%

LD95

(àg/g)

Giá trị χχχχ2 thực nghiệm

Giá trị Ri Đại Đồng, Thạch Thất 3,101

(1,682 – 5,618) 56,486 3,139 20,81

Hải Bối, Đông Anh 4,784

(1,808 – 10,096) 30,790 9,175 32,10

Cổ Bi, Gia Lâm 2,504

(1,084 – 5,792) 90,700 3,519 16,80 Dòng mẫn cảm

(Nhật Bản)

0,149

(0,049 – 0,408) 3,223 6,088 1,00 Ghi chú:

+ LD50: Liều lượng gõy chết cỏ thể thớ nghiệm (àg/g) với giỏ trị giới hạn 95%;

+ Chỉ số Ri được xác định bằng giá trị LD50 của quần thể rầy lưng trắng nghiên cứu/ LD50 của quần thể rầy lưng trắng Nhật Bản (mẫn cảm)

+ Tổng số cá thể thí nghiệm n = 270

0 5 10 15 20 25 30 35

Đại Đồng - Thạch Thất

Hải Bối – Đông Anh

Cổ Bi – Gia Lâm Dòng mẫn cảm (Nhật Bản) Giá trị Ri

Quần thể

Hình 3.5. Giá trị Ri của các quần thể rầy lưng trắng đối với hoạt chất Thiamethoxan (thuộc nhóm thuốc Neonicotinoid)

Hình 3.6. Dùng Microsyranh bơm thuốc lên mảnh lưng ngực trước của rầy lưng trắng

3.2.2 Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy lưng trắng với hoạt chất Fipronil (thuộc nhóm thuốc Phenylpyrazole)

Kết quả bảng 3.7 cho thấy trong 3 quần thể nghiên cứu (với n = 270, df = 3 và χ2 thực nghiệm <χ2 lý thuyết) các số liệu của được xử lý là đáng tin cậy về mặt thống kê toán học với mức P < 0,05. Trong đó số liệu của dòng mẫn cảm có độ tin cậy ở mức thấp hơn P < 0,025.

Theo bảng 3.7 giá trị LD50 cụ thể của các quần thể nghiên cứu đối với hoạt chất Fipronil có giá trị khác nhau. Giá trị LD50 lần lượt của các quần thể Đại Đồng; Hải Bối, và Cổ Bi là 5,271 (àg/g); 4,149 (àg/g); và 1,739 (àg/g).

Theo kết quả nghiên cứu Matsumura và cộng sự [34] (2008), giá trị LD50

của rầy lưng trắng đối với hoạt chất Fipronil tại Đại Đồng, Thạch Thất,Hà Nội năm 2006 dao động từ (19,9 – 44,6àg/g). Khi so sỏnh giỏ trị LD50 của 3 quần thể thí nghiệm với giá trị LD do Matsumura công bố cho thấy mặc dù

giá trị LD50 của 3 quần thể nghiên cứu năm 2011 không cao bằng giá trị LD50

mà Matsumura công bố nhưng khi so sánh giá trị giới hạn 95% chúng tôi thấy 3 quần thể nghiên cứu này không có sự khác biệt. Điều này nói lên mức mẫn cảm của các quần thể rầy lưng trắng tại Hà Nội đối với hoạt chất Fipronil chưa có sự khác biệt đáng kể.

Cũng theo bảng 3.7 trong 3 quần thể nghiên cứu, giá trị Ri của Đại Đồng, Thạch Thất là cao nhất (Ri = 23,32), Hải Bối, Đông Anh có giá trị (Ri

= 18,35), cuối cùng là Cổ Bi, Gia Lâm( Ri = 7,69). Giá trị Ri của quần thể rầy lưng trắng Cổ Bi vẫn ở dưới ngưỡng Ri<10, nên được đánh giá mới chỉ xuất hiện tính chống chịu thuốc.

Như vậy 2 quần thể rầy lưng trắng tại Đồng Đồng, Thạch Thất và Hải Bối, Đông Anh được xếp vào nhóm quần thể có khả năng kháng thuốc.

Bảng 3.7. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy lưng trắng với hoạt chất Fipronil (thuộc nhóm thuốc Phenylpyrazole)

Quần thể LD50 (àg/g) và giỏ trị giới hạn 95%

LD95 (àg/g)

Giá trị χχχχ2 thực nghiệm

Giá trị Ri Đại Đồng,

Thạch Thất

5,271 (3,594– 7,039)

38,722 0,946 23,32 Hải Bối, Đông Anh 4,149

(0,802-14,809)

77,749 10,639 18,35

Cổ Bi, Gia Lâm 1,739

(1,235-2,427)

26,872 1,213 7,69

Dòng mẫn cảm (Nhật Bản)

0,226 (0,045-0,545)

2,145 9,180 1,00

Ghi chú:

+ LD50: Liều lượng gõy chết cỏ thể thớ nghiệm (àg/g) với giỏ trị giới hạn 95%;

+ Chỉ số Ri được xác định bằng giá trị LD50 của quần thể rầy lưng trắng nghiên cứu/ LD50 của quần thể rầy lưng trắng Nhật Bản (mẫn cảm)

+ Tổng số cá thể thí nghiệm n = 270

0 5 10 15 20 25

Đại Đồng - Thạch Thất

Hải Bối – Đông Anh

Cổ Bi – Gia Lâm Dòng mẫn cảm (Nhật Bản) Giá trị Ri

Quần thể

Hình 3.7. Giá trị Ri của các quần thể rầy lưng trắng đối với hoạt chất Fipronil (thuộc nhóm thuốc Phenylpyrazole)

Một phần của tài liệu Đánh giá tính kháng thuốc của rầy lưng trắng (sogatella furcifrea horvath) trong vụ xuân năn 2011 tại hà nội (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)