Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại các điểm nghiên cứu trong vụ xuân năm 2011
3.3.1 Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội
Theo kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.9 chúng tôi thấy:
Các thuốc thí nghiệm đều đạt được hiệu quả phòng trừ. Thuốc có hiệu quả cao nhất sau 1 ngày xử lý thuốc là Bassa với hiệu lực đạt 74,52%. Sau đó đến thuốc hỗn hợp Penalty gold với hiệu lực đạt 72,58%. Các thuốc Butyl, Actara,
Regent đạt được hiệu lực phòng trừ từ 10,24 – 58,32% vào ngày đầu tiên sau khi xử lý thuốc.
Nhóm thuốc có hoạt chất Fenobucar (Bassa 50EC) đạt hiệu quả trừ rầy lưng trắng cao nhất vào ngày thứ 3 sau khi phun thuốc(79,15%). Tuy nhiên vào ngày thứ 7 và ngày thứ 10 thì hiệu lực của thuốc giảm dần (74,38%).
Nhóm thuốc có hoạt chất Fipronil (Regent), Thiamethoxam (Actara) đạt hiệu lực trừ rầy lưng trắng (sau 10 ngày phun thuốc) lần lượt là 68,15 và 72,46.
Thuốc có hiệu lực cao nhất sau 10 ngày phun thuốc là Penalty gold (86,27%).
Bảng 3.9. Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội
Hiệu lực thuốc sau phun (%) TT Công thức (hoạt chất)
Liều lượng
(ml,g/ha) 1 NSP 3 NSP 7 NSP 10 NSP 1 Bassa50EC (Fenobucarb) 1500 74,52a 79,15a 76,05b 74,38b 2 Regent 800WG (Fipronil) 30 58,32b 70,25b 72,42b 68,15c 3 Actara 25WG (Thiamethoxam) 80 43,75c 66,36b 76,35b 72,46b 4 Penalty gold 50EC
(Chlorpyrifos Ethyl…40% + Buprofezin…10%)
500 72,58a 82,40a 84,83a 86,27a
5 Butyl 10WP (Buprofezin) 1000 10,24d 38,89d 49,23c 68,46c Ghi chú: các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác một cách có ý nghĩa. P<0,05
Riêng thuốc Butyl (nhóm thuốc điều hoà sinh trưởng) hiệu quả trừ rầy lưng trắng vào những ngày đầu khá thấp, nhưng dần tăng vào những ngày điều tra tiếp theo và đạt 68,46% vào ngày điều tra thứ 10. Kết quả này cho thấy, nhóm thuốc điều hoà sinh trưởng có hiệu quả trừ rầy lưng trắng chậm nhưng khả năng kiểm soát rầy vào những ngày sau cao, do vậy nên sử dụng thuốc này khi mật độ rầy lưng trắng còn thấp. Người nông dân nên sử dụng
các nhóm cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Không nên sử dụng tập trung 1 nhóm hoạt chất trong suốt quá trình canh tác trừ rầy lưng trắng sẽ tạo nên áp lực hình thành tính kháng thuốc với quần thể rầy.
Hình 3.9. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội
3.3.2 Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội.
Bảng 3.10. Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội
Hiệu lực thuốc sau phun (%) TT Công thức (hoạt chất)
Liều lượng
(ml,g/ha) 1 NSP 3 NSP 7 NSP 10 NSP 1 Bassa50EC (Fenobucarb) 1500 62,49b 72,43a 75,35b 76,15b 2 Regent 800WG (Fipronil) 30 49,32c 65,21b 71,42b 65,29c 3 Actara 25WG (Thiamethoxam) 80 39,75d 46,26c 70,56b 72,68b 4 Penalty gold 50EC
(Chlorpyrifos Ethyl…40% + Buprofezin…10%)
500 71,59a 78,56a 83,49a 83,27a
5 Butyl 10WP (Buprofezin) 1000 11,03e 42,67d 58,47c 63,28c Ghi chú: các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác một
Kết quả đánh giá hiệu trừ rầy lưng trắng của 5 loại thuốc tại Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội cho thấy: Sau xử lý thuốc 1 ngày, thuốc có hiệu lực cao nhất là Penalty gold (71,59%), sau đó đến Bassa (62,49%), Regent (49,32%), Actara (39,75%) và thuốc có hiệu lực thấp nhất là Butyl (11,03%). Đến ngày thứ 3, thứ 7 thì hiệu lực của các thuốc dần tăng. Riêng thuốc Regent đạt hiệu lực trừ rầy lưng trắng cao nhất vào ngày thứ 7 (71.42%), còn các thuốc khác đều đạt hiệu lực cao nhất vào ngày điều tra thứ 10 sau phun. Thuốc có hiệu lực trừ rầy lưng trắng cao nhất sau 10 ngày xử lý vẫn thuộc về thuốc Penalty gold(
83,27%). Thuốc có hiệu lực trừ rầy lưng trắng thấp nhất sau 10 ngày xử lý là thuốc Butyl (63,28%). Các thuốc Bassa, Regent, Actara có hiệu lực trừ rầy lưng trắng trong khoảng 65 - 76% sau khi xử lý thuốc 10 ngày. So sánh kết quả đánh giá hiệu trừ rầy lưng trắng của các loại thuốc tại Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội với kết quả nghiên cứu trong phòng (đánh giá giá trị LD50) cho thấy khả năng suy giảm tính mẫn cảm của quần thể rầy lưng trắng đối với 3 nhóm thuốc tương đối rõ nét. Đây cũng là lưu ý trong công tác quản lý rầy tại khu vực này trong thời gian tới.
3.3.3 Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội
Chúng tôi cũng đồng thời tiến hành khảo nghiệm hiệu lực của các thuốc tại Cổ Bi, Gia Lâm, kết quả được trình bày trong bảng 3.11. dưới đây:
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiệu lực của thuốc Bassa với hoạt chất Fenobucarb vẫn duy trì được ở mức cao (> 80% ở thời điểm 7NSP), tuy nhiên thuốc Actara với hoạt chất Thiamethoxam lại không duy trì được hiệu quả và đạt hiệu lực thấp hơn so với 2 quần thể Đại Đồng, Thạch Thất và Hải Bối, Đông Anh. So sánh kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc trên đồng ruộng chúng tôi nhận thấy nhóm Neonicotinoid được sử dụng phổ biến nhất và chiếm tới 35,62% tổng số nhóm thuốc phòng trừ rầy. Có thể đây chính là
nguyên nhân kiến cho quần thể dịch hại quen với nhóm thuốc này, dẫn đến hiệu lực của nhóm thuốc này suy giảm.
Bảng 3.11. Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội
Hiệu lực thuốc sau phun (%) TT Công thức (hoạt chất)
Liều lượng
(ml,g/ha) 1 NSP 3 NSP 7 NSP 10 NSP 1 Bassa50EC (Fenobucarb) 1500 61,56b 73,56a 86,37a 83,36a 2 Regent 800WG (Fipronil) 30 53,32c 64,42c 72,58b 71,24b 3 Actara 25WG (Thiamethoxam) 80 44,15c 56,48d 60,59c 71,28b 4 Penalty gold 50EC
(Chlorpyrifos Ethyl…40% + Buprofezin…10%)
500 73,27a 76,45a 82,58a 87,46a
5 Butyl 10WP (Buprofezin) 1000 21,34e 48,67e 59,38c 68,35b Ghi chú: các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác một cách có ý nghĩa.P<0,05