Cơ sở của việc sử dụng đất hợp lý

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ giai đoạn 2000 2010 (Trang 21 - 27)

Phần II. Nghiên cứu Tổng quan

2.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất

2.1.4. Cơ sở của việc sử dụng đất hợp lý

2.1.4.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của đất đai

Đất đai là sản phẩm tự nhiên ban tặng cho con ng−ời. Nó có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong ba tài nguyên quý báu nhất của thế giới: trời, đất

và con người. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện mọi quá trình sản xuất, vừa là chỗ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, văn hoá, x0 hội, an ninh, quốc phòng.

Theo Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học đ−ợc hiểu theo nghĩa rộng nh− sau: "Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái

đất, bao gồm tất cả các thành phần của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu, bề mặt thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập

đoàn thực vật và động vật...".

Theo định nghĩa của FAO : "Đất đai đ−ợc nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái

đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất như khí hậu, địa hình, thổ nh−ỡng, thuỷ văn, thảm thực vật, cỏ dại, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người".

Nh− vậy, đất đai là một phạm vi không gian, nh− một vật mang giá trị theo ý niệm của con người, có chức năng và vai trò quan trọng đối với hoạt

động sản xuất cũng như cuộc sống của x0 hội loài người. Khái niệm và chức năng của đất đai gắn liền với nhận thức về thế giới tự nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi và nâng cao theo thời gian. Đến nay, những chức năng của đất đai bao gồm: sản xuất, môi trường sống, cân bằng sinh thái, tàng trữ

và cung cấp nguồn n−ớc, dự trữ, không gian sự sống, bảo tồn, bảo tàng lịch sử, vật mang sự sống và phân định l0nh thổ.

Hai khái niệm đất "soil" và đất đai "land" không đồng nghĩa. Khái niệm về đất đai bao hàm nội dung mặt bằng l0nh thổ để sử dụng cho toàn bộ ngành kinh tế quốc dân, không riêng gì sinh vật, còn đất "soil" chỉ đơn thuần là lớp phủ thổ nh−ỡng do sự tác động của yếu tố sinh vật tới đá mẹ, tạo ra độ tơi xốp, có độ phì nhiêu và đ−ợc hình thành qua quá trình tác động lâu dài của 5 yếu tố

hình thành đất. Vì thế, đất đai ở mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý có những đặc trưng khác nhau, tính chất và chức năng của đất cũng khác nhau nên phương cách sử dụng cũng khác nhau.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế - x0 hội của địa phương mà có phương cách sử dụng đất thích hợp, phát huy và tận dụng triệt để các tiềm năng đất đai cho sự phát triển kinh tế - x0 hội.

2.1.4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất

Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương h−ớng chung, mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, phát huy tối đa tiềm năng

đất đai nhằm đạt hiệu quả kinh tế, x0 hội, môi trường và sự phát triển bền vững. Vì vậy, phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - x0 hội và các yếu tố kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Viện

Điều tra Quy hoạch đất đai : có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất.

* Nhân tố điều kiện tự nhiên

Quá trình sử dụng đất đai cần phải chú ý đến các đặc tính và tính chất

đất đai để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý nh−: chế độ nhiệt, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nh−ỡng, xói mòn... Các

đặc tính, tính chất này đ−ợc chia làm 2 loại:

- Điều kiện khí hậu:

Khí hậu là một thành phần rất quan trọng của hệ sinh thái đồng ruộng.

Nó cung cấp năng l−ợng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ, mang lại năng suất cho cây trồng.

- Điều kiện đất đai: các yếu tố địa hình, địa mạo, độ cao, độ dốc, hướng dốc, mức độ xói mòn... thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động của các ngành.

Địa hình là yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác. Trước hết, địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, nếu có sự khác nhau về độ cao sẽ dẫn

đến chế độ nhiệt và chế độ ẩm khác nhau * Nh©n tè kinh tÕ - x6 héi

Các nhân tố kinh tế - x0 hội bao gồm các thể chế, chính sách, thực trạng phát triển các ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây dựng..., trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, dân số, lao động, việc làm và đời sống văn hóa, x0 hội.

Các điều kiện tự nhiên là cơ sở để xây dựng phương án sử dụng đất nhưng các nhân tố kinh tế - x0 hội sẽ quyết định phương án đ0 lựa chọn có thực hiện được hay không. Phương án sử dụng đất được quyết định bởi khả

năng của con ng−ời và các điều kiện kinh tế - x0 hội, kỹ thuật hiện có.

* Nhân tố không gian

Trong thực tế, bất kỳ ngành sản xuất nào (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản...) đều cần đến đất đai là điều kiện không gian cho các hoạt động. Tính chất không gian bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, hình dạng, diện tích. Đất đai không thể di dời từ nơi này đến nơi khác nên sự thừa th0i đất đai ở nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa ph−ơng khác. Đất đai phải khai thác tại chỗ, không thể chia cắt mang đi nên không thể có hai khoanh đất giống nhau hoàn toàn. Do đó, không gian là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.

2.1.4.3. Mối quan hệ giữa sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế - x6 hội và môi trường a. Quan hệ giữa các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai

QHSDĐĐ cả nước và QHSDĐĐ các cấp l0nh thổ hành chính địa ph−ơng cùng hợp thành hệ thống QHSDĐĐ hoàn chỉnh. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và là chỗ dựa cho quy hoạch cấp d−ới, quy hoạch cấp d−ới là phần tiếp theo cụ thể hoá quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô.

QHSDĐĐ toàn quốc và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là quy hoạch chiến lước, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô, quy hoạch cấp x0 là quy hoạch vi mô và là cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết.

b. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo chiến l−ợc dài hạn sử dụng đất

Nhiệm vụ đặt ra cho QHSDĐĐ chỉ có thể thực hiện thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ thuật kinh tế và pháp lý.

Trong thực tế, việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo sát địa hình, thổ nh−0ng, xói mòn thuỷ nông... các tài liệu về kế hoạch dài hạn của tỉnh, huyện, x0 hệ thống phát triển kinh tế của các ngành, của từng vùng kinh tế, các dự án quy hoạch huyện, quy hoạch xí nghiệp, dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để phát triển chất l−ợng và tính khả thi cho các dự án quy hoạch sử dụng đất đai.

Để xây dựng ph−ơng án QHSDĐĐ các cấp vĩ mô ( x0, huyện) cho một thời gian, trước hết phải xác định được định hướng và nhu cầu sử dụng đất đai tránh sự chồng chéo. Việc phức tạp hoá vấn đề sẽ làm nảy sinh các chi phí không cần thiết về lao động và vật t−..

c. Quan hệ giữa QHSDĐĐ với QH tổng thể phát triển KT - XH

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế x0 hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi đ−ợc phê duyệt sễ mang tính chiến l−ợc chỉ đạo vĩ mô sự phát triển kinh tế x0 hội, đ−ợc luận chứng bằng nhiều ph−ơng án kinh tế x0 hội về phát triển và phân bố lực l−ợng sản xuất theo không gian l0nh thổ có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị l0nh thổ.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế x0 hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát

triển kinh tế x0 hội. Trong đó, đề cập đến vấn đề dự kiến sử dụng đất đai ở mức đọ phương hướng vớ một số nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của.

QHSDĐĐ là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế x0 hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất. Xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất hợp lý.

d. Quan hệ giữa QHSDĐĐ với quy hoạch các ngành

* Quan hệ giữa QHSDĐĐ với quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế x0 hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp và nguồn lực, vật lực đảm bảo các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động sản phẩm hàng hoá giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ tỷ lệ nhất định.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai có tác dụng chỉ

đạo vĩ mô, khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng mật yhiết và không thể thay thÕ nhau.

* Quan hệ giữa QHSDĐĐ với quy hoạch đô thị

Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế x0 hội và phát triển đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất quy mô, phương châm xây dựng của đô thị. Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nhiệp có mối liên hệ cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục quy mô sử dụng đất và các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng.. trong quy hoạch đô thị sẽ đ−ợc điều hoà với quy hoạch sử dụng đất đai và tạo điều kiện tốt nhất cho xây dựng và phát triển.

* Quan hệ giữa QHSDĐĐ với quy hoạch các ngành sử dụng đất phi nông nghiệp khác

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đát đai với quy hoạch các ngành là

quan hệ t−ơng hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nh−ang lại chịu sự chỉ

đạo và khống chế của QHSDĐĐ. Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể ( có cả quy hoạch ngắn và dài hạn). Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo nội dung.

Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể cục bộ (quy hoạch ngành), một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ giai đoạn 2000 2010 (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)