Phần IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai
4.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh
Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với sự tác
động của nền kinh tế thị trường theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, theo đó nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên.
Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai không chỉ có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - x0 hội của tương lai gần mà còn về lâu dài, đó là sự ổn định của một quốc gia hay một vùng l0nh thổ.
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành, dưới sự chỉ đạo của sở Tài nguyên và Môi tr−ờng, huyện uỷ, UBND huyện Thanh Thuỷ, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đ0 đi vào nề nếp. Bộ máy địa chính từ huyện xuống x0 đ−ợc củng cố, đội ngũ cán bộ địa chính đ−ợc nâng cao trình độ chuyên môn cũng nh− trình độ chính trị, các x0 trong huyện đều có cán bộ địa chính chuyên trách. Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai có hiệu quả cao, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - x0 hội của huyện.
4.2.1.1.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai
Công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Đất đai 2003 và chỉ đạo thực hiện các văn bản d−ới Luật, những Thông t−, Chỉ thị của Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng về việc triển khai thi hành Luật Đất đai tới toàn thể nhân dân đ0
đ−ợc thực hiện tốt trên địa bàn huyện. Nhìn chung, các văn bản đ0 đ−ợc ban hành kịp thời và h−ớng dẫn tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của huyện, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan
đến sử dụng đất trên địa bàn huyện đ−ợc thuận lợi.
4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Đến nay, huyện Thanh Thuỷ có 14 x0, 1 thị trấn. Năm 2000, do nhu cầu mở rộng và phát triển thị trấn La Phù, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh Phú Thọ và Nghị định 53/NĐ - CP của Chính phủ, huyện Thanh Thuỷ đ0 tiến hành chia tách một phần địa giới hành chính x0. Đến nay, việc hoạch định và xây dựng ranh giới, mốc giới hành chính đ0 đ−ợc thực hiện tốt: ranh giới hiện nay của huyện thay đổi với diện tích 12510.42 ha, ranh giới hành chính giữa các x0 đ0 ổn định, không xảy ra vụ tranh chấp lớn nào.
4.2.1.3. Công tác đo đạc, lập sơ đồ địa chính và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trong những năm gần đây, đ−ợc sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác đo đạc bổ xung, chỉnh lý bản đồ, lập bản đồ địa chính, nhằm bổ xung hoàn chỉnh bộ hồ sơ tài liệu theo chỉ thị 299/TTg đ0 đ−ợc xây dựng từ nh÷ng n¨m tr−íc 1988.
Đến năm 2005, huyện đ0 hoàn thành chương trình tổng kiểm kê đất đai, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp x0 tỷ lệ 1/5.000 và 1/10.000, cấp huyện tỷ lệ 1/10.000 theo Chỉ thị 245/CT - TTg của Thủ t−ớng Chính phủ. Bên cạnh đó, huyện đ0 chỉ đạo các x0 đo đạc, chỉnh lý bản đồ giải thửa khu vực
đất nông nghiệp, nâng cao độ chính xác của bản đồ, làm cơ sở cho công tác
đăng ký thống kê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nh− vậy, với một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ là cơ sở để quản lý
đất đai một cách chặt chẽ theo đúng pháp luật, làm nền tảng khoa học cho
công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
4.2.1.4. Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa to lớn. Năm 1994, UBND huyện đ0 chỉ đạo các x0, thị trấn tiến hành rà soát lại quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1993 - 2000 và tiếp tục xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện đ0 đ−ợc xây dựng và UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt năm 2002.
Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường đ0 lập kế hoạch sử dụng đất đai.
Tuy nhiên, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đ0 đ−ợc phê duyệt mang tính
định hướng lâu dài nên việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch này còn gặp rất nhiều khó khăn, không chủ động đ−ợc nguồn vốn đầu t−.
4.2.1.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Đến năm 2006, huyện đ0 giao và cho thuê 12.145,13 ha, bằng 90,57%
tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện bao gồm giao cho: hộ gia đình và cá
nhân: 8.546,84 ha, các tổ chức kinh tế: 308,53 ha, UBND x0: 3.174,14 ha và các đối t−ợng khác: 115,62 ha. Huyện Thanh Thuỷ đ0 làm thủ tục thu hồi đất lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, cấp sai thẩm quyền được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Việc giải phóng mặt bằng phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đôi khi gặp khó khăn do vướng mắc các thủ tục hành chính và chính sách đền bù ch−a hợp lý. Nhìn chung, việc giao đất, cho thuê đất của huyện đ0 thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai, đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có hiệu quả.
4.2.1.6. Công tác đăng kí thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, các x0 đ0 tổ chức hướng dẫn các chủ sử dụng đăng ký kê khai hồ sơ để xét cấp GCNQSDĐ. Đến nay, huyện đ0 tiến hành cấp đ−ợc 33.458 GCNQSDĐ với 6.965,05 ha, chiếm 51,94% tổng diện tích tự nhiên. Các đối t−ợng đ−ợc cấp GCNQSDĐ chủ yếu là các hộ gia
đình, cá nhân và một số tổ chức kinh tế khác.
Việc thực hiện công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ đ0 đ−ợc thực hiện tốt trên địa bàn huyện, nh−ng do việc thực hiện thủ tục cấp giấy khi mới có Luật Đất đai sửa đổi nên các địa phương còn rất lúng túng.
4.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện chủ tr−ơng chung trong cả n−ớc, công tác thống kê, kiểm kê
đất đai của huyện đ0 đ−ợc hoàn thiện vào năm 2005.
Huyện đ0 tiến hành đăng kí đất đai cho những đối t−ợng đ−ợc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất mà ch−a đăng kí đ−ợc. Bên cạnh đó, huyện tiến hành thống kê 1lần/năm, kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần nhằm nắm bắt đ−ợc thông tin cần thiết cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
4.2.1.8. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai
Những năm qua, huyện đ0 rất chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai. Dưới sự phối hợp, giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường, huyện đ0 tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý sử dụng đất theo Quyết định 273 của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, đảm bảo công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. Huyện đ0 phối hợp cùng với đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh thanh tra việc quản lý sử dụng đất tại x0 Thạch Đồng và Ph−ợng Mao, xử phạt hành chính một số tổ chức, cá nhân thuê đất, ra quyết định thu hồi đất lấn chiếm và đình chỉ việc sử dụng đất sai mục đích.
4.2.1.9. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Phát huy quyền làm chủ của dân, huyện đ0 tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai, kết hợp với việc tuyên truyền, giải thích cho công dân nắm rõ quy định của pháp luật, hoà giải nhiều trường hợp tranh chấp, giải quyết vụ việc nhanh gọn, không để khiếu kiện
v−ợt cấp. Năm 2006, huyện đ0 giải quyết xong 8 đơn th− kiến nghị về đất đai, chỉ đạo kiểm tra tốt các hoạt động khoáng sản trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn các vụ vi phạm khai thác trái phép; quản lý tốt công tác môi tr−ờng, kiểm tra
đình chỉ các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường...