Mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch chuyên ngành khác

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 23 - 26)

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch chuyên ngành khác

2.1.5.1. Quan h gia các loi hình quy hoch s dng đất

Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và quy hoạch sử dụng đất đai các cấp lãnh thổ hành chính địa phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hoá quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô.

Quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp, hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh và là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô. Quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và làm cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết.

2.1.5.2. Quan h gia quy hoch s dng đất vi d báo chiến lược dài hn s dng tài nguyên đất

Nhiệm vụ đặt ra cho QHSDĐ chỉ có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ thuật, kinh tế và pháp lý.

Trong thực tế, việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo sát địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn đất, thuỷ nông, thảm thực vật... các tài liệu về kế hoạch dài hạn của tỉnh, huyện, xã; hệ thống phát triển kinh tế của các ngành ở từng vùng kinh tế - tự nhiên;

các dự án quy hoạch huyện; dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho các dự án QHSDĐ.

Để xây dựng phương án QHSDĐ các cấp vi mô (xã, huyn) cho một thời gian, trước hết phải xác định được định hướng và nhu cầu sử dụng đất dài hạn (d báo cho 15 - 20 năm) trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn (vĩ mô: tnh, vùng, c nước). Khi lập dự báo có thể sử dụng các phương án có độ chính xác không cao, kết quả được thể hiện ở dạng khái lược (sơ đồ). Việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện trên cơ sở thống kê đầy đủ và chính xác đất đai về mặt số lượng và chất lượng. Dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất, sau đó sẽ xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước, theo đối tượng và mục đích sử dụng đất.

Dự báo cơ cấu đất đai (cho lâu dài) liên quan chặt chẽ với chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai, với dự báo sử dụng tài nguyên nước, rừng, dự báo phát triển các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, cơ sở hạ tầng, ... Chính vì vậy, việc dự báo sử dụng đất với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích và cải tạo đất nông - lâm nghiệp, xác định định hướng sử dụng đất cho các mục đích chuyên dùng khác phải được xem xét một cách tổng hợp cùng với các dự báo về phát triển khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội ... trong cùng một hệ thống thống nhất về dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Định hướng sử dụng đất đai được đề cập trong nhiều tài liệu dự báo khoa học kỹ thuật thuộc các cấp và lĩnh vực khác nhau.

Quy hoạch sử dụng đất không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn thể hiện rõ tính kỹ thuật cũng như ý nghĩa pháp lý. Các quyết định về quy hoạch sử dụng đất vừa là cơ sở không gian để bố trí các công trình vừa là căn cứ kỹ thuật để lập kế hoạch đầu tư chi tiết (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).

2.1.5.3. Quan h gia quy hoch s dng đất vi quy hoch tng th phát trin kinh tế - xã hi

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo vĩ mô sự phát triển kinh tế - xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh th) có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu; còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất; xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý. Như vậy, QHSDĐ là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.5.4. Quan h gia quy hoch s dng đất vi quy hoch phát trin các ngành

a) Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển nông nghiệp: Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm... trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của QHSDĐ. QHSDĐ tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành trong nông nghiệp nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết và không thể thay thế lẫn nhau.

b) Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch đô thị: Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển đô thị được hài hoà và có trật tự, tạo ra những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch đô thị cùng với việc bố trí cụ thể khoảnh đất dùng cho các dự án, sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp các nội dung xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian (h thng đô th) trong khu vực quy hoạch đô thị.

c) Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành sử dụng đất phi nông nghiệp khác: Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể (có c quy hoch ngn hn và dài hn). Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoch ngành); một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quy hoch s dng đất đai).

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)