Kết quả điều tra tình hình bệnh thối hạch cải bắp trên đồng ruộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp và thử nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng (trichoderma sp ) năm 2016 tại hà nội (Trang 55 - 64)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Kết quả điều tra tình hình bệnh thối hạch cải bắp trên đồng ruộng

Xã Tráng Việt huyện Mê Linh, Vân Nội huyện Đông Anh, Duyên Hà huyện Thanh Trì, Văn Đức huyện Gia Lâm là 4 xã nông nghiệp, thu nhập của người dân chủ yếu từ phát triển trồng trọt. Đất nông nghiệp phục vụ phần lớn nhu cầu về rau xanh cho Thành phố đồng thời còn cung cấp lượng lớn ra các tỉnh, trong đó cải bắp được coi là cây rau chủ lực trồng với diện tích lớn đối với cây trồng mùa lạnh.

Tuy nhiên, trên cây cải bắp lại thường xuyên xuất huyện bệnh thối hạch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng rau.

Bảng 4.2. Diễn biến bệnh thối hạch cải bắp Sclerotinia sclerotiorum trên giống cải bắp Sakata trồng đại trà tại các xã khác nhau vụ xuân hè 2016

Ngày điều tra

Tỷ lệ bệnh (%)

Giai đoạn sinh trưởng Xã Tráng

Việt

Xã Vân Nội

Xã Duyên

Hà Xã Văn Đức

17/02/2016 0 0 0 0 Cây con

24/02/2016 0 0 0 0 Cây con

02/03/2016 0 0,67 1,33 1,00 Hồi xanh

09/03/2016 0,67 2,67 2,00 1,67 Trải lá bàng

16/03/2016 1,33 4,33 3,33 2,33 Trải lá bàng

23/03/2016 2,33 5,67 5,33 3,67 Cuốn bắp

30/03/2016 3,67 6,33 7,00 7,67 Cuốn bắp

06/04/2016 5,33 7,33 7,33 8,33 Cuốn bắp

13/04/2016 6,33 7,33 7,67 9,00 Bắp to

20/04/2016 7,00 7,67 8,00 9,33 Thu hoạch

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Ngày TLB(%) Diễn biến bệnh thối hạch cải bắp

xã Tráng Việt xã Vân Nội xã Duyên Hà xã Văn Đức

Hình 4.2. Diễn biến bệnh thối hạch cải bắp Sclerotinia sclerotiorum trên giống cải bắp Sakata trồng đại trà tại các xã khác nhau vụ xuân hè 2016

Từ bảng 4.2 và hình 4.2 chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ bệnh thối hạch cải bắp trên đồng ruộng tại các xã khác nhau có sự chênh lệch không quá cao. Khi bắp to sắp cho thu hoạch tỷ lệ bệnh thấp nhất chiếm 6,33% (xã Tráng Việt) và tỷ lệ bệnh cao nhất chiếm 9,00% (xã Văn Đức) đến giai đoạn cho thu hoạch tỷ lệ bệnh cao nhất chiếm 9,33% (xã Văn Đức) tăng 0,33% so với giai đoạn bắp to, đối với xã Vân Nội và xã Duyên Hà tỷ lệ bệnh ở hai xã ít có sự chênh lệch, đến giai đoạn thu hoạch

chỉ chênh lệch 0,33%. Tỷ lệ bệnh thối hạch cải bắp gây hại cũng tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng, nhưng chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây bắt đầu cuốn bắp đến khi thu hoạch. Nguyên nhân tỷ lệ bệnh thấp là do điều kiện thời tiết năm nay khá ấm áp, lượng mưa khá thấp, không kéo dài tạo điều kiện cho bào tử nấm bệnh lây lan mạnh, ngoài ra ở các xã trên là khu vực trồng rau trên diện lớn, do đó người dân còn luân canh cây bắp cải với các cây khác họ như bầu bí, đậu đỗ, ớt…không còn nguồn bệnh lưu giữ trên đồng ruộng, làm thay đổi cây ký chủ của nấm do vậy tỷ lệ bệnh không quá cao.

4.2.2. Kết quả điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái, kỹ thuật đến bệnh thối hạch cải bắp trồng tại Hà Nội vụ xuân hè 2016

4.2.2.1. Kết quả điều tra ảnh hưởng của loại đất đến bệnh thối hạch trên giống cải bắp Sakata trồng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Đất đai cũng là một yếu tố có sự ảnh hưởng lớn đến khả năng nhiễm bệnh của cây cải bắp. Tùy từng chất đất khác nhau mà cây cải bắp có thể bị nhiễm bệnh hay không, bệnh có thể bị nặng hay nhẹ. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của ba loại đất đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm gây bệnh thối hạch trên đồng ruộng, đó là đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ trong đê và đất phù sa ngoài đê để tìm ra loại đất thích hợp làm giảm tỷ lệ bệnh cũng là một trong những biện pháp tích cực có hiệu quả phòng trừ bệnh nấm hại cải bắp.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của loại đất trồng đến bệnh thối hạch trên giống cải bắp Sakata trồng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Ngày điều tra

Tỷ lệ cây cải bắp bị bệnh (%) ở trên các loại

đất trồng Giai đoạn sinh

trưởng của cây Đất thịt nhẹ

trong đê

Đất thịt pha cát

Đất phù sa ngoài đê

20/02/2016 0 0 0 Cây con

27/02/2016 0 0 0 Cây con

05/03/2016 2,33 1,67 0,67 Hồi xanh

12/03/2016 3,67 3,00 2,00 Trải lá bàng

19/03/2016 5,33 4,33 3,33 Trải lá bàng

26/03/2016 6,33 4,67 5,00 Cuốn bắp

02/04/2016 8,00 6,00 5,67 Cuốn bắp

09/04/2016 9,00 8,33 7,00 Cuốn bắp

16/04/2016 9,33 8,67 7,67 Bắp to

23/04/2016 9,67 9,00 8,33 Thu hoạch

0 2 4 6 8 10 12

Ngày TLB(%) Ảnh hưởng của đất trồng

Đất thịt nhẹ trong đê

Đất thịt pha cát Đất phù sa ngoài đê

Hình 4.3. Ảnh hưởng của loại đất khác nhau đến tỷ lệ bệnh thối hạch trên giống cải bắp Sakata trồng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Qua số liệu ở bảng 4.3 và hình 4.3 chúng tôi thấy được rõ sự ảnh hưởng của đất đai đến bệnh thối hạch hại cây cải bắp, bởi sự phát triển của bệnh có liên quan chặt chẽ đến đặc tính, tính chất đất trồng. Trên cả ba loại đất tỷ lệ bệnh đều tăng khá nhanh từ cuối giai đoạn cây trải lá bàng đến thu hoạch.

Từ cuối giai đoạn cây trải lá bàng tỷ lệ bệnh thối hạch trên đất phù sa ngoài đê là 3,33%, trong khi đó đất thịt pha cát là 4,33% và đất thịt nhẹ trong đê là 5,33%.

Đến giai đoạn thu hoạch tỷ lệ bệnh thối hạch cải bắp trên đất thịt nhẹ trong đê là 9,67%, trên đất thịt pha cát là 9,00% và trên đất phù sa ngoài đê là 8,33%. Ở giai đoạn thu hoạch tỷ lệ cây bị bệnh trên đất thịt nhẹ trong đê cao hơn đất thịt pha cát là 0,67%, cao hơn đất phù sa ngoài đê là 1,34%.

Nhìn chung, bệnh xuất hiện và gây hại nặng nhất trên đất thịt nhẹ trong đê sau đó đến đất thịt pha cát và cuối cùng là đất phù sa ngoài đê do đất thịt có khả năng giữ nước tốt, thường hay bị úng là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, bào tử và hạch nấm vẫn tồn tại trong đất nên tỷ lệ cây bị bệnh cao nhất.

Theo bảng số liệu điều tra trên đất thịt pha cát có tỷ lệ bệnh cao hơn đất phù sa ngoài đê do cải bắp thuộc cây trồng cạn trồng trên đất phù sa có thể sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất, đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng thuận lợi cho cây phát triển khỏe mạnh, ngoài ra thì bào tử nấm bệnh và hạch nấm cũng dễ dàng bị trôi đi hơn so với đất thịt.

4.2.2.2. Kết quả điều tra ảnh hưởng của một số giống cải bắp đến bệnh thối hạch cải bắp trồng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Trong sản xuất, giống cải bắp không chỉ là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng thành phẩm, mà còn ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cây trồng đó đối với các điều kiện bất lợi về thời tiết cũng như sâu bệnh. Để tìm hiểu ảnh hưởng của giống đến bệnh thối hạch do nấm S. sclerotiorum gây hại cho cây cải bắp, chúng tôi tiến hành điều tra trên 3 giống cải bắp khác nhau ở cùng trà gieo trồng, cùng mật độ và đất trồng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của giống đến bệnh thối hạch cải bắp tại Hà Nội vụ xuân hè 2016

Ngày điều tra

Tỷ lệ cây cải bắp bị bệnh (%) của các giống

Giai đoạn sinh trưởng của cây Giống KK -

Cross

Giống

Sakata Giống CB26

15/02/2016 0 0 0 Cây con

22/02/2016 0 0 0 Cây con

29/02/2016 1,00 1,33 2,00 Hồi xanh

07/03/2016 1,67 1,67 3,33 Trải lá bàng

14/03/2016 3,33 3 5,67 Trải lá bàng

21/03/2016 4,67 4,33 6,67 Cuốn bắp

28/03/2016 6,33 7,67 8,00 Cuốn bắp

04/04/2016 7,67 8,33 9,33 Cuốn bắp

11/04/2016 7,67 9,00 10,00 Bắp to

18/04/2016 8,00 9,33 10,33 Thu hoạch

Hình 4.4. Ảnh hưởng của loại giống cải bắp đến tỷ lệ bệnh thối hạch tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Qua số liệu ở bảng 4.4 và hình 4.4 chúng tôi có nhận xét như sau:

- Cả 3 giống cải bắp KK- Cross, Sakata, CB26 đều bị bệnh thối hạch cải bắp.

- Tỷ lệ bệnh tăng dần từ thời kỳ cây con đến thu hoạch.

- Đến giai đoạn thu hoạch TLB ở giống KK – Cross là 8%, giống Sakata là 9,33% và giống CB26 là 10,33%. Tỷ lệ bệnh giữa 2 giống CB26 và giống KK – Cross chênh nhau 2,33%.

Qua bảng trên cho thấy giống cải bắp KK - Cross có khả năng chống chịu bệnh thối hạch hơn 2 giống còn lại, tuy nhiên sự chênh lệch là không lớn.

4.2.2.3. Kết quả điều tra ảnh hưởng của trà trồng đến bệnh thối hạch cải bắp tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Cải bắp là loại cây thích hợp trồng ở điều kiện khí hậu ôn đới. Việc lựa chọn thời điểm gieo trồng thích hợp không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây mà còn giúp làm giảm được tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại, trong đó có bệnh thối hạch. Để tìm hiểu ảnh hưởng của trà gieo trồng đến tỷ lệ bệnh thối hạch, chúng tôi tiến hành điều tra theo hai trà gieo trồng đó là: trà trồng chính vụ và trà trồng muộn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 và hình 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của trà trồng đến bệnh thối hạch cải bắp giống Sakata tại Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè 2016

Trà trồng Thời điểm điều tra Số cây điều tra

Số cây bệnh

TLB (%)

Giai đoạn sinh trưởng của cây

Trà chính vụ (gieo ngày 13/01/2016)

Sau trồng 30 ngày 300 0 - Cây con

Sau trồng 60 ngày 300 11 3,67 Trải lá bàng

Sau trồng 90 ngày 300 18 6,00 Cuốn bắp

Sau trồng 120 ngày 300 28 9,33 Thu hoạch

Trà muộn (gieo ngày 14/02/2016)

Sau trồng 30 ngày 300 0 - Cây con

Sau trồng 60 ngày 300 17 5,67 Trải lá bàng

Sau trồng 90 ngày 300 25 8,33 Cuốn bắp

Sau trồng 120 ngày 300 31 10,33 Thu hoạch

Hình 4.5. Ảnh hưởng của trà trồng đến tỷ lệ bệnh thối hạch cải bắp tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Từ bảng 4.5 và hình 4.5 chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ bệnh thối hạch cải bắp của trà trồng chính vụ thấp hơn so với trà trồng muộn. Cả hai trà trồng thì giai đoạn cuốn bắp đến thu hoạch là giai đoạn bệnh hại chủ yếu, tỷ lệ bệnh thối hạch ở giai đoạn cây cuốn bắp của trà trồng muộn cao hơn trà chính vụ là 1,00%. Kết thúc giai đoạn sinh trưởng tỷ lệ bệnh thối hạch ở trà trồng chính vụ là 9,33% trong khi đó tỷ lệ bệnh thối hạch ở trà trồng muộn là 10,33%.

Sự chênh lệch như vậy là do trà trồng muộn trồng vào giữa tháng 2 đến cuối tháng 3 thời tiết ấm áp, mưa nhiều, độ ẩm đất và không khí cao tạo điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển trùng với giai đoạn bắt đầu cuốn bắp nên bệnh hại nặng. Còn ở trà trồng chính vụ được trồng vào giữa tháng 1, lúc này thời tiết hanh khô, nhiệt độ giảm dần phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây cải bắp đồng thời nấm S. sclerotiorum khi gặp điều kiện khô hanh, nhiệt độ thấp cũng ngừng sinh trưởng do đó tỷ lệ bệnh thối hạch cũng giảm, sự sai khác tỷ lệ bệnh giữa hai trà vào cuối vụ là không quá lớn.

4.2.2.4. Kết quả điều tra ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối hạch cải bắp tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Mật độ trồng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Trong gieo trồng cải bắp, mật độ trồng thích hợp sẽ cho cây sử dụng được tối đa các điều kiện đồng ruộng cho năng suất, hiệu quả cao nếu trồng với mật độ quá dày cây không chỉ cạnh tranh về dinh dưỡng mà còn là nguyên nhân lây lan nhanh dịch bệnh hại. Nếu trồng quá thưa cây không phải cạnh tranh điều kiện sống, bệnh hại ít nhưng lại cho năng

suất thấp. Để tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối hạch do nấm S.

sclerotiorum gây hại cho cây cải bắp, chúng tôi tiến hành điều tra trên 3 ruộng có mật độ khác nhau ở cùng trà gieo trồng, cùng đất trồng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6 và hình 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối hạch cải bắp tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Ngày điều tra

Tỷ lệ cây cải bắp bị bệnh (%) ở các mật

độ khác nhau Giai đoạn sinh

trưởng của cây 1.500

cây/sào

1.200 cây/sào

1.000 cây/sào

21/02/2016 0 0 0 Cây con

28/02/2016 0 0 0 Cây con

06/03/2016 1,00 0,33 0,67 Hồi xanh

13/03/2016 2,33 1,33 1,67 Trải lá bàng

20/03/2016 4,67 3,67 3,33 Trải lá bàng

27/03/2016 6,00 5,33 4,00 Cuốn bắp

03/04/2016 7,67 7,00 6,67 Cuốn bắp

10/04/2016 8,67 8,33 7,67 Cuốn bắp

17/04/2016 9,33 9,00 8,33 Bắp to

24/04/2016 10,00 9,33 8,67 Thu hoạch

Hình 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh thối hạch cải bắp tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Ghi chú: - 1.000 cây/sào (cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm) - 1.200 cây/sào (cây cách cây 50 cm, hàng cách hàng 50 cm)

- 1.500 cây/sào (cây cách cây 35 cm, hàng cách hàng 50 cm)

Qua bảng 4.6 và hình 4.6 chúng tôi thấy mật độ trồng không ảnh hưởng đến tỷ lệ cây nhiễm bệnh thối hạch cải bắp. Ở cuối giai đoạn cuốn bắp với mật độ 1.000 cây/sào tỷ lệ cây bị bệnh là 7,67%, 1.200 cây/sào là 8,33%, và ở mật độ 1.500 cây/sào là 8,67%. Đến giai đoạn thu hoạch, mật độ trồng 1.500 cây/sào tỷ lệ cây bệnh là 10%, tiếp đó ở mật độ gieo trồng là 1.200 cây/sào tỷ lệ bệnh thấp hơn chiếm 9,33% và tỷ lệ bệnh thấp nhất ở mật độ 1.000 cây/sào (8,67%). Sự chênh lệch tỷ lệ bệnh giữa mật độ trồng thưa với trồng dày (1.000 và 1.500 cây/sào) ở giai đoạn thu hoạch là 1,33%.

Khi trồng với mật độ càng dày khoảng cách giữa các cây càng nhỏ cây không chỉ cạnh tranh về dinh dưỡng mà còn là nguyên nhân lây lan bệnh nhanh hơn do ẩm độ không khí bên trong các tán lá tăng cao góp phần làm cho bệnh nặng hơn.

4.2.2.5. Kết quả điều tra ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh thối hạch cải bắp tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Trong trồng bắp cải, phân bón là một vật tư quan trọng và được sử dụng một lượng khá lớn hằng năm. Phân bón góp phần đáng kể làm tăng năng suất và chất lượng bắp cải. Tuy nhiên nếu sử dụng tùy tiện không đúng lúc đúng cách đúng lượng sẽ là nguyên nhân làm cho tình hình bệnh thối hạch ngày càng nghiêm trọng hơn nên việc sử dụng phân đạm cần phải thận trọng. Để đánh giá ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh thối hạch cải bắp chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến bệnh thối hạch cải bắp trên những ruộng trồng cải bắp có các mức bón đạm khác nhau.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.7 và hình 4.7.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh thối hạch cải bắp tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Ngày điều tra

Tỷ lệ cây cải bắp bị bệnh (%) ở các liều

lượng đạm Giai đoạn sinh

trưởng của cây 25 kg

Đạm/ sào

30 kg Đạm/ sào

35 kg Đạm/ sào

21/02/2016 0 0 0 Cây con

28/02/2016 0 0 0 Cây con

06/03/2016 0,67 0,33 0,67 Hồi xanh

13/03/2016 2,00 1,33 1,33 Trải lá bàng

20/03/2016 4,33 3,33 3,67 Trải lá bàng

27/03/2016 5,67 5,67 6,67 Cuốn bắp

03/04/2016 6,67 8,33 8,67 Cuốn bắp

10/04/2016 8,00 9,00 10,00 Cuốn bắp

17/04/2016 8,33 9,33 10,33 Bắp to

24/04/2016 8,67 9,67 10,33 Thu hoạch

Hình 4.7. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh thối hạch cải bắp tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016

Qua bảng 4.7 và hình 4.7 chúng tôi thấy mức bón đạm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ cây nhiễm bệnh thối hạch cải bắp. Cụ thể tỷ lệ bệnh tăng dần từ mức bón đạm 25 kg N/sào đến 35 kg N/sào và cao nhất ở mức đạm 45 kg N/sào. Từ giai đoạn cây cuốn bắp lá nhiều và to đến khi thu hoạch là giai đoạn cây mẫn cảm nhất nhất với sự dư thừa đạm trên lá. Ở cuối giai đoạn cuốn bắp với mức bón 25 kg N/sào tỷ lệ cây bị bệnh là 8.00 %, 35 kg N/sào là 9.00 % cao nhất là với mức bón 45 kg N/sào là 10%.

Đến giai đoạn thu hoạch, ở mức bón đạm 45 kg N/sào bệnh bị nặng nhất với tỷ lệ cây bệnh là 10,33% tiếp đó ở mức 35 kg N/sào là 9,67% và thấp nhất ở mức 25 kg N/sào là 8,67%. Sự chênh lệch tỷ lệ bệnh giữa mức bón ít và nhiều (25 và 45 kg/sào) là 1,66%. Nguyên nhân là do bón nhiều phân đạm dẫn đến dư thừa làm tăng lượng nitrat trong lá làm bệnh càng nghiêm trọng hơn. Thời gian bón và phương pháp bón phân đạm hợp lí cũng góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp và thử nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng (trichoderma sp ) năm 2016 tại hà nội (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)