Kết quả nghiên cứu nuôi cấy nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường nhân tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp và thử nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng (trichoderma sp ) năm 2016 tại hà nội (Trang 69 - 82)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm của nấm Sclerotinia sclerotiorum

4.3.5. Kết quả nghiên cứu nuôi cấy nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường nhân tạo

4.3.5.1. Khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum trên một số môi trường nhân tạo

Môi trường dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của nấm S. sclerotiorum. Để tìm hiểu khả năng phát triển của nấm trên môi trường nhân tạo chúng tôi tiến hành thí nghiệm sử dụng các nguồn nấm thuần trong thời kỳ sinh trưởng mạnh cấy nấm vào những hộp petri trên các môi trường, các đĩa petri được đặt trong điều kiện phòng theo 4 công thức:

CT1: môi trường WA;

CT2: môi trường PSA;

CT3: môi trường PGA;

CT4: môi trường Cám – Agar.

Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần 1 đĩa petri đường kính 90 mm.

Chỉ tiêu theo dõi:

+ Đo đường kính tản nấm sau cấy 1, 2, 4, 6 ngày;

+ Đếm số lượng hạch hình thành sau 15 ngày cấy;

+ Quan sát màu sắc tản nấm.

Kết quả được thể hiện ở bảng 4.11 và hình 4.13, 4.14, 4.15.

Bảng 4.11. Khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum trên một số môi trường

Môi trường

Đường kính tản nấm sau cấy (cm) Số hạch /đĩa sau cấy 15

ngày

Màu sắc tản nấm 1 ngày 2 ngày 4 ngày 6 ngày

WA 15,67d 34,67d 63,33b 80,33b 8 Trắng trong

Cám- Agar 23,33c 47,67c 90a 90a 18 Trắng trong

PSA 27,67b 61,67b 90a 90a 22 Trắng đục

PGA 32,67a 79,33a 90a 90a 20 Trắng đục

LSD0,05 1,15 0,99 1,53 1,15

CV% 2,3 0,9 0,9 0,7

Chú thích: - a, b, c, d là chỉ số chỉ sự sai khác giữa các công thức

- Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05 - Đường kính đĩa petri là 90 mm

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

1 ngày 2 ngày 4 ngày 6 ngày

Ngày Đường kính tản nấm(mm)

WA PSA PGA Cám agar

Hình 4.13. Khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum

A B

C D

Hình 4.14. Hình ảnh tản nấm trên các môi trường khác nhau sau 6 ngày cấy

A: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường Cám- Agar.

B: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PSA.

C: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường WA.

D: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PGA.

A B

Hình 4.15. Hình ảnh hạch nấm trên các môi trường khác nhau sau 15 ngày cấy

A: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường Cám- Agar PGA.

B: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PSA.

C: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường WA.

D: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PGA.

Qua bảng 4.11 và hình 4.13, 4.14, 4.15 chúng tôi nhận thấy nấm S.

sclerotiorum có khả năng phát triển khác nhau trên các môi trường nuôi cấy khác nhau. Môi trường càng giàu dinh dưỡng càng thuận lợi cho sự phát triển của nấm.

Nấm phát triển mạnh nhất trên môi trường PGA sau đó đến môi trường PSA rồi đến môi trường Cám – Agar và kém nhất trên môi trường WA. Sau 2 ngày cấy đường kính tản nấm của môi trường PGA đạt 79,33 mm và sau 4 ngày đường kính tản nấm phát triển kín đĩa petri (90 mm). Trên môi trường PSA tốc độ phát triển của nấm

cũng tương đối nhanh đạt 61,67 mm sau 2 ngày và phát triển kín đĩa sau 4 ngày.

Tiếp đó là môi trường Cám- Agar sau 2 ngày đạt 47,67 mm và chậm nhất là WA chỉ đạt 34,67 mm. Đến ngày thứ 4 các môi trường PGA, PSA và Cám - Agar có đường kính tản nấm đạt 90 mm, PCA chỉ đạt 63,33mm. Sau 6 ngày nuôi cấy đường kính tản nấm trên các môi trường đều đã phát triển kín đĩa petri thì môi trường WA đường kính tản nấm mới đạt 80,33 mm. Tản nấm trên môi trường PGA, PSA giàu dinh dưỡng phát triển mạnh nên có màu trắng đục. Trên 2 môi trường còn lại tản nấm có màu trắng trong do ít dinh dưỡng hơn.

Hạch nấm hình thành trên môi trường PSA và PGA nhiều nhất, gần như tương đương nhau về số lượng. Trên môi trường Cám – Agar số lượng hạch nấm hình thành cũng khá nhiều nhưng chậm và ít hơn môi trường PGA, PSA. Môi trường WA sau 15 ngày cấy hạch nấm hình thành nhưng với số lượng ít.

Như vậy môi trường PGA và môi trường PSA là hai môi trường nuôi cấy nấm S. sclerotiorum tốt nhất.

4.3.5.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của pH khác nhau đến sự phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PSA

PH là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của nấm S. sclerotiorum.

Mỗi mức pH khác nhau trên môi trường PSA ảnh hưởng đến khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum là khác nhau. Để nghiên cứu ảnh hưởng của pH khác nhau đến sự phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum chúng tôi tiến hành nuôi cấy nấm trên môi trường nhân tạo PSA với các mức pH khác nhau: 5, 6, 7, 8 và quan sát sự phát triển của nấm. Thí nghiệm với 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần:

Công thức 1: pH 5.

Công thức 2: pH 6.

Công thức 3: pH 7.

Công thức 4: pH 8.

Chỉ tiêu theo dõi:

+ Đo đường kính tản nấm sau khi cấy 1, 2, 4, 6 ngày.

+ Đếm số lượng hạch nấm hình thành sau 15 ngày cấy.

Kết quả được thể hiện ở bảng 4.12 và hình 4.16, 4.17, 4.18.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của pH đến khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PSA

pH Đường kính tản nấm sau cấy (mm) Số hạch /đĩa sau cấy 15 ngày 1 ngày 2 ngày 4 ngày 6 ngày

5 7,67a 18,33b 67,33b 90a 22

6 8,67a 24,67a 71,33a 90a 33

7 6,33a 14,33c 33,33a 81,67b 20

8 4,67b 12,33d 28d 76,67c 17

LSD0,05 1,53 1,9 2,64 0,66

CV% 11,2 5,5 2,6 0,4

Chú thích: -a, b, c, d là chỉ số chỉ sự sai khác giữa các công thức

- Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05 - Đường kính đĩa petri là 90 mm

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

1 ngày 2 ngày 4 ngày 6 ngày

Ngày Đường kính tản nấm(mm)

pH=5 pH=6 pH=7 pH=8

Hình 4.16. Ảnh hưởng của pH đến khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PSA

A B

C D

Hình 4.17. Hình ảnh tản nấm trên môi trường PSA ở các mức pH khác nhau sau 4 ngày cấy

A: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum ở mức pH 5.

B: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum ở mức pH 6.

C: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum ở mức pH 7.

D: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum ở mức pH 8.

A B

C D

Hình 4.18. Hình ảnh hạch nấm trên môi trường PSA ở các mức pH khác nhau sau 15 ngày cấy.

A: Hạch nấm ở mức pH 5.

B: Hạch nấm ở mức pH 6.

C: Hạch nấm ở mức pH 7.

D: Hạch nấm ở mức pH 8.

Qua bảng 4.12 và hình 4.16, 4.17, 4.18 chúng tôi nhận thấy nấm S.

sclerotiorum có khả năng phát triển khác nhau ở các mức pH khác nhau. Nấm phát triển mạnh nhất ở mức pH=6 sau đó đến pH=5 rồi đến pH=7 và kém nhất ở mức pH=8. Sau 2 ngày cấy đường kính tản nấm ở mức pH=6 đạt 24,67 mm và sau 6 ngày đường kính tản nấm phát triển kín đĩa petri (90 mm). Ở mức pH=5 tốc độ phát triển của nấm cũng tương đối nhanh đạt 18,33 mm sau 2 ngày và phát triển kín đĩa petri sau 6 ngày. Trong khi đó mức pH=8 sau 2 ngày chỉ đạt 12,33 mm, đến ngày

thứ 6 khi ở mức pH=6 và pH=5 nấm đã phát triển kín đĩa thì ở mức pH=7 đường kính tản nấm đạt 81,67 mm và pH=8 đường kính tản nấm chỉ đạt 76,67 mm.

Hạch nấm hình thành ở mức pH=6 và pH=5 nhiều nhất, hình dạng hạch nấm không rõ ràng. Ở mức pH=7 và pH=8 hạch nấm hình thành ít hơn so với pH=6 và 5.

Như vậy pH=5 và pH=6 là hai mức pH phù hợp để nuôi cấy nấm S.

sclerotiorum tốt nhất.

4.3.5.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PSA

Nhiệt độ (t) là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của nấm S.

sclerotiorum. Để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến khả năng phát triển của nấm chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 4 công thức ở 4 mức nhiệt độ 200C, 250C, 300C, 350C mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Công thức 1: t = 200C.

Công thức 2: t = 250C.

Công thức 3: t = 300C.

Công thức 4: t = 350C.

Chỉ tiêu theo dõi:

+ Đo đường kính tản nấm sau khi cấy 1, 2, 4, 6 ngày.

+ Đếm số lượng hạch nấm hình thành sau 15 ngày cấy.

Kết quả được thể hiện ở bảng 4.13 và hình 4.19, 4.20, 4.21.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PSA

Nhiệt độ (0C)

Đường kính tản nấm sau cấy (mm) Số hạch /đĩa sau cấy 15 ngày 1 ngày 2 ngày 4 ngày 6 ngày

20 24,33b 59,33b 90a 90a 27

25 29,33a 64,67a 90a 90a 30

30 7,67c 25,00c 68,67b 86,67b 17

35 7,33c 14,00d 36,67c 60,33c 8

LSD0,05 1,91 2,92 1,76 1,59

CV% 5,7 3,6 2,6 1,0

Chú thích: - a, b, c, d là chỉ số chỉ sự sai khác giữa các công thức

- Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05.

- Đường kính đĩa petri là 90mm

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

1 ngày 2 ngày 4 ngày 6 ngày

Ngày Đường kính tản nấm (mm)

20 25 30 35

Hình 4.19. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PSA

A B

C D

Hình 4.20. Hình ảnh tản nấm trên môi trường PSA ở các mức nhiệt độ khác nhau sau 4 ngày cấy

A: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum ở nhiệt độ 200C B: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum ở nhiệt độ 250C C: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum ở nhiệt độ 300C D: Tản nấm Sclerotinia sclerotiorum ở nhiệt độ 350C

A B

C D

Hình 4.21. Hình ảnh hạch nấm hình thành trên môi trường PSA ở các mức nhiệt độ khác nhau sau 15 ngày cấy

A: Hình ảnh hạch nấm ở nhiệt độ 200C B: Hình ảnh hạch nấm ở nhiệt độ 250C C: Hình ảnh hạch nấm ở nhiệt độ 300C D: Hình ảnh hạch nấm ở nhiệt độ 350C

Qua bảng 4.13 và hình 4.19, 4.20, 4.21 chúng tôi nhận thấy nấm S.

sclerotiorum có khả năng phát triển khác nhau ở các mức nhiệt độ khác nhau.

Nấm phát triển mạnh nhất ở mức nhiệt độ 250C và 200C rồi đến mức 300C và kém nhất ở mức 350C. Sau 2 ngày cấy đường kính tản nấm ở mức nhiệt độ 250C đạt 64,67mm và sau 4 ngày đường kính tản nấm phát triển kín đĩa petri (90mm).

Ở mức nhiệt độ 200C tốc độ phát triển của nấm cũng tương đối nhanh đạt 59,33mm sau 2 ngày và phát triển kín đĩa sau 4 ngày. Trong khi đó mức nhiệt độ 300Csau 2 ngày chỉ đạt 25mm và 350C là 14mm, đến ngày thứ 4 khi ở mức nhiệt độ 200C và 250Cnấm đã phát triển kín đĩa thì ở mức 300C đường kính tản nấm chỉ đạt 68,67mm còn ở 350C là 36,67mm.

Hạch nấm hình thành ở mức nhiệt độ 250Cvà 200Cnhiều nhất, hình dạng hạch nấm không rõ ràng. Ở mức 300Cvà 350Chạch nấm hình thành ít hơn so với mức nhiệt độ 200Cvà 250C.

Như vậy mức nhiệt độ từ 200Cđến 250Clà mức nhiệt độ phù hợp để nuôi cấy nấm S. sclerotiorum tốt nhất.

4.3.5.4. Kết quả nghiên cứu khả năng bảo tồn sức sống của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum trong đất

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng bảo tồn sức sống của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum trong môi trường đất. Chuẩn bị hạch nấm và chuẩn bị các môi trường đất. Đối với đất chúng tôi chuẩn bị 2 môi trường: môi trường đất khô (phơi khô đất) hoàn toàn không tưới ẩm, môi trường đất ẩm (thường xuyên tưới ẩm hàng ngày). Đối với mỗi loại đất trộn với 200 hạch nấm. Sau mỗi tháng lấy ra 20 hạch nấm từ mỗi môi trường đất vệ sinh, khử trùng sạch sẽ sau đó cấy vào môi trường PSA (5 hạch/đĩa petri) sau đó theo dõi xem hạch nào sống, hạch nào chết (hạch nào mọc sợi, hạch nào không mọc sợi).

Kết quả thí nghiệm nghiên cứu khả năng bảo tồn sức sống của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum trong môi trường đất được trình bày ở bảng 4.14 và hình 4.22, 4.23.

Bảng 4.14. Khả năng bảo tồn sức sống của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum trong đất

Thời gian hạch nấm trong đất

Số hạch nấm thí nghiệm

Số hạch nấm mọc Tỷ lệ sống (%) trên từng loại đất sau thời gian

Đất khô Đất ẩm Đất khô Đất ẩm

1 tháng 20 19 18 95 90

2 tháng 20 16 15 80 75

3 tháng 20 15 12 75 60

6 tháng 20 9 3 45 15

8 tháng 20 5 0 25 0

Hình 4.22. Khả năng bảo tồn sức sống của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum trong đất

Tỷ lệ sống (%)

Hình 4.23. Thí nghiệm giữ hạch nấm S. sclerotiorum trong đất khô và đất ẩm Qua bảng 4.14 và hình 4.22, 4.23 chúng tôi nhận thấy khả năng bảo tồn sức sống trong đất của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum ở môi trường đất khô cao hơn môi trường đất ẩm. Sau 1 tháng trên môi trường đất khô tỷ lệ sống của hạch nấm là 95% còn trên môi trường đất ẩm tỷ lệ sống của hạch nấm chỉ còn 90%.

Sau 3 tháng tỷ lệ sống của hạch trên đất khô là 75% còn trên đất ẩm giảm chỉ còn 60%. Khả năng bảo tồn sức sống của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum cũng giảm dần theo thời gian tồn tại trong đất, đối với môi trường đất khô sau 1 tháng tỷ lệ sống của hạch nấm là 95% sau 8 tháng tỷ lệ sống chỉ còn 25% như vậy sau 7 tháng hạch nấm giảm tỷ lệ sống 70%. Đối với môi trường đất ẩm sau 1 tháng tỷ lệ sống của hạch nấm là 90% sau 8 tháng tỷ lệ sống chỉ còn 0% như vậy sau 8 tháng trên môi trường đất ẩm hạch nấm không còn sức sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp và thử nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng (trichoderma sp ) năm 2016 tại hà nội (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)