Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp bằng chế phẩm nấm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp và thử nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng (trichoderma sp ) năm 2016 tại hà nội (Trang 85 - 98)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp bằng chế phẩm nấm

4.4.2. Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp bằng chế phẩm nấm

Từ những kết quả nghiên cứu khả năng ức chế của nấm đối kháng Trichoderma sp. (T31) đối với nấm bệnh Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường nhân tạo cho rằng nấm đối kháng T31 có khả năng ức chế, kìm hãm sự phát triển của nấm bệnh, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp bằng chế phẩm đối kháng T31 trong điều kiện chậu vại áp dụng trên hạt và cây con.

* Chuẩn bị nguồn bệnh: hạch nấm; nhân sinh khối nấm bệnh vào giá thể.

Nhân sinh khối nấm Sclerotiorum sclerotiorum trên giá thể trấu cám: Trộn trấu - cám theo tỷ lệ 1:1, sau đó cho nước với tỷ lệ thích hợp vào trộn đều. Cho giá

thể này vào 2/3 túi nilon polyetylen kích thước 22 x 13 cm, buộc miệng túi, hấp khử trùng ở nhiệt độ 121°C trong 15 phút. Sau đó để nguội, cấy nấm S. sclerotiorum từ môi trường PSA vào túi giá thể này, trộn đều. Khi nấm mọc kín túi, sử dụng giá thể này để lây bệnh nhân tạo.

* Chuẩn bị đất nhiễm bệnh:

- Một loại đất sau khi nấm bệnh đã phát triển kín túi giá thể, trộn 10 gam giá thể có nấm với 1kg đất, trộn đều. Sau đó cho đất vào khay, cứ mỗi 1kg đất/khay.

- Một loại đất lấy hạch nấm đã chuẩn bị rắc vào đất với 20 hạch nấm/1kg đất/khay.

* Chuẩn bị đất không nhiễm bệnh:(Đất sạch)

4.4.2.1. Kết quả phương pháp xử lý đất: gieo hạt xong phun chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma sp. (T31) trên bề mặt khay

Nhằm nghiên cứu khả năng nhiễm bệnh thối hạch cải bắp và khả năng phòng trừ bệnh trong nhà lưới khi gieo hạt, chúng tôi tiến hành thí nghiệm gieo hạt vào đất đã nhiễm bệnh.

 Đối với loại đất được trộn với giá thể nấm bệnh:

Bố trí thí nghiệm: Cho đất đã trộn với giá thể nấm bệnh vào các khay nhựa.

Gieo 360 hạt giống cải bắp vào các khay, mỗi công thức 1 khay, một khay 30 hạt.

Sau đó xử lý đất bằng chế phẩm nấm đối kháng ở các lượng khác nhau. Thí nghiệm được thực hiện theo 4 công thức, mỗi công thức (CT) lặp lại 3 lần.

CT 1: Pha 0,1 g chế phẩm nấm đối kháng T31 + 5 ml nước.

CT 2: Pha 0,3 g chế phẩm nấm đối kháng T31+ 5 ml nước.

CT 3: Pha 0,5 g chế phẩm nấm đối kháng T31+ 5 ml nước.

CT 4: Đối chứng, phun 5 ml nước.

Chỉ tiêu theo dõi: số hạt mọc, tỷ lệ mọc, số cây sống, tỷ lệ cây sống, tỷ lệ cây bệnh sau 10, 20, 30 ngày.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu được trình bày ở bảng 4.16 và hình 4.27.

Bảng 4.16. Hiệu lực của chế phẩm nấm T31 đối với bệnh thối hạch cải bắp do nấm Sclerotinia sclerotiorum trong nhà lưới bằng phương pháp xử lý đất

(trộn giá thế nấm bệnh)

CTTN Số hạt gieo

Số hạt mọc

Tỉ lệ mọc (%)

Số cây sống

sau 5 ngày

Tỉ lệ cây sống

(%)

Tỉ lệ cây bệnh sau mọc Hiệu lực phòng

trừ sau gieo

30 ngày

(%) 10 ngày 20 ngày 30 ngày

Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%) Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%) Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%)

1 90 84 93,33 77 91,74 12 15,61 26 33,77 37 48,05 31,28c 2 90 79 87,78 74 93,69 9 12,17 18 24,32 26 35,17 49,57b 3 90 88 97,78 83 94,33 7 8,42 13 15.67 14 16,89 75,93a 4 90 73 81,11 70 96,00 18 25,79 34 48,57 49 70,05 _ LSD0,05 7,45 CV% 10,1

Chú thích:- a, b, c là chỉ số chỉ sự sai khác giữa các công thức

Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05

Hình 4.27. Hiệu lực của chế phẩm nấm T31 đối với bệnh thối hạch cải bắp do nấm Sclerotinia sclerotiorum trong nhà lưới bằng phương pháp xử lý đất

(trộn giá thế nấm bệnh) sau 30 ngày gieo.

Qua bảng 4.16 và hình 4.27 chúng tôi thấy rằng sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là có ý nghĩa. Tỷ lệ cây cải bắp bị nhiễm bệnh giảm xuống và hiệu lực phòng trừ bệnh có xu hướng tăng lên khi lượng nấm đối kháng T31 tưới vào trong đất tăng lên.

Ở công thức 4 (đối chứng) khi không xử lý chế phẩm T31 làm nhiễm bệnh số cây thí nghiệm nhiều nhất, sau 30 ngày tỷ lệ cây bị bệnh rất cao đạt 70,05%. Cho thấy nấm đối kháng T31 có khả năng phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong điều kiện chậu vại tương đối cao. Các liều lượng xử lý nấm đối kháng khác nhau thì tỷ lệ cây mọc và hiệu lực phòng trừ cũng khác nhau.

Ở công thức 1, sau khi xử lý T31 với lượng 0,1 g chế phẩm nấm đối kháng + 5 ml nước sau 30 ngày tỷ lệ nhiễm bệnh cũng giảm đi đáng kể còn 48,05%. Hiệu lực phòng trừ sau 30 ngày đạt 31,28%.

Ở công thức 2, sau khi xử lý T31 với lượng 0,3 g chế phẩm nấm đối kháng + 5 ml nước thìtỷ lệ nhiễm bệnh cũng giảm đi rất nhiều sau 30 ngày còn 35,17%. Hiệu lực phòng trừ sau 30 ngày đạt 49,57%.

Ở công thức 3, sau khi xử lý T31 với lượng 0,5g chế phẩm nấm đối kháng + 5 ml nướctỷ lệ nhiễm bệnh giảm xuống còn 16,89%. Hiệu lực phòng trừ lớn nhất đạt 75,93%.

Hiệu lực phòng trừ có sự chênh lệch như vậy là do nấm T31 với liều lượng xử lý cao hơn và có mặt cùng lúc với nấm S. sclerotiorum cho khả năng ức chế nấm bệnh tốt nhất nhờ khả năng phát triển nhanh, mạnh đã cạnh tranh lấn chiếm được sự phát triển của nấm bệnh ngay từ đầu nên hiệu quả ức chế cao hơn so với các công thức khi xử lý T31 với liều lượng thấp hơn.

 Đối với loại đất được trộn với hạch nấm: bố trí thí nghiệm tương tự với loại đất được trộn với giá thể nấm bệnh.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu được trình bày ở bảng 4.17 và hình 4.28.

Bảng 4.17. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý đất trồng trong phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn hạch nấm)

CTTN Số hạt gieo

Số hạt mọc

Tỉ lệ mọc (%)

Số cây sống

sau 5 ngày

Tỉ lệ cây sống

(%)

Tỉ lệ cây bệnh sau mọc Hiệu lực phòng

trừ sau gieo

30 ngày

(%) 10 ngày 20 ngày 30 ngày

Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%) Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%) Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%)

1 90 89 98,89 81 91,00 11 13,64 21 25,93 27 33,32 47,9c 2 90 86 95,56 83 96,55 7 8,42 15 18,07 19 22,89 64,07b 3 90 87 96,67 84 96,55 6 7,19 8 9,52 9 10,72 83,17a 4 90 74 82,22 69 93,33 15 21,83 26 37,68 44 63,85 _ LSD0,05 4,22 CV% 4,6

Chú thích:- a, b, c là chỉ số chỉ sự sai khác giữa các công thức

- Giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05

Hình 4.28. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý đất trồng phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn hạch nấm) sau 30 ngày gieo

Qua bảng 4.17 và hình 4.28 chúng tôi thấy rằng sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là có ý nghĩa, sự sai khác của thí nghiệm là nhỏ. Tỷ lệ cây cải bắp bị nhiễm bệnh giảm xuống và hiệu lực phòng trừ bệnh có xu hướng tăng lên khi lượng nấm đối kháng T31 tưới vào trong đất tăng lên.

Ở công thức 4 (đối chứng) khi không xử lý T31 làm nhiễm bệnh số cây thí nghiệm nhiều nhất, sau 30 ngày tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh cao đạt 63.85%. Cho thấy nấm đối kháng T31có khả năng phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong điều kiện chậu vại tương đối cao. Các liều lượng xử lý nấm đối kháng khác nhau thì tỷ lệ cây mọc và hiệu lực phòng trừ cũng khác nhau.

Ở công thức 1, sau khi xử lý T31với lượng 0,1g chế phẩm nấm đối kháng + 5 ml nước sau 30 ngày tỷ lệ nhiễm bệnh cũng giảm đi đáng kể còn 33,32%. Hiệu lực phòng trừ sau 30 ngày đạt 47,9%.

Ở công thức 2, sau khi xử lý T31với lượng 0,3g chế phẩm nấm đối kháng + 5 ml nước thìtỷ lệ nhiễm bệnh cũng giảm đi nhiều sau 30 ngày còn 22,89%. Hiệu lực phòng trừ sau 30 ngày đạt 64,07%.

Ở công thức 3, sau khi xử lý T31với lượng 0,5g chế phẩm nấm đối kháng + 5 ml nước tỷ lệ nhiễm bệnh giảm xuống còn 10,72%. Hiệu lực phòng trừ lớn nhất đạt 83,17%.

Hiệu lực phòng trừ có sự chênh lệch như vậy là do nấm T31với liều lượng xử lý cao hơn và có mặt cùng lúc với nấm S. sclerotiorum cho khả năng ức chế nấm bệnh tốt nhất nhờ khả năng phát triển nhanh, mạnh đã cạnh tranh lấn chiếm được sự phát triển của nấm bệnh ngay từ đầu nên hiệu quả ức chế cao hơn so với các công thức khi xử lý T31 với liều lượng thấp hơn.

4.4.2.2. Nghiên cứu số lần tưới chế phẩm Trichoderma sp. (T31) vào đất phòng trừ bệnh thối hạch hại cải bắp trong nhà lưới

Để nghiên cứu hiệu lực của số lần tưới nấm đối kháng Trichoderma sp. (T31) khác nhau trong phòng ngừa bệnh thối hạch cải bắp chúng tôi tiến hành thí nghiệm.

 Đối với loại đất được trộn với giá thể nấm bệnh:

Bố trí thí nghiệm: Cho đất đã trộn với giá thể nấm bệnh vào trong khay nhựa.

Trồng 120 cây bắp cải con sạch bệnh vào các khay nhựa, mỗi khay 10 cây, mỗi công thức 3 khay. Sau đó tiến hành tưới cùng một lượng chế phẩm nấm đối kháng T31 (pha 0,5 g chế phẩm nấm đối kháng/10 ml nước) vào gốc cây cải bắp theo các công thức.

Thí nghiệm gồm 4 công thức (CT), với 3 lần nhắc lại.

CT 1: Tưới chế phẩm T31 lần 1 sau trồng.

CT 2: Tưới chế phẩm T31 lần 1 sau trồng, sau 7 ngày tưới lần 2.

CT 3: Tưới chế phẩm T31 lần 1 sau trồng, sau 7 ngày tưới lần 2, sau 7 ngày tưới lần 3.

CT 4: Đối chứng chỉ tưới nước.

Chỉ tiêu theo dõi: số cây sống, tỷ lệ cây sống, tỷ lệ cây bệnh sau 10, 20, 30 ngày.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu được trình bày ở bảng 4.18 và hình 4.29.

Bảng 4.18. Hiệu lực của số lần tưới chế phẩm nấm đối kháng T31 vào đất phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn giá thể nấm bệnh)

Công thức

Số cây thí nghiệm

Số cây sống

Tỉ lệ cây sống

(%)

Tỉ lệ cây bệnh sau mọc

Hiệu lực phòng trừ sau 30 ngày gieo(%)

10 ngày 20 ngày 30 ngày

Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%) Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%) Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%)

1 30 29 96,67 5 17,41 8 27,78 10 34,81 41,26c

2 30 28 93,33 6 21,48 7 25,19 7 25,19 57,63b

3 30 29 96,67 2 6,67 2 6,67 3 10,37 82,15a

4 30 24 80 10 42,66 11 46,36 14 58,99 _

LSD0,05 6,96 CV(%) 8,2

Chú thích:-a, b, c là chỉ số chỉ sự sai khác giữa các công thức

-Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05

Hình 4.29. Hiệu lực của chế phẩm số lần tưới nấm đối kháng T31 vào đất phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn giá thể nấm bệnh)

Qua bảng 4.18 và hình 4.29, chúng tôi thấy sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là có ý nghĩa và sự sai khác trong công thức là chấp nhận được. Khi tưới cùng 1 lượng nấm đối kháng như nhau nhưng số lần tưới khác nhau thì hiệu lực phòng trừ cũng khác nhau.

Ở công thức 4 (đối chứng) khi không tưới chế phẩm T31 sau 30 ngày số cây chết khá nhiều lên tới 14 cây, tỷ lệ cây bị bệnh lên đến 58,99%. Cho thấy chế phẩm T31 có khả năng phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong điều kiện chậu vại tương đối cao.

Ở công thức 1, chỉ tưới lần 1 sau trồng có số cây chết sau 30 ngày là 10 cây giảm hơn so với công thức đối chứng 4 cây và tỷ lệ bệnh giảm còn 34,81% và đạt hiệu lực phòng trừ là 41,26%.

Ở công thức 2, khi số lần tưới chế phẩm T31 tăng lên (tưới lần 1 sau trồng, lần 2 sau lần 1 là 7 ngày) số cây chết sau 30 ngày trồng giảm đi đáng kể chỉ còn 7 cây, tỷ lệ bệnh giảm chỉ còn 25,19% và hiệu lực phòng trừ tăng lên đạt là 57,63%.

Ở công thức 3 khi số lần tưới chế phẩm T31 vào gốc cây nhiều nhất (tưới lần 1 sau trồng, lần 2 sau lần 1 là 7 ngày, lần 3 sau lần 2 là 7 ngày), số cây chết thấp nhất chỉ có 3 cây sau 30 ngày và hiệu lực phòng trừ cao nhất lên tới 82,15%.

Hiệu lực phòng trừ có sự tăng lên như vậy là do chế phẩm T31 với số lần xử lý nhiều hơn và có mặt cùng lúc với nấm S. sclerotiorum cho khả năng ức chế nấm bệnh tốt nhất nhờ khả năng phát triển nhanh mạnh đã cạnh tranh lấn chiếm được sự phát triển của nấm bệnh ngay từ đầu nên hiệu quả ức chế cao hơn so với các công thức khi xử lý T31 với số lần tưới ít hơn.

 Đối với loại đất được trộn với hạch nấm: bố trí thí nghiệm tương tự đối với loại đất được trộn với giá thể nấm bệnh.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng 4.19 và hình 4.30.

Bảng 4.19. Hiệu lực của số lần tưới chế phẩm nấm T31 vào đất phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn hạch nấm)

Công thức

Số cây thí nghiệm

Số cây sống

Tỉ lệ cây sống

(%)

Tỉ lệ cây bệnh sau mọc Hiệu

lực phòng trừ sau 30 ngày gieo(%)

10 ngày 20 ngày 30 ngày

Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%)

Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%)

Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%)

1 30 28 93,33 3 10,74 6 21,48 10 35,56 38,67c

2 30 29 96,67 3 10,37 6 20,74 6 20,74 64,15b

3 30 29 96,67 3 10,37 3 10,37 3 10,37 82a

4 30 26 86,67 6 23,15 14 54,17 15 57,87 _

LSD0,05 2,89 CV(%) 3,3

Chú thích: - a, b, c là chỉ số chỉ sự sai khác giữa các công thức

- Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05

Hình 4.30. Hiệu lực của số lần tưới nấm chế phẩm đối kháng T31 vào đất phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn hạch nấm)

sau 30 ngày gieo

Qua bảng 4.19 và hình 4.30, chúng tôi thấy sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là có ý nghĩa và sự sai khác trong công thức là chấp nhận được. Khi tưới cùng 1 lượng nấm đối kháng như nhau nhưng số lần tưới khác nhau thì hiệu lực phòng trừ cũng khác nhau.

Ở công thức 4 (đối chứng) khi không tưới nấm đối kháng chế phẩm T31 sau 30 ngày số cây chết lên tới 15 cây, tỷ lệ cây bị bệnh lên đến 57,87%. Cho thấy chế phẩm T31 có khả năng phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong điều kiện chậu vại tương đối cao.

Ở công thức 1, chỉ tưới lần 1 sau trồng có số cây chết là 10 cây giảm hơn so với công thức đối chứng 5 cây, tỷ lệ bệnh giảm xuống chỉ còn 35.56% và đạt hiệu lực phòng trừ là 38.67%.

Ở công thức 2, khi số lần tưới chế phẩm T31 tăng lên (tưới lần 1 sau trồng, lần 2 sau lần 1 là 7 ngày) số cây chết sau 30 ngày trồng giảm đi còn 6 cây, tỷ lệ bệnh giảm chỉ còn 20,74% và hiệu lực phòng trừ tăng lên đạt là 64,15%.

Ở công thức 3 khi số lần tưới chế phẩm T31 vào gốc cây nhiều nhất (tưới lần 1sau trồng, lần 2 sau lần 1 là 7 ngày, lần 3 sau lần 2 là 7 ngày), số cây chết thấp nhất chỉ có 3 cây sau 30 ngày và hiệu lực phòng trừ cao nhất lên tới 82%.

Hiệu lực phòng trừ có sự tăng lên như vậy là do chế phẩm T31 với số lần xử lý nhiều hơn và có mặt cùng lúc với nấm S. sclerotiorum cho khả năng ức chế nấm bệnh tốt nhất nhờ khả năng phát triển nhanh mạnh đã cạnh tranh lấn chiếm được sự phát triển của nấm bệnh ngay từ đầu nên hiệu quả ức chế cao hơn so với các công thức khi xử lý Tr.31 với số lần tưới ít hơn.

4.4.2.3. Kết quả phương pháp nhúng rễ: nhúng rễ cây con vào dung dịch chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma sp.(T31) rồi trồng

Để nghiên cứu về khả năng nhiễm bệnh thối hạch cải bắp và hiệu lực phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng Trichoderma sp. (T31) chúng tôi tiến hành thí nghiệm:

 Đối với loại đất được trộn với giá thể nấm bệnh:

Bố trí thí nghiệm: cho đất đã trộn với giá thể nấm bệnh vào các khay nhựa.

Nhúng rễ của 120 cây con vào dung dịch nấm đối kháng rồi đem trồng vào đất nhiễm bệnh, mỗi công thức 3 khay, mỗi khay 10 cây. Thí nghiệm được thực hiện theo 4 công thức, mỗi công thức (CT) lặp lại 3 lần.

CT 1: Pha 0,1 g chế phẩm nấm đối kháng T31 + 5 ml nước.

CT 2: Pha 0,3 g chế phẩm nấm đối kháng T31 + 5 ml nước.

CT 3: Pha 0,5 g chế phẩm nấm đối kháng T31 + 5 ml nước.

CT 4: Đối chứng không nhúng rễ.

+ Chỉ tiêu theo dõi: số cây sống, tỷ lệ cây sống, số cây bệnh, tỷ lệ cây bệnh sau mọc 10, 20, 30 ngày.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu được trình bày ở bảng 4.20 và hình 4.31.

Bảng 4.20. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý cây giống phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn giá thể nấm bệnh)

Công thức thí nghiệm

Số cây thí nghiệm

Số cây sống

Tỉ lệ cây sống

(%)

Tỉ lệ cây bệnh sau mọc

Hiệu lực phòng trừ sau 30 ngày gieo(%)

10 ngày 20 ngày 30 ngày

Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%) Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%) Số cây bệnh

Tỉ lệ cây bệnh

(%)

1 30 30 100 6 20,00 9 30 13 43,33 46,96c

2 30 29 96,67 7 24,44 8 27,78 9 31,11 61,79b

3 30 30 100 3 10,00 4 13,33 4 13,33 83,93a

4 30 27 90 11 40,74 14 51,85 22 81,48 _

LSD0,05 5,89 CV(%) 6,5

Chú thích: - a, b, c là chỉ số chỉ sự sai khác giữa các công thức

-Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05

Hình 4.31. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý cây giống phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới ( trộn giá thể nấm bệnh)

sau 30 ngày xử lí

Qua bảng 4.20 và hình 4.31 chúng tôi thấy sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là có ý nghĩa. Khi lượng chế phẩm nấm đối kháng T31 dùng để nhúng rễ cây con vào tăng lên thì tỷ lệ cây cải bắp bị nhiễm bệnh giảm đi và hiệu lực phòng trừ bệnh tăng lên.

Ở công thức 4 (đối chứng) khi không nhúng rễ cây con vào chế phẩm nấm T31, số cây bị nhiễm bệnh sau 30 ngày nhiều nhất 22 cây, tỷ lệ bệnh cao 81,48%.

Cho thấy nấm đối kháng T31 có khả năng phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong điều kiện chậu vại tương đối cao.

Ở công thức 1, với lượng nấm đối kháng T31 ít nhất (0,1g chế phẩm nấm đối kháng + 5ml nước) dùng để nhúng rễ cây con vào, số cây bị nhiễm bệnh là 13 giảm so với công thức đối chứng 9 cây, tỷ lệ bệnh giảm còn 43,33% và hiệu lực phòng trừ đạt 46,96%.

Ở công thức 2, khi lượng nấm đối kháng T31 dùng là 0,3g chế phẩm nấm đối kháng + 5 ml nước để nhúng rễ cây con vào, số cây bị nhiễm bệnh giảm đi còn 9 cây, tỷ lệ bệnh giảm còn 31,11% và hiệu lực phòng trừ tăng lên đạt 61,79%.

Ở công thức 3, với lượng nấm đối kháng T31 dùng nhiều nhất 0,5g chế phẩm nấm đối kháng + 5 ml nước, số cây cải bắp bị nhiễm bệnh là ít nhất chỉ có 4 cây và hiệu lực phòng trừ bệnh là cao nhất, lên tới 83,93%.

Hiệu lực phòng trừ có sự chênh lệch như vậy là do khi dùng nấm T31 với lượng nhiều hơn để nhúng rễ cây con và có mặt cùng lúc với nấm S. sclerotiorum cho khả năng ức chế nấm bệnh tốt nhất nhờ khả năng phát triển nhanh mạnh đã cạnh tranh lấn chiếm được sự phát triển của nấm bệnh ngay từ đầu nên hiệu quả ức chế cao hơn so với các công thức dùng nấm T31 với lượng ít hơn để nhúng rễ.

 Đối với loại đất được trộn với hạch nấm: Bố trí thí nghiệm tương tự với loại đất được trộn với giá thể nấm bệnh.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu được trình bày ở bảng 4.21 và hình 4.32.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp và thử nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng (trichoderma sp ) năm 2016 tại hà nội (Trang 85 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)