Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra thuế
2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác kiểm tra thuế
2.2.1. Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở một số Cục thuế của Việt Nam
2.2.1.1. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc Bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được hình thành cùng với sự tái lập của tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997. Kể từ khi hoạt động đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiều lần thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện mô hình quản lý theo chức năng (quy định tại các Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Cục thuế).
Hiện nay, toàn ngành thuế Vĩnh Phúc có 472 CBCC (không tính cán bộ theo hợp đồng 68), trong đó: trình độ trên đại học là 16 người (chiếm tỷ lệ 3%), đại học là 267 người (chiếm tỷ lệ 57%), cao đẳng là 15 người (chiếm tỷ lệ 3%), trung cấp là 160 người (chiếm tỷ lệ 34%), sơ cấp là 14 người (chiếm tỷ lệ 3%).
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Việt Nam nói chung và của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng được tổ chức theo cơ chế quản lý rủi ro. Thực tế đã chứng minh thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro là phương pháp tiên tiến và được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế; cơ quan thuế có thể nhanh chóng tập trung vào những ngành (lĩnh vực) có nguy cơ gây thất thu lớn nhất;
phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quản lý thuế và nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro được thể h iện theo mô hình dưới đây:
+ Mô hình 1: Chuyển từ thanh tra, kiểm tra theo diện rộng sang thanh tra, kiểm tra theo tiêu chí phân loại
+ Mô hình 2: Chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế.
+ Mô hình 2: Chuyển từ thanh tra kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.
- Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế: Công tác xác dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tuy đã được thực hiện sớm, giúp Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc chủ động trong việc triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của năm sau nhưng đôi khi vẫn còn mang tính chủ quan, cảm tính, dựa vào kinh nghiệm là chính, chứ chưa dựa vào đầy đủ các tiêu thức đánh giá mức độ rủi ro về thuế, do vậy việc lựa chọn đối tượng, nội dung cần thanh tra, kiểm tra nhiều khi chưa được chuẩn xác, dẫn đến tình trạng vẫn còn tồn tại một số cuộc thanh tra, kiểm tra không phát hiện số thuế truy thu, gây lãng phí nguồn nhân lực và làm giảm hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế hay NNT có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thì ko được đưa vào danh sách phải thanh tra, kiểm tra, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật còn NNT có ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt thì lại bị gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, kỹ thuật quản lý rủi ro đã được áp dụng vào hệ thống thuế trên toàn quốc. Tuy nhiên, chất lượng triển khai chưa cao. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh triển khai sớm và tương đối tốt điều này, tuy nhiên, việc ứng dựng kỹ thuật quản lý rủi ro vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa. Việc sử dụng các kỹ năng phân tích rủi ro trong quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT và tại trụ sở NNT; phân tích các chỉ tiêu trong BCTC và phân tích theo các tỷ suất vẫn còn được thực hiện một cách rời rạc, đơn lẻ, chưa có sự đồng nhất cao giữa các cán bộ, bộ phận.
2.2.1.2. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục thuế tỉnh Bắc Ninh Cục thuế tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 1133/QĐ/TCCB, ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Thời gian chính thức đi vào hoạt động của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh là từ ngày 01/1/1997.
Trong những năm qua Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tốt một số vấn đề sau:
- Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện việc quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai, tự nộp. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã và đang dần hoàn thiện đó là việc thanh tra thuế dựa trên kết quả phân tích đánh giá, phân loại đối với từng người nộp thuế. Việc thanh tra, kiểm tra thuế đúng đối tượng, tránh tràn lan và gây ảnh hưởng đến các đối tượng chấp hành tốt việc nộp thuế. Có được kết quả trên là do công tác thanh tra, kiểm tra đã bước đầu chuyển từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các NNT sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế, sử dụng phân tích thông tin để xác định đối tượng và nội dung cần thanh tra; Từng bước nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong thanh tra người nộp thuế. Thông qua công tác thanh tra, kiểm ta đã hướng dẫn người nộp thuế thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế; từng bước hạn chế thất thu thuế theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng ngành nghề, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế;
tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao nhận thức về pháp luật thuế, tự giác trong kê khai, quyết toán các khoản thu, nộp vào ngân sách nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế góp phần tích cực chống thất thu ngân sách nhà nước và nâng cao tuân thủ pháp luật thuế. Nhờ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, đã tiến hành xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế... góp phần tích cực trong việc chống thất thu NSNN, nâng cao việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Trong 03 năm qua (2011- 2013), tổng số xử lý truy thu thuế và phạt vi phạm hành chính qua công tác thanh tra đã nộp vào ngân sách nhà nước 113.787 triệu đồng.
- Đã ứng dụng tin học phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiể tra thuế đã ở mức độ cao hơn. Nếu như trước đây công tác thanh tra, kiểm tra thuế với số lượng máy vi tính còn ít, thiết bị thiếu, nhiều nội dung công việc phải thực hiện thủ công tính toán tổng hợp bằng tay. Hiện nay, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã trang bị đầy đủ 100% máy vi tính để bàn cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Sử dụng một số phần mềm phục vụ quản lý thuế như: Chương trình QLT - Hệ thống thông tin quản lý cấp Cục; Chương trình TINC - Hệ thống quản lý thông tin Người nộp thuế; Chương trình hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra... Bắt đầu
từ năm 2011, cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã triển khai Hệ thống iHTKK - Hỗ trợ kê khai thuế qua mạng internet với 2.232 doanh nghiệp đã và đang thực hiện kê khai thuế qua mạng.
- Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng có tính khoa học và chuyên nghiệp: Cán bộ thanh tra thuế ngày càng tăng về số lượng và chuẩn hoá trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế được tuyển dụng đều đạt trình độ đại học, sau khi được tuyển dụng, tất cả cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đều được đào tạo bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn. Thường xuyên tổ chức đào tạo kỹ năng quản lý thuế cho tất cả cán bộ thuế, đặc biệt là cán bộ làm việc thuộc các hệ thống quản lý theo chức năng, đào tạo nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra viên và một số kỹ năng mềm như văn hóa ứng xử và các kỹ năng giao tiếp; Đạo đức nghề nghiệp cán bộ thanh tra thuế, bồi dưỡng nâng cao năng lực về công nghệ thông tin. Hiện tại, 100% cán bộ thanh tra thuế có chứng chỉ tin học trình độ A- sử dụng máy tính thành thạo, biết khai thác và sử dụng các thông tin trên mạng nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý thuế và thanh tra thuế.
- Nhờ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế; Trước tiên là ngăn chặn, đầy lùi tình trạng thành lập "doanh nghiệp ma" để kinh doanh hoá đơn bất hợp pháp, kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN. Góp phần làm cho việc thực thi các luật và chính sách thuế đạt kết quả tốt hơn. Góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cùng với các biện pháp tuyên truyền hỗ trợ, công tác thanh tra, kiểm tra thuế góp phần nâng cao dần tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của người nộp thuế.
2.2.1.3. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục thuế tỉnh Đồng Nai Cục thuế tỉnh Đồng Nai có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thu thuế, phí, lệ phí và thu khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Để thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế, cục thuế có 3 phòng kiểm tra thuế, 33 đội kiểm tra thuế tại 11 chi cục thuế. Trong những năm qua Cục thuế tỉnh Đồng Nai đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, và tiến hành tổ chức kiểm tra. Tuy nhiên, quá trình đó Cục thuế tỉnh Đồng Nai cũng rút ra được kinh nghiệm trong quá trình thực tế kiểm tra như:
Công tác kiểm tra của Cục thuế thời gian qua đều cho thấy các doanh nghiệp lớn - điểm hình là các công ty điện tử, điện máy, nhà hàng đang hàng ngày bòn rút tiền thuế của Nhà nước với con số không hề nhỏ.
Hình thức trốn thuế của các doanh nghiệp này hay áp dụng là bán hàng không xuất hóa đơn. Sở dĩ họ làm được điều đó là vì không máy khách hàng quan tâm tới hóa đơn mà chỉ chú tâm tới việc mua được hàng hóa về để tiêu dùng. Bên cạnh việc bán hàng không có hóa đơn, họ có thể lập những báo cáo hàng hóa hư hại, đã lập biên bản hủy, nhưng thực tế lại được bán cho khách hàng, hoặc hàng lỗi phải bán lỗ, hay những mặt hàng nhỏ được dùng làm tặng phẩm đính kèm cho mặt hàng khác. Với việc bán hàng không xuất hóa đơn, công ty báo cáo thuế rất tùy tiện, So sánh giữa doanh số bán hàng của những cơ sở bán hàng xuất hóa đơn và không xuất hóa dơn thì kết quả rất khác nhau. Theo các doanh nghiệp này tự tính, tự khai và tự nộp thếu thì số tiền thuế mà doanh nghiệp nộp, nhà nước phải nợ họ tiền thuế. Có rất nhiều thủ thuật khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng lỗ giả, lãi thật trong đó nâng cao chi phí vật tư, nâng định mức vật tư cao hơn giá trị thực tế là những thủ thuật phổ biến. Một số đã lợi dụng việc đầu tư NSNN về địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng để kiếm lời.
Cục thuế tỉnh Đồng Nai đã áp dụng một số biện pháp sau để khắc phục tình trạng trên:
Một là, tổ chức triển khai việc rà soát kế hoạch đã xây dựng, sắp xếp, sớm bổ sung nguồn nhân lực tối đa cho công tác thanh tra thuế.
Hai là, tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra thuế: Xây dựng tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra chống chuyển giá, thanh tra chuyên ngành dược, thanh tra chuyên ngành ngân hàng, bảo hiểm.
Ba là, thực hiện phổ biến về hành vi vi phạm qua thanh tra thuế qua các năm theo từng chuyên ngành, đặc biệt là hành vi vi phạm mới. Nghiên cứu kỹ năng và phương pháp phát hiện các dạng vi phạm này để tổ chức tập huấn, trao đổi nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra; Tăng cường kỹ năng phân tích báo cáo tài chính cho lực lượng thanh tra.
Bốn là, báo cáo Tổng cục thuế về việc tiếp tục tăng cường lực lượng cho công tác thanh tra tiến đến đạt 30%-35% tổng số cán bộ công chức cơ quan vào cuối năm 2014. Hình thành tổ chức thanh tra tại các Chi cục thuế.
Năm là, xây dựng và triển khai thí điểm cơ chế đánh giá hiệu quả công việc kết hợp với bố trí, sử dụng luân phiên, luân chuyển cán bộ làm công tác thanh tra.