Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Hình 3.2. Khung phân tích của đề tài
Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Thu thập thông tin
1. Phỏng vấn chuyên gia, thiết kế bảng hỏi
2. Điều tra khảo sát
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp
Phân tích số liệu thu thập
Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc
Giang Nhóm yếu tố từ
CQT Nhóm yếu tố từ
NNT Nhóm yếu tố từ
CSPL
Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang
- Nhóm giải pháp đối với CQT - Nhóm giải pháp đối với NNT - Nhóm giải pháp đối hỗ trợ khác
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế của Ngành thuế các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã chọn Cục thuế tỉnh Bắc Giang - nơi tác giả đang công tác - làm địa điểm nghiên cứu. Đây là tỉnh có số thu về thuế đã được cải thiện trong những năm qua.
a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và được tác giả khai thác từ các nguồn dữ liệu sau:
- Hệ thống thông tin về NNT do CQT quản lý như: QLT (phần mềm quản lý thuế), QTT (phần mềm phân tích tình trạng NNT), TINC (phần mềm quản lý thông tin về NNT), BCTC (phần mềm hỗ trợ phân tích Báo cáo tài chính)…
- Các Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác thu NSNN của Cục thuế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2016
- Các báo cáo thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Băc Giang.
- Các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu trên các trang Web và Tạp chí chuyên ngành Thuế - Tài chính - Hải Quan của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Các tài liệu khác có liên quan.
Trên cơ sở các nguồn dữ liệu đã thu thập được nêu trên, tác giả tiến hành phân tích, chọn lọc thông tin phù hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu và viết luận văn.
b) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với một số lượng lớn người được điều tra với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề thực thi công tác kiểm tra chưa hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện vào tháng 8/2016.
Chọn mẫu điều tra:
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra người nộp thuế là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang.
- Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Xác định cỡ mẫu: (với sai số cho phép là 10%).
Với 1.646 doanh nghiệp đang chịu sự quản lý của Cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Áp dụng phương pháp xác định kích cỡ mẫu của Slovin, theo công thức:
N 1.646
n = --- = --- = 94 1+ N (e2) 1 + 1.646 (0,1)2
Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức Slovin là 94 mẫu, trong nghiên cứu này, tác giả chọn 100 mẫu đại diện. Trong 100 mẫu này, tác giả lấy theo cơ cấu DN nhà nước chiếm 13,5% tổng số doanh nghiệp Cục thuế tỉnh Bắc Giang quản lý tương ứng lấy 14 doanh nghiệp; DN ĐTNN chiếm 28,3%
tương ứng lấy 28 doanh nghiệp; DN NQD chiếm 58,2% tương ứng lấy 58 doanh nghiệp để điều tra. (Xem bảng 3.3).
Bảng 3.3. Danh sách doanh nghiệp điều tra
Đơn vị tính: doanh nghiệp Số TT DN theo địa bàn Tổng thể mẫu
điều tra
Số lượng mẫu
điều tra Cơ cấu (%)
Tổng cộng 1.646 100 100
1 DN nhà nước 223 14 13,5
2 DN ĐTNN 466 28 28,3
3 DN NQD 957 58 58,2
Nguồn: Tổng hợp điều tra Tác giả thực hiện phương pháp này qua các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia, tác giả
sẽ thiết kế bảng hỏi điều tra dành cho cán bộ ngành thuế tại tỉnh Bắc Giang đối với công tác kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang. Bước này tác giả thiết lập các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là những câu hỏi liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế với 3 nhóm yếu tố: Cơ quan thuế, người nộp thuế và chính sách pháp luật.
Bảng câu hỏi điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu 01 (phụ lục số 01).
Bước 2: Phát phiếu điều tra
Tác giả phát phiếu điều tra tới Các doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang. Đây là những đối tượng liên quan trực tiếp tới việc thực thi hoạt động kiểm tra: Phát phiếu điều tra trực tiếp, có hướng dẫn cụ thể cách điền vào phiếu điều tra và hẹn ngày thu lại phiếu.
Bước 3: Thu phiếu điều tra
Đến ngày hẹn, tác giả sẽ tiến hành thu lại phiếu. Tác giả chỉ thu thập phiếu và sẽ tiến hành xử lý sau.
Bước 4: Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Sau khi đã thu nhận tất cả các phiếu điều tra, tác giả tiến hành xem xét và loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, giữ lại các phiếu được điền đầy đủ. Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, tác giả có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Kết quả khảo sát được xử lý định tính ở các mức độ cụ thể như sau: Thông qua phiếu trưng cầu ý kiến thu lại được tôi tiến hành đánh giá kết quả. Hình thức đánh giá bằng các thang điểm như sau:
+ Rất ảnh hưởng : 03 điểm + Khá ảnh hưởng : 02 điểm + Ảnh hưởng : 01 điểm + Không ảnh hưởng : 0 điểm
Sau đó tính giá trị trung bình cho mỗi nhân tố đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc.
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu để mô tả bối cảnh trạng công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế nói riêng tại cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu về công tác kiểm tra thuế theo kế hoạch so với tiêu chuẩn và so sánh giữa các năm ...Trên cơ sở so sánh, có những đánh giá và biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích Các tiêu chí định lượng
Thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra thuế đã được tiến hành.
đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra thuế. Các tiêu chí này thường gồm:
+ Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành về số thời gian so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm.
+ Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra: đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế / Tổng số đối tượng kiểm tra bình quân / kiểm tra viên hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho kiểm tra ...
+ Hiệu quả trực tiếp của kiểm tra : đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu đã nộp NSNN; Tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng kiểm tra; Tỷ lệ trường hợp đối tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN / tổng số thuế truy thu.
Mặc dù có thể tính toán cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên, song trên thực tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ hiệu quả kinh tế của công tác kiểm tra. Bên cạnh việc tính toán các chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với các năm trước để đánh giá xu hướng
biến động của các chỉ tiêu, có như thế mới thấy rõ những tiến bộ của từng khâu công tác.
Các tiêu chí định tính
Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của hoạt động kiểm tra mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:
+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra thuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra (mức độ tái phạm).
+ Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa các NNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo mức xử phạt).
+ Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ CQT và tạo lòng tin của NNT vào hoạt động kiểm tra. Có thể đánh giá qua chỉ tiêu: Tỷ lệ CC thuế vi phạm pháp luật trong kiểm tra; tỷ lệ công chức thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý
Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại người nộp thuế và từng nội dung kiểm tra tương ứng.