Thực trạng công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 61 - 78)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang

4.1.4. Thực trạng công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Công tác kiểm tra thuế tại doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Bắc Giang được thược hiện theo quyết định số 746/QĐ - TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy trình kiểm tra thuế như sau:

Hình 4.1. Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra thuế đã được duyệt, phòng kiểm tra dự kiến thành lập đoàn kiểm tra và giao số lượng đơn vị cần kiểm tra cho từng đoàn kiểm tra theo kế hoạch đã được duyệt. Một đoàn kiểm tra khi kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế của Cục thuế Bắc Giang thường bố trí 3 đến 4 cán bộ kiểm tra, trong đó có 1 cán bộ là trưởng đoàn và các thành viên. Quyết định kiểm tra thuế được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 3 ngày làm việc, kể từ ngày ký.

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt và quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra (nếu có), Cục thuế tỉnh Bắc Giang thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT.

Việc kiểm tra được triển khai theo chuyên đề và tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, ngành nghề kinh doanh phức tạp; doanh nghiệp có hoạt động chuyển giá giữa các bên có giao dịch liên kết; doanh nghiệp âm thuế kéo dài, kinh doanh thua lỗ và nhiều năm chưa kiểm tra thuế; doanh nghiệp có số thuế được miễn, giảm, giãn, hoàn thuế lớn và các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế khác…

Chuyển HS sang bp kiểm tra Lập kế hoạch kiểm tra và chuyên đề KT

Chuẩn bị kiểm tra

Thực hiện kiểm tra

Lập biên bản kiểm tra

Xử lý kết quả kiểm tra

Chuyển HS sang cơ quan điều tra

Giám sát kết quả điều tra

4.1.4.2. Nội dung và kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế a) Nội dung kiểm tra thuế tại trụ sơ NNT

Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế bao gồm: kiểm tra về hóa đơn, chứng từ, sổ sách, hạch toán kế toán, quy trình sử dụng hóa đơn, số thuế nợ đọng, kiểm tra việc chấp hành kê khai các loại thuế mà doanh nghiêp phát sinh: môn bài, giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế nhà thầu, các khoản thu liên quan đến đất...

Kiểm tra căn cứ tính thuế

Kiểm tra căn cứ tính thuế là công việc có vai trò quan trọng nhất trong công tác kiểm tra thuế TNDN. Nó liên quan trực tiếp đến số thu. Do thực hiện theo chế độ NNT tự khai, tự nộp, mọi hồ sơ khai thuế TNDN đều có thể ẩn chứa các dấu hiệu vô ý hay cố tình vi phạm pháp luật về thuế, làm sai lệch căn cứ tính thuế, giảm số thuế phải nộp, gây thất thu cho NSNN. Công tác kiểm tra tiến hành có hiệu quả sẽ giảm thiểu rủi ro về thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật, đảm bảo khai đúng, nộp đủ, kịp thời số thuế phải nộp.

Kiểm tra doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế là một trong những yêu tố ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế TNDN phải nộp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, doanh thu tính thuế của một DN có thể được nhận từ nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau, từ nhiều địa bàn khác nhau, bằng nhiều phương thức thanh toán khác nhau…Do đó công tác kiểm tra doanh thu tính thuế ngày càng phức tạp và quan trọng. Căn cứ vào số dư trên TK 511, tiến hành so sánh với dữ liệu về doanh thu bán hàng hóa dịch vụ trong năm (từ nguồn tờ khai thuế GTGT) và doanh thu kê khai tính thuế TNDN.

Căn cứ vào số dư trên TK 511, TK 3334 giữa kỳ trước và kỳ này nếu doanh thu tăng nhưng không phát sinh thuế TNDN, đồng thời doanh nghiệp tăng đầu tư thì cần xem xét chi phí được trừ hoặc giá bán ra, giá mua vào.

So sánh dữ liệu về doanh thu bán hàng hóa dịch vụ trong quý với doanh thu kê khai tạm nộp thuế TNDN, so sánh đối chiếu giữa thuế GTGT nhà thầu khấu trừ tại nguồn với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ để xác định mối tương quan trong kê khai nghĩa vụ thuế.

Nhằm quản lý tốt việc kê khai doanh thu tính thuế của các DN, ngoài việc tuyên truyền, hỗ trợ kiến thức về kê khai, theo dõi kê khai của các DN, Cục thuế

tỉnh Bắc Giang còn tiến hành kiểm tra việc kê khai của một số đơn vị điển hình.

Qua đó phát hiện rất nhiều DN kê khai doanh thu chưa chính xác, có tình trạng che dấu doanh thu để trốn thuế. Cụ thể như sau:

Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra doanh thu tại một số doanh nghiệp năm 2016 Đơn vị tính: triệu đồng

TT Doanh nghiệp Doanh thu

DN kê khai

Doanh thu theo

thanh tra Chênh lệch

1 Công ty DV An Thịnh 21.423 22.100 + 677

2 Công ty Thanh Lâm 42.500 44.343 + 1.843

3 Công ty CP V.O.T 35.000 37.000 + 2,000

Nguồn: Cục thuế tỉnh Bắc Giang Nhìn vào bảng dữ liệu trên ta thấy, tình trạng DN khai doanh thu chưa chính xác, vẫn tồn tại với số doanh thu khai thiếu không nhỏ. Tình trạng che dấu doanh thu này làm giảm đáng kể số thuế phải nộp của các DN, ảnh hưởng đến số thu NSNN. Các doanh nghiệp có thể che dấu doanh thu bằng rất nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến là các cách sau:

Thứ nhất, tình trạng DN bỏ sót những khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu: Đây là tình trạng khá phổ biến đặc biệt xảy ra với doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt như trường hợp chủ đầu tư đã thanh toán tiền và đã có biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành, khối lượng quyết toán nhưng bên thi công lại không đưa vào doanh thu xác định kết quả kinh doanh trong kỳ mà treo trên công nợ ứng trước. Hoặc với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì việc ghi nhận doanh thu không đúng thời điểm bàn giao bất động sản đưa vào sử dụng là phổ biến. Việc bỏ sót những khoản doanh thu tính thuế trong kỳ, không hạch toán trong kỳ này mà hạch toán trong những kỳ tiếp theo, chuyển số thuế phải nộp sang kỳ sau thực chất là hành động chiếm dụng tiền thuế của nhà nước.

Ví dụ: Khi kiểm tra quyết toán thuế TNDN tại Công ty TNHH Thăng Long thời kỳ từ năm 2014-2015, đoàn kiểm tra Cục thuế Bắc Giang đã tăng doanh thu chịu thuế TNDN 1.150 triệu đồng năm 2014 do công ty không kê khai doanh thu của hợp đồng ký với Công ty CP Hoàn Hảo đã có khối lượng nghiệm thu hoàn thành nhưng doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn.

Thứ hai, các doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng với giá thực tế bán. Tình trạng này phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực: xe máy, đồ gỗ, bất động sản… Các lĩnh vực này rất nhạy cảm, khó quản lý nhưng nếu chúng ta có thể quản lý tốt thì số thu thuế sẽ tăng lên rất nhiều. Hiện nay, có một thực tế là giữa

“giá bán lẻ đề xuất” và giá bán thực tế có sự chênh lệch rất lớn. Thường thì giá ghi trên hóa đơn chỉ bằng hoặc thấp hơn mức “giá bán lẻ đề xuất”.

Ví dụ: “giá bán lẻ đề xuất” của xe Air Blade là 39.5tr đồng (đã có VAT), nhưng trên thực tế chiếc xe này được bán với giá 45 - 46 tr đồng (đã có VAT) tại Công ty xe máy Việt Nhật…

Thứ ba, các trường hợp doanh thu tăng do đơn vị quyết toán thấp hơn dữ liệu thực tế kê khai với cơ quan thuế, các trường hợp doanh nghiệp đã xoá bỏ hóa đơn nhưng không hợp lệ…

Ví dụ: Sai phạm phát hiện làm tăng doanh thu chịu thuế TNDN năm 2015 khi kiểm tra thuế tại Công ty TNHH Nam Huệ Long cụ thể như sau: (1) Doanh thu tính thuế TNDN tăng 27.160.000 đồng do đơn vị lập quyết toán thấp hơn so với doanh thu thực tế. (2) Tăng doanh thu số tiền 248.416.410 đồng do doanh nghiệp đã xoá bỏ hoá đơn không hợp lệ, đã ghi đầy đủ thông tin, dữ liệu và xé rời khỏi cuống, nhưng doanh nghiệp không đưa vào doanh thu năm 2015. Số thuế TNDN phải nộp năm 2012 tăng thêm là 77.161.395 đồng.

Hiện nay với chế tài rõ ràng hơn, mức xử phạt quy định cụ thể và cao, nên các vấn đề liên quan đến hóa đơn như: mua hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, kê khai sai giá bán đã hạn chế.

Qua phân tích trên ta thấy một thực trạng đó là, tình trạng che dấu doanh thu của các doanh nghiệp là khá phổ biến.

Kiểm tra chi phí hợp lý được trừ

Chi phí hợp lý được trừ là một yếu tố quyết định đến thuế TNDN. Doanh thu tính thuế có quan hệ cùng chiều với số thuế TNDN thì chi phí hợp lý được trừ có quan hệ ngược chiều với thuế TNDN phải nộp. Trong những năm qua, Cục thuế Tỉnh Bắc Giang đã làm tốt công tác kiểm tra chi phí hợp lý được trừ. Trên cơ sở xem xét tình hình kê khai của DN, cơ quan thuế đã tiến hành kiểm tra những doanh nghiệp có nghi ngờ sai phạm và phát hiện ra khá nhiều trường hợp hạch toán chi phí hợp lý không đúng. Cụ thể như sau:

Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra chi phí tại một số doanh nghiệp năm 2015 Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên doanh nghiệp Chi phí DN kê

khai

Chi phí

kiểm tra Chênh lệch

1 Công ty xây dựng Hưng Thịnh 47.257 43.235 -4.022

2 Công ty du lịch Hoàng Long 31.735 30.359 -1.376

3 Công ty TNHH Tiến Thành 50.973 50378 -595

Nguồn: Cục thuế tỉnh Bắc Giang Thông qua tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ta thấy, các doanh nghiệp do Cục thuế Bắc Giang quản lý đa số thực hiện tốt việc kê khai chi phí hợp lý được trừ, tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp khai chưa chính xác.

Trong đó có doanh nghiệp khai tăng chi phí hợp lý, có doanh nghiệp kê khai giảm chi phí hợp lý so với thực tế. Những doanh nghiệp kê khai giảm chi phí hợp lý là những doanh nghiệp bỏ sót doanh thu kéo theo bỏ sót chi phí. Một phần là do không hiểu biết pháp luật, một phần là để trì hoãn nộp thuế, giải quyết khó khăn về vốn. Còn lại phần lớn các DN là khai tăng chi phí hợp lý so với thực tế dẫn đến giảm thu nhập chịu thuế là do các DN tính chi phí vượt các mức khống chế mà pháp luật cho phép.

Các sai phạm chủ yếu liên quan đến chi phí hợp lý:

Một là, đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Các doanh nghiệp thường trích vượt mức quy định nhằm thu hồi vốn nhanh. Ví dụ: Đối với tài sản là bàn ghế,máy tính không đủ điều kiện để ghi nhận là tài sản nhưng có giá trị sử dụng lâu dài theo chuẩn mực kế toán thì phải đưa vào phân bổ trong 2 năm nhưng hầu như các DN chỉ phân bổ 1 lần. Doanh nghiệp trích khấu hao đối với tài sản cố định không thuộc sở hữu của doanh nghiệp (chưa chuyển quyền sở hữu từ cá nhân sang của doanh nghiệp),trích khấu hao nhanh đối với nhà xưởng.

Hai là, một số doanh nghiệp đã lợi dụng việc Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự xây dựng định mức tiêu hao vật tư để tăng khống chi phí vật tư: Các doanh nghiệp thường xây dựng một định mức tiêu hao lớn hơn thực tế để chi phí lớn làm cho kết quả kinh doanh trên sổ sách thường xuyên lỗ nên không phải nộp thuế TNDN.

Ví dụ: Công ty CP Việt Úc xây dựng định mức sản xuất thép năm 2014 là 1.2 kg nguyên vật liệu/1 kg thành phẩm. Khi kiểm tra vào năm 2014 đã tiến hành đấu tranh với đơn vị về việc định mức tiêu hao nguyên vật liệu và ấn định mức 1.1 kg nguyên vật liệu/1 kg thành phẩm. Do đó làm giảm chi phí khi tính thuế TNDN, đồng thời tính truy thu số tiền thuế TNDN của 2 năm 2014 và 2015 do đơn vị sai định mức số tiền thuế là 287.086.300 đồng, phạt tiền mức 10% trên số tiền thuế kê khai thiếu là: 28.708.630 đồng.

Ba là, vấn đề chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca: Đây là một khoản chi phí được trừ của doanh nghiệp khi xác định thuế TNDN. Qua kiểm tra thực tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây, bên cạnh một số doanh nghiệp thực hiện rất tốt việc kê khai chi phí tiền lường, tiền công thì vẫn còn có doanh nghiệp hạch toán sai khoản chi phí này. Những sai phạm chủ yếu trong vấn đề tiền lương, tiền công như sau: Vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động: có những doanh nghiệp có hiện tượng giả mạo hợp đồng lao động nhằm tăng chi phí tiền lương, tiền công được trừ. Đồng thời tính vào chi phí được trừ các khoản không có trong hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp kê khai mức tiền lương, tiền công trả cho người lao động cao hơn mức thực tế, mức tăng tiền lương không tương ứng với mức tăng lợi nhuận nhưng không có cơ sở để loại bỏ.

Lý do có thể là do doanh nghiệp và người lao động ngầm quy định với nhau gây khó khăn cho cán bộ thuế khi tiến hành thanh tra. Hoặc do các đơn vị cấp dưới thường xây dựng định mức cao khi trình lên đơn vị chủ quản thì được duyệt ngay mà không đi sâu vào kiểm tra. Doanh nghiệp khai chi phí tiền ăn giữa ca cao hơn thực tế, hoặc là kê khai chi phí tiền ăn giữa ca khi xác định thuế TNDN nhưng trên thực tế thì không có khoản này chi cho người lao động. Đặc biệt là vấn đề tiền lương, tiền công làm thêm giờ. Theo quy định hiện hành, tiền lương làm cơ sở xác định chi phí khi tính thuế TNDN phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước hợp đồng lao động tập thể. Nhưng trên thực tế, khi ký kết hợp đồng với người lao động, các doanh nghiệp thường quy định rất chung chung, không rõ ràng. Do đó rất khó khăn cho công tác thanh tra tiền lương làm thêm giờ thực tế.

Ví dụ: Đối với Công ty TNHH Việt Mỹ, loại khỏi giá vốn hàng bán chi phí tiền lương công nhân sản xuất do đơn vị tính và hạch toán mà không có hợp đồng lao động theo quy định số tiền 398 triệu đồng. Do đó truy thu số tiền thuế TNDN tương ứng là 111,44 triệu đồng.

Bốn là, trích dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng quy định, thường là trích quá hoặc không đủ điều kiện được trích.

Ví dụ: Công ty Sản xuất nông sản Đài Việt năm 2015 trích dự phòng 600 triệu đồng cho khoản nợ trên 2 năm của khách hàng nhưng không có đối chiếu của khách hàng nợ về số tiền còn nợ nên đoàn kiểm tra đã loại khoản này, số thuế TNDN tăng là 168 triệu đồng.

Năm là, hạch toán vào chi phí những khoản chi sai nguồn không phục vụ sản xuất kinh doanh như: chi ủng hộ, chi tham quan nghỉ mát, khen thưởng…

Ví dụ: Công ty du lịch Hoàng Hà, năm 2015 hạch toán vào tài khoản 642- chi phí quản lý doanh nghiệp tiền chi tham quan nghỉ mát: 70 triệu đồng. Các khoản chi này doanh nghiệp phải hạch toán vào quỹ khen thưởng phúc lợi.

Sáu là, hạch toán vào chi phí những khoản chi phí tài chính không hợp lý + Vay vốn để góp vốn điều lệ còn thiếu

Ví dụ: Công ty CP SX gạch ngói Ngọc Lý, thành lập năm 2014, vốn điều lệ là 70 tỉ đồng và hợp đồng tiến độ góp vốn điều lệ quy định góp đủ tới tháng 10/2014.Nhưng đến thời điểm tháng 12/2014 công ty mới góp được có 54 tỉ đồng, còn thiếu 6 tỉ đồng. Công ty đã vay ngân hàng khoản tiền 16 tỉ đồng để góp vốn điều lệ. Cuối năm quyết toán công ty đưa khoản chi phí tài chính là lãi vay: 800 triệu đồng vào chi phí. Khi tiến hành kiểm tra đoàn đã giảm chi phí này ra khỏi chi phí hợp lý và truy thu số tiền thuế TNDN là 200 triệu đồng.

+ Vốn hoá chi phí tài chính

Ví dụ: Khi tiến hành kiểm tra Công ty Tân Hiệp, đoàn kiểm tra yêu cầu giảm chi phí tài chính 5.876 triêu đồng, đồng thời ghi tăng giá trị tài sản đầu tư (vốn hoá) - quyền sử dụng đất của khoản chi phí trả lãi tiền vay 3.734 triệu đồng và khoản lãi trả chậm 444 triệu đồng liên quan đến diện tích đất 19.789 m2 theo hợp đồng cho thuê lại đất tại khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng giữa công ty kinh doanh bất động sản Viglacera (bên cho thuê đất) với Công ty Tân Hiệp (Bên thuê đất). Để sử dụng vào mục đích xây dựng kho bãi kinh doanh dịch vụ (triển khai dự án kho hàng kéo dài). Tài sản hiện đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư. Đồng thời truy thu số tiền thuế TNDN còn thiếu năm 2014 số tiền thuế TNDN là 632 triệu đồng tương ứng với phần chi phí ghi giảm.

Bảy là, chi phí giảm do đoàn kiểm tra ấn định chi phí do doanh nghiệp không hạch toán được chi phí, không có căn cứ để xác định dữ liệu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 61 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)