Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Nội dung nghiên cứu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
a. Phân cấp quản lý thu
Công tác quản lý thu BHXH là cách thức tổ chức công tác thu BHXH do cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH quy định, nhằm hướng dẫn điều chỉnh các bộ phận trong hệ thống BHXH hoạt động theo một phương thức thống nhất.
Trong công tác quản lý thu BHXH, phân cấp quản lý thu BHXH sẽ đảm bảo cho công tác thu được đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về thông tin chỉ đạo, xử lý kịp thời các vướng mắc và chuyên môn hoá từng khâu. Đối với việc phân cấp của ngành BHXH hiện hay, công tác thu BHXH được phân thành các cấp quản lý theo mô hình sau:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH Nguồn: BHXH Việt Nam Theo mô hình trên thì việc phân cấp thu BHXH được chia làm ba cấp: Cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Trong 3 cấp quản lý thu thì chỉ có cấp tỉnh và cấp huyện trực tiếp thu BHXH của các đối tượng, cấp Trung ương có nhiệm vụ
BHXH Việt Nam
BHXH tỉnh 1
BHXH huyện
1.1
BHXH huyện
1.n
BHXH huyện
64.1
BHXH huyện
64.n BHXH
tỉnh 2
BHXH tỉnh n
BHXH tỉnh 64
lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ, tổng hợp số liệu thu toàn quốc và nghiên cứu, xây dựng tham mưu giúp Chính phủ đưa ra các văn bản chỉ đạo, xử lý những vướng mắc trong công tác thu và trực tiếp chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ thu BHXH.
BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (BHXH tỉnh) có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công tác thu BHXH trong địa bàn toàn tỉnh gồm các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, và còn trực tiếp thu BHXH của các đơn vị có yếu tố nước ngoài, đơn vị có số lượng lao động lớn, các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp tỉnh đóng trên địa bàn, đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo số liệu thu của toàn tỉnh gửi lên BHXH trung ương.
BHXH cấp thành phố, thị xã, huyện (BHXH huyện) trực tiếp thu BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
Các chu trình thu được thực hiện theo một nguyên tắc khép kín từ Trung ương đến cơ sở.
b. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm + Quy trình quản lý thu BHXH:
Sơ đồ 2.3. Quy trình quản lý thu BHXH
Nguồn: BHXH Việt Nam Quy trình quản lý thu
BHXH
Lập, xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm
Tổ chức thực hiện thu BHXH
Chuyển tiền thu BHXH
Lập và báo cáo thu BHXH
+ Theo điều 36, chương 5, Quyết định số 959/QĐ - BHXH:
- BHXH huyện: Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu:
Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn, rà soát và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu K01-TS) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh theo quy định. Lập 02 bản kế hoạch ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, 01 bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo phân cấp ngân sách địa phương để tổng hợp trình UBND huyện quyết định, 01 bản gửi BHXH tỉnh để tổng hợp toàn tỉnh. Xây dựng, điều chỉnh kinh phí hỗ trợ thu, hoa hồng đại lý:
trên cơ sở dự kiến kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh để xây dựng điều chỉnh kinh phí hỗ trợ thu, hoa hồng đại lý gửi BHXH tỉnh theo quy định.Thời gian: theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
- BHXH tỉnh: Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu:
Lập 02 bản kế hoạch, 02 bản kế hoạch điều chỉnh thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu K01-TS) và kinh phí hỗ trợ công tác thu đối với đơn vị do tỉnh trực tiếp thu. Tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu K01-TS), gửi BHXH Việt Nam. Lập 02 bản kế hoạch ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định.
Giao kế hoạch thu: Trên cơ sở kế hoạch thu, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác thu, hoa hồng đại lý được BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN; kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu, hoa hồng đại lý cho BHXH tỉnh và BHXH huyện.
Thời gian: theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
- BHXH Việt Nam: Tổng hợp, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch, giao kế hoạch đảm bảo sát tình hình thực tế và khả năng thực hiện.
2.1.2.2. Tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
a. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản lý thu BHXH là phải thực hiện quản lý thu BHXH của tất cả đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, do đó công tác quản lý thu BHXH đòi hỏi phải nắm chính xác quá trình tham gia BHXH của từng người lao động và nguồn hình thành quỹ BHXH. Vì
vậy hoạt động quản lý thu BHXH phải được xây dựng một cách đồng bộ có hệ thống, đúng nguyên tắc và hướng đến mục tiêu phải đảm bảo việc xác định toàn bộ quá trình tham gia BHXH của từng đối tượng lao động và cơ chế hoạt động quỹ BHXH.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc; Quyết định số 959/QĐ - BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc Ban hành Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Theo điều 2-Luật BHXH số 58/2014/QH13, Đối tượng thu BHXH bắt buộc bao gồm:
* Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
* Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
* Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
* Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
b. Quản lý Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo điều 85-Luật BHXH số 58/2014/QH13: Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
* Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
* Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau: Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần; Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua DN, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội
theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
* Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
* Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
* Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
* Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
* Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau: Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Theo điều 86-Luật BHXH số 58/2014/QH13: Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
* Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
* Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với
mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
* Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.
* Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Theo Điều 6 - Quyết định 959/QĐ-BHXH: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
* Tiền lương do Nhà nước quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở; Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương; Người lao động quy định tại Điểm 1.6, Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.
* Tiền lương do đơn vị quyết định: Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ; Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động; Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật; Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng; Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
* Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này mà cao
hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
c. Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
* Thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Quỹ BHXH bắt buộc cần được quản lý thống nhất ở BHXH Việt Nam. Để thực hiện nguyên tắc trên các đơn vị BHXH các tỉnh (thành phố), huyện được mở các tài khoản chuyên thu BHXH ở hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sử dụng tài khoản này chỉ để thu tiền nộp BHXH ở khu vực quản lý của mình và định kỳ chuyển số tiền thu được lên cấp trên, từ đó tiền thu BHXH được tập trung thống nhất tại BHXH Việt Nam. Trong quá trình thu và lưu chuyển số tiền thu BHXH từ đơn vị cơ sở lên BHXH Việt Nam, các đơn vị không được phép sử dụng tiền thu BHXH cho bất cứ một nội dung nào khác.
* Thông tin, báo cáo thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
- BHXH huyện gửi BHXH tỉnh: Báo cáo tháng: trước ngày 03 của tháng sau; dữ liệu điện tử chuyển trước ngày 02. Báo cáo quý: trước ngày 10 tháng đầu quý sau, kèm theo dữ liệu điện tử. Báo cáo năm: trước ngày 10/01 năm sau, kèm theo dữ liệu điện tử.
- BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam: Báo cáo tháng: trước ngày 05 tháng sau, dữ liệu điện tử chuyển trước ngày 03. Riêng dữ liệu điện tử báo cáo chỉ tiêu quản lý thu, cấp sổ, thẻ (Mẫu B01-TS): đồng thời gửi Ban Thu, Ban Sổ-thẻ. Báo cáo quý: trước ngày 25 tháng đầu quý sau, kèm theo dữ liệu điện tử. Báo cáo năm: trước ngày 25/01 năm sau, kèm theo dữ liệu điện tử.
* Hồ sơ, tài liệu thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
- BHXH tỉnh: Xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH trong địa bàn tỉnh. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.
- BHXH các cấp: Tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác sử dụng. Thực hiện ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý người tham gia.
* Truy thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo điều 23, chương 3, Quyết định số 959/QĐ - BHXH: Truy thu các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN; điều