Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 58)

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ số liệu liên quan đến tình hình tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHXH, mức đóng BHXH, tình hình thu BHXH được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của cơ quan BHXH huyện Tân Sơn.

- Phương pháp thu thập chủ yếu là tổng hợp từ các tài liệu như các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác BHXH, các báo cáo từ các cơ quan ban nghành, các công trình nghiên cứu đã được công bố; thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang website liên quan ...

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

* Tài liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra từ một số lãnh đạo, cán bộ tham gia công tác thu và quản lý thu BHXH, các chủ doanh nghiệp và người lao động. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi, các mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp

110 người. Được sử dụng nhằm thu thập thêm các thông tin liên quan đến thực trạng, những điểm yếu kém trong chính sách và thực hiện công tác quản lý thu BHXH từ các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động có liên quan đến các thông tin đề tài luận văn cần thu thập. Luận văn tập trung khảo sát, điều tra trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với chủ sử dụng lao động, người lao động theo mẫu định sẵn với phương thức điều tra chọn mẫu. Sau khi các thông tin được thu thập sẽ tiến hành phân loại, lựa chọn, để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

* Chọn mẫu nghiên cứu:

Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập qua cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ BHXH huyện, đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Việc điều tra các đơn vị sử dụng lao động và người lao động chia theo khối loại hình doanh nghiệp khác nhau:

- Thứ nhất, Để nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát đại diện 10 cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội, quản lý thu bảo hiểm xã hội ở BHXH huyện Tân Sơn trong tổng số 15 CBCCVC của đơn vị, tương đương 67% (chiếm 2/3 số cán bộ);

- Thứ hai, khảo sát 30 đơn vị trong tổng số 274 đơn vị, tương đương 10% . Trong đó với phương thức điều tra chọn mẫu đại diện ngẫu nhiên chi tiết như sau:

+ Doanh nghiệp nhà nước: khảo sát 1 trong tổng số 4 đơn vị;

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: khảo sát 7 trong tổng số 65 đơn vị;

+ Đơn vị HCSN, Đảng đoàn thể: khảo sát 10 trong tổng số 95 đơn vị;

+ Đơn vị xã, phường, thị trấn: khảo sát 2 trong tổng số 17 đơn vị;

+ Khối HTX, hộ kinh doanh cá thể: khảo sát 10 trong tổng số 93 đơn vị;

- Thứ ba, khảo sát 70 lao động trong tổng số 3.603 lao động đang làm việc tại các đơn vị, tương đương 2%. Trong đó với phương thức điều tra chọn mẫu đại diện ngẫu nhiên, gồm cả lao động được tham gia BHXH và lao động chưa được tham gia BHXH theo khối loại hình doanh nghiệp chi tiết như sau:

+ Doanh nghiệp nhà nước: khảo sát 4 người trong tổng số 201 người;

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: khảo sát 6 người trong tổng số 295 người;

+ Đơn vị HCSN, Đảng đoàn thể: khảo sát 48 người trong tổng số 2.493 người;

+ Đơn vị xã, phường, thị trấn: khảo sát 8 người trong tổng số 390 người;

+ Khối HTX, hộ kinh doanh các thể: khảo sát 4 người trong tổng số 224 người;

Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra

TT Đối tượng điều tra Tổng số người)

1 Lãnh đạo, cán bộ làm công tác thu, quản lý thu BHXH 10

2 Chủ doanh nghiệp 30

3 Người lao động 70

Nguồn: Dự kiến điều tra của học viên 3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin

* Phương pháp xử lý thông tin:

- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, chẳng hạn như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các bộ phận của BHXH huyện.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mền Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.

* Phương pháp phân tích:

- Phương pháp thống kê:

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động,…qua đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn.

- Phương pháp so sánh:

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu, nó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh

giá được một cách khách quan thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, để từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

- Phương pháp chuyên gia:

Dựa vào ý kiến của các chuyên gia, những người am hiểu về lĩnh vực mà ta đang nghiên cứu. Từ đó có thể nhận xét, đánh giá, kết luận chính xác để đưa ra những giải pháp phù hợp, có hiệu quả cho việc nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Nhóm quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

- Tỷ lệ LĐ, đơn vị tham gia BHXH =

Số lao động, đơn vị tham gia

x 100 Tổng số lao động,

đơn vị hiện có

- Tỷ lệ DN tham gia BHXH =

Số DN tham gia BHXH

x 100 Số DN đăng ký

kinh doanh

- Biến động về số người tham gia

BHXH =

Số người (kỳ này)

x 100 Số người (kỳ trước)

3.2.3.2. Nhóm quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc

- Mức tiền lương đóng BHXH: tỷ lệ mức tiền lương bình quân đóng BHXH so với thu nhập bình quân thực tế.

3.2.3.3. Nhóm quản lý thu BHXH bắt buộc

- Biến động số tiền thu BHXH = Số tiền (kỳ này)

x 100 Số tiền (kỳ trước)

- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch

thu BHXH =

Kết quả thực hiện

x 100 Kế hoạch giao

- Tỷ lệ nợ đọng BHXH = Số tiền BHXH nợ đọng

x 100 Số tiền BHXH phải thu

- Số lượng, chất lượng CBCCVC làm công tác BHXH trên địa huyện Tân Sơn.

- Mức độ đánh giá của CBCCVC về chất lượng công tác đào tạo; mức độ hiểu biết và hài lòng của người lao động về chính sách BHXH, công tác quản lý thu BHXH của BHXH huyện Tân Sơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)