Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng công việc của người lao động tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và phát triển công nghệ môi trường việt nam (Trang 57 - 63)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THỜI GIAN

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Thang đo mức độ mức độ hài lòng công việc của nhân viên trong Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và Phát triển Công nghệ Môi trường Việt Nam được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Cronbach alpha là hệ số được ứng dụng phổ biến nhất khi đánh giá độ tin cậy của những thang đo đa biến (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên).

Nó đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang

đo để đo lường cùng một khái niệm. Trong phân tích nhân tố, nhiều nhà nghiên cứu hoàn toàn đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 trờ lền gần đến 1 thì thang đo là tốt. Từ 0,6 đến gần 0,8 là sử dụng được.

Nguyên tắc kiểm định các biến

Sau khi ứng dụng phần mềm SPSS để tính hệ số Cronbach’s Alpha (hệ số α) có thể cải thiện giá trị của hệ số này bằng cách: Quan sát cột “Cronbach alpha nếu loại biến”, nếu ta thấy trong cột này có giá trị lớn hơn giá trị α mà ta thu được trước khi loại biến thì ta còn có thể cải thiện hệ số α bằng cách loại đi chính biến khi được chỉ định đó. Trong đánh giá độ tin cậy thang đo, cần ghi nhận rằng Cronbach Alpha đo lường độ tin cậy của cả thang đo chứ không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hơn thế, các biến trong cùng một thang đo dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường người ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu.

4.2.1.1. Kiểm định sự tin cậy của nhân tố Điều kiện làm việc

Bảng 4.3. Kết quả kiểm định sự tin cậy của nhân tố “Điều kiện làm việc”

Thang đo Điều kiện làm việc

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach alpha nếu loại biến α = 0,861

DK1 20,5099 11,186 0,683 0,834

DK2 20,5545 11,253 0,679 0,835

DK3 20,5792 11,160 0,713 0,830

DK4 20,5792 10,892 0,725 0,828

DK5 20,5050 11,137 0,757 0,825

DK6 20,4208 11,857 0,641 0,841

DK7 20,7921 12,305 0,319 0,893

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) - Cỡ mẫu 202

- Kết quả từ phân mềm SPSS 20

Kết quả thể hiện ở bảng 4.3 cho thấy thang đo Điều kiện làm việc được cấu thành bởi bảy biến quan sát. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Điều kiện làm việc là 0,861 (>0,6). Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,319 đến 0,757 (>0,3), hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến dao động từ 0,825 tới 0,893 (>0,6). Mặc dù biến quan sát DK7 có hệ số Cronbach Alpha nếu loại bằng 0,893 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo là 0,861 nhưng ta vẫn giữ lại để xem việc phân tích nhân tố biến quan sát này có bị loại không.

4.2.1.2. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “Đặc điểm công việc”.

Bảng 4.4. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố

“Đặc điểm công việc”.

Thang đo Đặc điểm công việc

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach alpha nếu loại

biến α = 0,893

DD1 17,9901 9,293 0,776 0,865

DD2 17,8911 10,058 0,639 0,886

DD3 17,9604 9,541 0,732 0,872

DD4 17,8812 10,016 0,659 0,883

DD5 17,8911 9,600 0,711 0,875

DD6 17,9109 9,684 0,772 0,866

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) - Cỡ mẫu 202

- Kết quả từ phân mềm SPSS 20

Kết quả bảng 4.4 cho thấy thang đo Đặc điểm công việc được cấu thành bởi sáu biến quan sát. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Đặc điểm công việc là 0,893 (>0,6). Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,639 đến 0,776 (>0,3). Hệ số tương quan biến tổng nếu loại biến dao động từ 0,865 tới 0,886 (>0,6). Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

4.2.1.3. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “Đồng nghiệp”

Bảng 4.5. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “ Đồng nghiệp”

Thang đo Đồng nghiệp

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach alpha nếu loại biến α = 0,882

DN1 14,9158 6,535 0,839 0,830

DN2 14,9554 6,401 0,792 0,838

DN3 14,9505 6,445 0,809 0,835

DN4 14,9257 6,228 0,852 0,824

DN5 14,9653 7,437 0,384 0,940

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) - Cỡ mẫu 202

- Kết quả từ phân mềm SPSS 20

Kết quả bảng 4.5 cho thấy thang đo Đồng nghiệp được cấu thành bởi năm biến quan sát. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Đồng nghiệp là 0,882(>0,6).

Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,384 đến 0,852 (>0,3). Hệ số tương quan biến tổng nếu loại biến dao động từ 0,824 tới 0,940 (>0,6). Mặc dù biến quan sát DN5 có hệ số Cronbach Alpha nếu loại bằng 0,940 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo là 0,882 nhưng ta vẫn giữ lại để xem việc phân tích nhân tố biến quan sát này có bị loại không.

4.2.1.4. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “Cấp trên”

Bảng 4.6. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “Cấp trên”

Thang đo Cấp trên

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach alpha nếu loại biến α = 0,914

CT1 22,1040 11,198 0,784 0,897

CT2 22,0693 10,950 0,746 0,901

CT3 22,0149 10,970 0,779 0,897

CT4 22,0891 11,087 0,764 0,899

CT5 22,0149 12,204 0,642 0,911

CT6 21,9950 11,866 0,663 0,909

CT7 22,0495 10,734 0,795 0,895

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) - Cỡ mẫu 202

- Kết quả từ phân mềm SPSS 20

Kết quả bảng 4.6 cho thấy thang đo Cấp trên được cấu thành bởi bảy biến quan sát. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Cấp trên là 0,914 (>0,6). Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,642 đến 0,795 (>0,3). Hệ số tương quan nếu loại biến dao động từ 0,897 đến 0,909. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

4.2.1.5. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “Thưởng – phúc lợi”

Bảng 4.7. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “Thưởng – phúc lợi”

Thang đo Thưởng – phúc lợi

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach alpha nếu loại biến α = 0,895

TP1 18,3317 8,213 0,723 0,876

TP2 18,5545 8,626 0,685 0,882

TP3 18,3911 8,966 0,676 0,883

TP4 18,5594 8,118 0,771 0,868

TP5 18,4257 8,465 0,733 0,874

TP6 18,5050 8,371 0,722 0,876

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) - Cỡ mẫu 202

- Kết quả từ phân mềm SPSS 20

Kết quả Bảng 4.7 cho thấy thang đo Thu nhập – phúc lợi được cấu thành bởi ba biến quan sát. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Thu nhập – phúc lợi là 0,895 (>0,6). Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,676 đến 0,771 (>0,3). Hệ số tương quan nếu loại biến dao động từ 0,868 đến 0,883. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

4.2.1.6. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “Lương”

Bảng 4.8. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “Lương”

Thang đo Lương

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach alpha nếu loại biến

α = 0,936

LU1 11,5990 2,789 0,874 0,909

LU2 11,5446 2,777 0,853 0,915

LU3 11,6535 2,904 0,774 0,941

LU4 11,5842 2,781 0,898 0,901

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) - Cỡ mẫu 202

- Kết quả từ phân mềm SPSS 20

Kết quả Bảng 4.8 cho thấy thang đo Lương được cấu thành bởi bốn biến quan sát. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Lương là 0,936 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng dao động từ 0,774 đến 0,898 (>0,3). Hệ số tương quan nếu loại biến dao động từ 0,901 tới 0,941 (>0,6). Mặc dù biến quan sát LU3 có hệ số Cronbach Alpha nếu loại bằng 0,941 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo là 0,936 nhưng ta vẫn giữ lại để xem việc phân tích nhân tố biến quan sát này có bị loại không.

4.2.1.7. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố “Cơ hội đào tạo thăng tiến”

Bảng 4.9. Kiểm định sự tin cậy của thang đo nhân tố

“ Cơ hội đào tạo thăng tiến”

Thang đo Cơ hội thăng tiến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach alpha nếu loại biến α = 0,874

CH1 13,9901 7,701 0,712 0,845

CH2 14,0248 7,576 0,667 0,857

CH3 14,0545 7,694 0,674 0,854

CH4 14,0099 8,239 0,644 0,860

CH5 14,8911 7,590 0,831 0,818

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) - Cỡ mẫu 202

- Kết quả từ phân mềm SPSS 20

Kết quả bảng 4.9 cho thấy thang đo Cơ hội thăng tiến được cấu thành bởi năm biến quan sát. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Cơ hội thăng tiến là 0,874(>0,6). Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,644 đến 0,831 (>0,3).

Hệ số tương quan nếu loại biến dao động từ 0,818 tới 0,860 (>0,6). Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

* Sau khi phân tích Cronbach Alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá cao và đều lớn hơn 0,6, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Vì vậy tất cả các biến được chấp nhận. Do đó, 40 biến được đưa vào để phân tích nhân tố khám phá.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng công việc của người lao động tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và phát triển công nghệ môi trường việt nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)