III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
2. Giới thiệu số có 4 chữ số
GV cho học sinh lấy ra một tấm bìa rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có
Mấy cột ?
- Mỗi cợt cĩ mấy ơ vuơng ?
Vậy mỗi tấm bìa có mấy ô vuông ?
+ GV cho học sinh quan sát hình vẽ SGK rồi nhận xét để biết
- Học sinh quan sát nhận xét và trả lời các câu hỏi.
- mỗi tấm bìa có 10 cột, - mỗi cọt có 10 ô vuông -Có 100 ô vuông.
- Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông
- Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa vậy nhóm tứ nhất có 1000 ô vuông.
- Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông.
- Nhóm thứ ba chỉ có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông vậy nhóm thứ ba có 20 ô vuông.
- Nhóm thứ tư có 3 ô vuông.
+ Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.
+ GV cho học sinh quan sát bảng các hàng từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm hàng nghìn, GV hướng dẫn học sinh nhận xét rút ra :
Số 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải : Chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị.
Viết là : 1423. đọc là : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
2. Luyờùn tập thực hành :
+ Bài 1 : GV hướng dẫn cho học sinh tương Học sinh theo dõi sau đó tự làm bài vào vở
tự như bài học, rồi cho HS tự làm.
- Tương tự cho học sinh làm bài B.
+ Bài 2 : Cho học sinh làm bài vào vở.
+ Bài 3a : 1 học sinh nêu yêu cầu của bài - Cho học sinh thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống. Rồi đọc lần lượt các số trong dãy số.
- Tương tự cho học sinh làm bài 3b, 3c.
- Viết số :4231. đọc số : Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt.
- 2 học sinh ngồi cạnh đổi vở nhau dò bài - 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh thi đua nhau đọc.
- Cho học sinh đọc nhiều lần từng dãy số.
- Cho các em làm bài vào vở. Giáo viên thu một số vở chấm và nhận xét.
IV- Củng cố :2 học sinh lên đọc và viết các số có bốn chữ số sau : 1234. 4563. 2341 - Cho 1 học sinh lên bảng điền số vào bài tập GV cho sẵn.
V- Tổng kết –Dặn dò :Về nhà củng cố đọc và viết các số có 4 chữ số.
Vận dụng làm tất cả các bài tập trong sách bài tập toán.Chuẩn bị cho giờ học sau.
Tiết 19
ĐẠO ĐỨC
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ I- Mục tiêu : . Học sinh biết được :
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
.Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II- Đồ dùng học tập : Các bài thơ, bài hát nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra thi học kì I
2. Bài mới : Giới thiệu bài :Cho Hs cả lớp hát bài hát :GV ghi đề bài lên bảnghọc sinh nhắc lại + Hoạt động 1 : Phân tích thông tin
- Học sinh biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế.
- Học sinh hiểu trẻ em có quyềnđược tự do kết giao với bạn bè
+ GV chia nhóm. Phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẫu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận :Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới. Thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác.
+ Hoạt động 2 : Du lịch thế giới
* Mục tiêu : Học sinh biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực.
+GV chia mỗi nhóm học sinh đóng vai trẻ em của một nước như : Laỉo, Cam-pu- chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,….
Học sinh ra chào múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hoá của dân, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em của nước đó.
+ Thảo luận cả lớp :
Qua phần trình bày của các nhóm em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau?
- Những sự giống nhau đó nói lên điều gì ?
- Các nhóm trình bày, sau mỗi lần trình bày của một nhóm, các học sinh khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.
- Giốùng nhau yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình,…
- Nói lên đều có các quyền được sống, được đối xử bình đẳng, quuyền đu7ọc giáo dục, được có gia đình,…
+ Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
*Mục tiêu : Học sinh biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
+GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo - Các nhóm thảo luận.
luận, iệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Đại diện các nhóm trình bày, học sinh cả lớp thảo luận, nhận xét bổ sung.
* GV kết luận :Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách các em có thể tham gia các hoạt động :
- Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế.
- Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác.
- Tham gia các cuộc giao lưu.
- Viết thư, gửi ảnh, gửi quà cho các bạn,….
IV- Củng cố : Hôm nay ta học đạo đức bài gì ?
- Trẻ em các nước cò những điểm gì giống nhau ? - Những sự giống nhau đó nói lên điều gì ?
- Để thể hiện tình hữu nghị đoàn kết với thiếu nhi quốc tế các em làm những cách nào ?
V- Tổng kết – dặn dò : Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống,… Nhưng có điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình,…
Đều có quyền được sống còn, được đối xử bình đẵng, quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình.
- Về nhà học bài, sưu tầm thêm các tranh, ảnh, truyện, bài báo,…Về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
- Nhận xét giờ học – tuyên dương.
TOÁN LUYỆN TẬP I-Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số ( mỗi chữ số đều khác không).
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong từng dãy số.
- Làm quen bước đầu với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000) - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong học toán.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định :
2. Bài cũ : Cả lớp viết vào bảng con các số có 4 chữ số và đọc 3.Bài mới :
1. Gới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bảng – học sinh nhắc lại.
2. Thực hành luyện tập :
+ Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập - Cho học sinh đọc rồi tự viết số( có bốn chữ số) theo mẫu.
- Khi học sinh viết xong nhìn số đọc lại.
GV nhận xét- ghi điểm cá nhân.
+ Bài 2 : Cho học sinh làm tương tự như bài 1- Cho các em làm bài vào vở, sau đó đổi chéo cho nhau để chữa bài.
- GV nhận xét ghi điểm cá nhân.
+ Bài 3 : 1 học sinh nêu yêu cầu bài Số : a/ 8650,8651,8652,,…….,,8654,
…………
b/3120, 3121, …..,………., ……….,
………..
c/ 6494, 6495, ……,………, ……….,
…………
GV nhận xét ghi điểm cá nhân.
+ Bài 4 : 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Học sinh viết số : 8527, 9462, 1954, 4765, 1911, 5821.
- Học sinh lần lượt đọc lại các số vừa viết - Học sinh làm bài vào vở, sau khi làm song hai em đổi chéo cho nhau để chữa bài làm của mình.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con.
a/ 8651, 8652, 8653, 8654.
b/ 3120, 3121, 3122, 3123, 3124, 3125.
c/ 6494, 6495, 6496, 6497, 6498 , 6499.
Vẽ tia số rồi viết tiếp số tròn nghìn thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số :
0 1000 2000 3000 … … … …
1 học sinh lên bảng làm, Cho học sinh chỉ vào từng vạch -lớp làm bài vào vở. Giáo viên thu 1 số vở chấm và nhận xét.
IV- Củng cố : Hôm nay ta học toán bài gì ? 1 học sinh đọc các số có 4 chữ số.
1 học sinh viết các số có 4 chữ số.
V- Tổng kết – dặn dò : GV nhắc lại cách đọc và viết các số có 4 chữ số. Điền các số thích hợp trên tia số.
- Về nhà học bài vận dụng làm tất cả các bài tập trong sách bài tập toán.
- Nhận xét giờ học – tuyên dương.
Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2007 Tiết 37
CHÍNH TẢ HAI BÀ TRƯNG
I-Mục đích yêu cầu : Nghe – viết chính xác đoạn 4 của truyện Hai Bà Trưng, biết viết hoa đúng Làm đúng các bài tập chính tả điền đúng vào xhỗ trống tiếng bắt đầu l/ n hoặc có vần iêt / iêc.
Tìm đựoc các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l/ n hoặc có vần iêt / iêc.
Viết đúng đẹp trình bày vở sạch sẽ.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1 – Ổn định :
2- Bài cũ : 1 học sinh lên bảng viết từ khó, 1 học sinh làm luyện tập, cả lớp viết từ khó vào bảng con.
Giáo viên thu 1 số vở chấm bài về nhà của học sinh - GV ghi điểm cá nhân – nhận xét bài cũ.
3. Bài mới :
1 Giới thiệu bài :GV ghi đề bài lên bảng – học sinh nhắc lại
2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả a/ Tìm hiểu nội dung bài :
- Bài viết có mấy câu ?
- Bài viết chia làm mấy đoạn ?
- Chữ đầu trong đoạn viết như thế nào ? - Trong đoạn văn chữ nào phải viết hoa ? - Hướng dẫn học sinh tìm từ khó viết - Cho học sinh viếùt từ khó
- GV đọc bài cho học sinh viết.
- Sau khi hocù sinh viết bài xong GV đọc lại toàn bài cho học sinh dò bài
Học sinh soát lỗi và báo lỗi
-GV thu 1 số vở chấm bài nhận xét.