Các yếu tố tác động

Một phần của tài liệu D02 n8 dachinhsua DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 92 - 95)

6.1.1. Rủi ro từ môi trường bên ngoài.

Cũng giống như các ngành nghề kinh doanh khác, ngoài góc độ lợi nhuận thì kinh doanh cửa hàng đồ ăn cũng luôn ẩn chứa những rủi ro.

Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì phải có các chiến lược và quyết định chính xác trong việc tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Do đó, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

a, Khách hàng

- Do mô hình kinh doanh thức ăn Low Carb còn mới, chưa nhiều người thực sự hiểu chế độ ăn Low Carb nên khó có thể tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới.

- Trên các phương tiện truyền thông cũng đã có khá nhiều những video hướng dẫn làm đồ ăn healthy, lowcarb tại nhà nên khách hàng có thể tự thực hiện.

- Nhu cầu, sở thích của khách hàng thường xuyên thay đổi, khó nắm bắt. Không biết được sau một thời gian khi cách sống của khách hàng thay đổi thì việc mua sắm của họ có thay đổi hay không.

- Khách hàng tự ý ăn bên ngoài, không theo menu mà cửa hàng đã vạch ra thì có khả năng khách hàng sẽ không nhận được kết quả như mong đợi.

- Lạm phát, giá cả thị trường thường xuyên biến động... sẽ làm nền kinh tế bất ổn, thu nhập khách hàng giảm sẽ làm cho lượng khách đến với quán giảm đi.

b, Đối thủ cạnh tranh

- Mô hình kinh doanh này dễ bị bắt chước, có thể sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong tương lai gần.

- Đối thủ cạnh tranh có cơ sở chi phí rẻ hơn và sản phẩm ngon hơn, đa dạng hơn.

c, Kinh tế

Các điều kiện trong nền kinh tế có thể giúp cửa hàng tăng doanh thu hoặc giảm doanh số bán hàng. Chẳng hạn, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhiều sản phẩm và dịch vụ sẽ trở nên khó trao đổi hơn. Và ngược lại, cũng có nhiều sản phẩm và dịch vụ trở thành mặt hàng “bán chạy” trong thời kỳ suy thoái.

d, Pháp lý

Luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và gây cản trở cho doanh nghiệp. Nếu bộ phận pháp chế của doanh nghiệp cập nhật chậm, rất có thể đẩy doanh nghiệp vào con đường vi phạm pháp luật, hoặc mất sức cạnh tranh khi buộc phải tuân thủ pháp luật.

e, Thời tiết

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt. Vào mùa mưa, đường xá hay ngập lụt, gây trở ngại cho việc bảo đảm chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển.

6.1.2 Rủi ro nội bộ:

Có 2 loại rủi ro:

- Rủi ro hoạt động : Vi phạm quy chế quản lý & vấn đề nguồn lực của doanh nghiệp - Rủi ro tuân thủ : Vi phạm pháp luật nhà nước

a) Rủi ro hoạt động : Vi phạm quy chế quản lý & vấn đề nguồn lực của DN Là những rủi ro tiềm ẩn bên trong. Những rủi ro xuất phát từ nội bộ của dự án thường thấy như sai lầm của lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược không thích hợp thời cuộc. Cơ cấu tài chính không lành mạnh, không được kiểm soát chặt chẽ, phân bổ và sử dụng không hợp lý. Hoạt động kinh doanh không mở rộng và phát triển.

“Chảy máu chất xám” và thiếu hụt nhân sự không đạt yêu cầu, trình độ chuyên môn và năng suất lao động của nhân viên không được cải thiện … Thông tin nội bộ sai lệnh, rò rỉ thông tin ra bên ngoài … Công tác bảo quản cơ sở vật chất dự án không tốt gây thất thoát, hư hao tài sản. An ninh, an toàn lao động, PCCC, xử lý môi trường không được đảm bảo … Chậm tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, chậm đổi mới và phát triển sản phẩm … Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại dự án quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo. Xung đột giữa người lao động và người lao động trong dự án.

Cụ thể:

- Nguồn vốn: Việc xuống tay quá trớn để đầu tư vào kinh doanh cửa hàng mà không có kế hoạch cụ thể sẽ đưa cửa hàng của bạn tới tình trạng “chưa ra đến chợ đã rơi hết tiền”

- Thị trường kinh doanh – đối tượng khách hàng: Việc lựa chọn sai đối tượng khách hàng, định giá sản phẩm quá cao,… đó chính là biểu hiện của việc phân tích thị trường không kỹ càng và hợp lý.

- Menu: Một Menu nhồi nhét quá nhiều món ăn, quá nhiều thông tin nhưng lại không sát với nhu cầu khách hàng, sự biến động của thị trường sẽ làm giảm số lượng khách hàng ghé tới cửa hàng của bạn, không những thế nó còn ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu cửa hàng.

- Quản trị – đào tạo nhân sự: Nhân viên chính là hình ảnh đại diện cho cửa hàng. Sự thiếu chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ khách hàng sẽ khiến hình ảnh của cửa hàng trở nên xấu xí trong mắt họ.

Việc sắp xếp nhân viên không hợp lý để xảy ra tình trạng thừa – thiếu nhân viên, nhân viên thiếu chuyên nghiệp đang là tình trạng chung diễn ra tại các cửa hàng. Đây chính là nguyên nhất khiến cửa hàng mất điểm trong mắt khách hàng, sự thiếu chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ sẽ ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của cửa hàng.

- Vấn đề tài chính: Việc không kiêm soát được vấn đề doanh thu hàng ngày, hàng tuần,.. sẽ dẫn đến thất thoát nguồn thu của cửa hàng.

- Các chiến dịch Marketing: Sự thiếu đầu tư vào các chiến dịch truyền thông, marketing bài bản sẽ khiến khách hàng lãng quên dự án cửa hàng một cách nhanh chóng.

- Nâng cao chất lƣợng dịch vụ: Chỉ mãi quan tâm đến chất lượng món ăn mà quên mất quan tâm đến chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng sẽ dễ dẫn đến rủi ro mất khách hàng.

- Vấn đề từ nhà bếp : nguyên liệu thiếu hụt hay quá hạn sử dụng không còn tươi ngon, đầu bếp chế biến không đúng như yêu cầu của thực khách, sự phân công sai lệch làm khách phải chờ đợi món ăn quá lâu.

- Thái độ của nhân viên:

+ Nhân viên phục vụ: Không nhớ rõ chi tiết của từng vị khách dẫn đến truyền thông tin sai lệch xuống bếp, không gây ảnh hưởng xấu tới tâm trạng của khách.

+ Thu ngân: Là vị trí nhạy cảm nhất trong hệ thống cửa hàng, vì nhân viên bộ phận này trực tiếp quản lý tài chính của chủ đầu tư. Một số trường hợp dễ dàng gặp phải như tính sai lệch hóa đơn của khách, tính toán lâu, mất menu khách đã sử dụng hay nguy hiểm hơn chính là sự gian lận trong quản lý tiền bạc. Một số thu ngân làm việc không tốt đã lợi dụng sự ủy quyền tín nhiệm của chủ đầu tư làm thất thoát doanh thu, chiếm đoạt làm của riêng. Đây là hành động gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số hàng tháng thu được.

b) Rủi ro tuân thủ : Vi phạm pháp luật nhà nước

Lãnh đạo dự án không nắm rõ các quy định và luật pháp của nhà nước, và phổ biến kịp thời cho nhân viên thực thi..

Đa số lãnh đều ý thức được về rủi ro tiềm ẩn đã thuê tư vấn bên ngoài (out - sourcing) là các công ty tư vấn kiểm toán và quản trị rủi ro cho dự án của mình. Tuy nhiên, các nhà tư vấn này có sự chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và tính khách quan nhưng họ không “nằm” trong dự án và không “sống” cùng dự án hàng ngày nên nhìn nhận về rủi ro của họ khó có thể được toàn diện và sâu sắc.

Một phần của tài liệu D02 n8 dachinhsua DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)