Kinh nghiệm quản lý nhân lực của một số tổ chức công và bài học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước hưng yên (Trang 35 - 40)

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao công tác quản lý nhân lựctại Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc

Trong gần 30 năm qua, cùng với sự phát triển của toàn hệ thống, KBNN Vĩnh Phúc đã khắc phục khó khăn, thử thách và có bước phát triển vƣợt bậc, toàn diện và bền vững, khẳng định vai trò, vị trí đối với địa phương. KBNN Vĩnh Phúc tham mưu hiệu quả công tác quản lý, điều hành

LVTS Quản lý kinh tế

26

NSNN trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH của tỉnh hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cả ngành KBNN.

KBNN Vĩnh Phúc luôn quan tâm đúng mức đến công tác nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nhân lực:

-Từ khi mới thành lập, công chức KBNN Vĩnh Phúc đa phần là công chức có trình độ trung cấp, sơ cấp và có cả công chức chƣa qua đào tạo.

Ban Giám đốc, cấp ủy KBNN Vĩnh Phúc đãđƣa ra chiến lƣợc khuyến khích công chức tham gia các khóa đào tạo ngắn và dài hạn, tự học,… để nâng cao trình độ mọi mặt, có chính sách hỗ trợ công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận phẩm chất chính trị,…, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong các giai đoạn phát triển của đơn vị.

- Thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng công chức:

Xây dựng định biên sát với yêu cầu thực tế tại đơn vị, xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển hàng năm gắn chặt với xu hướng vận động, phát triển của công chức, tạo điều kiện để công chức học hỏi, tiếp xúc với nhiều công việc. Công tác bồi dƣỡng công chức lãnh đạo đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều công chức còn trẻ đã được tin tưởng quy hoạch, thậm trí là giao nhiệm vụ lãnh đạo các Phòng, các KBNN cấp huyện trực thuộc.

- Quan tâm đời sống cán bộ công chức: Đảm bảo duy trì đúng và đầy đủ các quyền lợi của người lao động (chuyển lương, thưởng và các khoản phụ cấp đúng hạn; lãnh đạo đơn vị phối hợp với Công đoàn và đoàn thể tổ chức các đợt sinh hoạt dã ngoại như thăm quan, nghỉ mát thường niên; các hoạt động thăm hỏi, hiếu, hỷ,...) qua đó tăng cường tình đoàn kết, gắn bó trong công việc cũng nhƣ tạo niềm tin sự hứng khởi,... trong toàn thể các cán bộ công chức của đơn vị.

LVTS Quản lý kinh tế

27

1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao công tác quản lý nhân lực tại Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang

Từ những năm 1990 đến nay, KBNN Tuyên Quang đã luôn quan tâm đến mảng nhân lực của đơn vị thể hiện qua các chính sách về công tác quản lý nhân lực:

Sau khi thành lập với nòng cốt là các cán bộ từ chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh chuyển sang, với đặc thù của một tỉnh miền núi với dân trí chƣa cao, công chức KBNN Tuyên Quang vừa yếu về chất lƣợng vừa thiếu về số lƣợng, có rất ít công chức có trình độ Đại học (năm 1992 có khoảng 10% Đại học 35% Cao đẳng và Trung cấp, 55% sơ cấp và thấp hơn). Nhìn chung nhiều công việc đƣợc ngành giao hoàn thành hoặc chậm tiến độ hoặc với chất lƣợng không đảm bảo do nhiều cán bộ công chức không đủ trình độ, không yên tâm với công việc, thu nhập chưa tương sứng,..., nhiều công chức chƣa qua đào tạo nghiệp vụ về Kho bạc. Để giải quyết vấn đề này, ban lãnh đạo KBNN Tuyên Quang đã xây dựng Đề án tăng cường chất lƣợng nhân lực thông qua đổi mới công tácquản lý, sử dụng hiệu quả nhân sự hiện có. Kết quả đã đƣa ra đƣợc các biện phápquản lý nhân lực cho giai đoạn 10 năm từ 1995 đến 2005, cụ thể là:

-Có các hình thức khuyến khích, tạo điều kiện và cả bắt buộc công chức làm công tác TCCB tại đơn vị tham gia các khóa học dài hạn (tại chức, liên thông, tập huấn nghiệp vụ quản lý nhân sự,...) nhằm có đủ kiến thức, kỹ năng qua đó tham mưu cho lãnh đạo KBNN Tuyên Quang ra các quyết định đúng đắn và hợp lý trong việc sử dụng nhân sự: lên kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, quan tâm tới đời sống của từng cán bộ nhân viên.

- Quan tâm, động viên tới đời sống của cán bộ nhân viên: xây dựng nhà thập thể cho cán bộ công chức, có nhà công vụ cho các cán bộ ở xa nghỉ lại, thường xuyên thăm hỏi động viên các cán bộ công chức,...

LVTS Quản lý kinh tế

28

- Hàng năm cử các cán bộ tại các bộ phận nghiệp vụ đi đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ, thậm trí khuyến khích cán bộ học chuyên tu, cao học,... bằng hình thức sau khi học xong cơ quan sẽ thanh toán học phí.

- Xây dựng và hoàn thiện đƣợc bản mô tả chi tiết chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị cấp phòng ban, KBNN cấp huyện; Ban hành bộ tiêu chí đánh giá các công việc chính (dù chƣa thực sự chi tiết).

Kết quả sau 10 năm thực hiện đề án này: KBNN Tuyên Quang đã có những bước tiến rõ rệt: bứt lên từ vị trí các KBNN thuộc tốp cuối trong hệ thống KBNN,năm 2005 đã vươn lên tốp các đơn vị dẫn đầu: xây dựng đƣợc bộ máy quản lý tinh gọn; nhân sự tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng (hiện với khoảng 185 người thì có đến 80% đạt trình độ đại học và cao đẳng, 20% là trung cấp và thấp hơn); Cán bộ công chức yên tâm gắn bó với công việc;

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Hưng Yên

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số đơn vị trong quản lý nhân lực tại các tổ chức công, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là,Ban lãnh đạo KBNN Hƣng Yên cần đƣa ra chiến lƣợc khuyến khích công chức tham gia các khóa đào tạo ngắn và dài hạn, tự học,… để nâng cao trình độ mọi mặt, có chính sách hỗ trợ công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận phẩm chất chính trị,…, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn từ nay đến 2025.

Hai là,Xây dựng định biên sát với yêu cầu thực tế tại đơn vị, xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển và hàng năm cần cập nhật các thay đổi kịp thời;

Ba là, Quan tâm đời sống cán bộ công chức: Đảm bảo duy trì đúng và đầy đủ các quyền lợi của người lao động qua đó tăng cường tình đoàn

LVTS Quản lý kinh tế

29

kết, gắn bó trong công việc cũng nhƣ tạo niềm tin sự hứng khởi,... trong toàn thể các cán bộ công chức của đơn vị

Bốn là,Xây dựng và hoàn thiện đƣợc bản mô tả chi tiết chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị cấp phòng ban, KBNN cấp huyện; Ban hành bộ tiêu chí đánh giá các công việc chính.

Năm là, Kiểm tra, đánh giá công chức hàng năm một cách nghiêm túc, khách quan, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng. Cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những người không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm. Mặt khác, giúp cho CBCC tự nhìn nhận lại mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm. LVTS Quản lý kinh tế

30 Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước hưng yên (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)