3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân Khố trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên về sự thành lập của KBNN Việt Nam. Nha Ngân Khố có nhiệm vụ chủ yếu là tập trung các khoản thu về thuế, đảm vụ quốc phòng, tiền thu công phiếu kháng chiến, quản lý và giám sát các khoản cấp Ngân sách, làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính, tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn quốc, đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp, loại bỏ ảnh hưởng của đồng Đông Dương và các loại tiền khác của địch và tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lí tài chính..
Năm 1951, cùng với sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, KBNN cũng đƣợc thành lập. Theo đó, KBNN là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài Chính. Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN là quản lý thu chi quỹ NSNN.
Đến năm 1990, Quản lí và điều hành quỹ NSNN trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước.
Sau thời gian dài nghiên cứu, tổ chức thí điểm và điều chỉnh, KBNN đã đƣợc hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.
Ngày 01/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; Theo
LVTS Quản lý kinh tế
35
Quyết định Số 07/HĐBT, hệ thống KBNN đƣợc tổ chức thành 3 cấp: ở Trung ƣơng có Cục KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) có Chi cục KBNN; ở huyện, quận và cấp tương đương có Chi nhánh KBNN.
Ngày 01/4/1990, ngày hệ thống KBNN đƣợc tổ chức khá hoàn chỉnh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước.
Theo đó, KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ Trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quĩ NSNN, quĩ dự trữ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo qui định của pháp luật, thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo qui định của pháp luật.
Ngày 01/4/1990, KBNN Hƣng Yên chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định Số 07/HĐBT. KBNN Hƣng Yên là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nướcHưng Yên
3.1.2.1. Chức năng
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành theo Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, KBNN Hưng Yênlà tổ chức trực thuộc KBNN,có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN cấp tỉnh có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đượcmở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch,thanh toán theo quy định của pháp luật.
3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
LVTS Quản lý kinh tế
36
KBNN Hƣng Yên thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của KBNN.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra các KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp tỉnh.
- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh.
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN:
+ Hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
LVTS Quản lý kinh tế
37
+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật:
+ Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi NSNN; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;
- Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác thống kê về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN cấp tỉnh. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp tỉnh.
- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định:
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp tỉnh;
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định của pháp luật.
LVTS Quản lý kinh tế
38
- Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của KBNN.
- Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại KBNN cấp tỉnh.
- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dƣỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và KBNN.
- Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của KBNN, của Bộ Tài chính và của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp tỉnh.
- Tổ chức và quản lý các điểm Giao dịch thuộc KBNN cấp tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc KBNN giao.
- KBNN Hƣng Yên có quyền:
+ Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật;
LVTS Quản lý kinh tế
39
+ Đƣợc từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
+ Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định của pháp luật.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nướcHưng Yên
KBNN Hƣng Yên đƣợc tổ chức gồm KBNN tỉnh và 9 KBNN trực thuộc tại các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh Hƣng Yên. Tại KBNN tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm: Giám đốc, 02 phó giám đốc và 7 phòng nghiệp vụ sau: Phòng Kế toán nhà nước, Phòng Kiểm soát chi, Phòng Tin học, Phòng Thanh tra- Kiểm tra, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài vụ và Văn phòng.
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của KBNN Hưng Yên
LVTS Quản lý kinh tế
40
3.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực tại Kho bạc Nhà nước Hưng Yên
3.1.4.1. Nhân tố môi trường bên ngoài
Yếu tố vật chất và kinh tế
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ công chức KBNN Hƣng Yên nói riêng, thể hiện ở những chính sách, chế độ ngày càng hợp lý hơn, qua đó khuyến khích cán bộ, công chức thực hiện tốt hơn nữa công việc đƣợc giao. Tuy nhiên, trong các chế độ, chính sách vẫn còn những điểm chƣa phù hợp với yêu cầu thực tế, chƣa thực sự động viên, khuyến khích cán bộ, công chức cũng nhƣ chƣa có được sức hút nhân tài cho đội ngũ nhân lực làm trong cơ quan nhà nước.
Đặc biệt một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu là chính sách tiền lương của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn:
- Chế độ tiền lương hiện nay dẫn đến tình trạng trình độ khác nhau nhưng hưởng lương tương đương nhau. Điều này là do Nhà nước chưa có chính sách tiền lương thực sự phân biệt giữa những cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn khác nhau mà chủ yếu trả lương cơ bản theo ngạch bậc, thâm niên công tác. Vì vậy dẫn đến tình trạng ở KBNN Hƣng Yên có người với trình độ Thạc sĩ nhưng mức lương hàng tháng bằng hoặc thấp hơn người có trình độ đại học dù thâm niên không cao hơn nhiều. Điều này chƣa khuyến khích Cán bộ, công chức KBNN Hƣng Yên trong học tập nâng cao trình độ.
- Khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề trong cùng một ngạch quá nhỏ nên khi nâng bậc lương chưa có giá trị khuyến khích cán bộ, công chức. Chẳng hạn, cán bộ ngạch chuyên viên được nâng lương từ bậc 1 (hệ số 2,34) lên bậc 2 (hệ số 2,67) với lương cơ sở theo quy định hiện nay là 1,210,000đ thì lương cơ bản hàng tháng tăng được khoảng 399.000đ trong
LVTS Quản lý kinh tế
41
khi phải đợi đủ 3 năm mới đƣợc nâng một bậc nhƣ vậy (3,230,700đ - 2,831,400đ = 399.300đ)
- Các công chức KBNN Hƣng Yên đang thực hiện các nghiệp vụ của ngành giao phó nhƣ các hoạt động thu chi ngân sách, huy động vốn, thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định… đây là các hoạt động nghiệp vụ đòi hỏi mức độ chính xác cao và kịp thời, chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà các công chức KBNN Hƣng Yên phải phát huy cao độ năng lực cá nhân trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức mới, trong xử lý các tình huống công việc. Ở một số vị trí công việc, do đặc thù là làm việc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp nên có thể phát sinh các yếu tố tiêu cực, trục lợi,...Do vậy, ban lãnh đạo cũng phải xem xét các yếu tố nhƣ tuyên truyền giáo dục nhận thức, phổ biến pháp luật, tăng cường kiểm tra giám sát,... nhằm nâng cao ý thức tự giác và làm việc với tinh thần công tâm và không vụ lợi.
- Ngoài ra còn phải đề cập tới 1 yếu tố cũng rất quan trọng đó là mặt bằng thu nhập của KBNN Hƣng yên dù đã đƣợc Chính phủ phê duyệt ở mức 1.8, tuy vậy so với các đơn vị khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tƣ nhân, ... thì thu nhập đó chỉ ở mức trung bình do vậy cán bộ công chức sẽ có những giao động trước lời mời gọi nhân sự từ phía các đơn vị bên ngoài. Để hạn chế tối đa việc các đơn vị bên ngoài lôi kéo các nhân lực có chất lƣợng cao, KBNN Hƣng Yên cũng đã có nhiều biện pháp tích cực nhƣ quan tâm tới đời sống tinh thần của từng cán bộ, quan tâm tới gia đình, con cái của cán bộ công chức (thăm hỏi ốm đau, tổ chức thăm quan nghỉ mát, hiếu hỷ, tặng bằng khen, quà cho các cháu mỗi dịp kết thức năm học,...).
Yếu tố khoa học công nghệ
LVTS Quản lý kinh tế
42
Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng nhân lực. Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã cho ra đời những công nghệ hiện đại mà nó đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng thì mới đáp ứng đƣợc. Cụ thể là trong giai đoạn 2013-216 KBNN TW đã triển khai một số ứng dụng CNTT mới tại KBNN Hưng Yên như: Chương trình quản lý văn bản điện tử, Ứng dụng thanh toán song phương, Thanh toán liên ngân hàng, Cổng thông tin điện tử,....Việc áp dụng sâu và rộng hơn CNTT vào các nghiệp vụ chuyên ngành một mặt đã giúp KBNN Hƣng Yên xử lý đƣợc lƣợng công việc ngày 1 nhiều hơn, đạt độ chính xác cao mặt khác cũng đòi hỏi mỗi cán bộ công chức ngoài việc đƣợc cơ quan cử đi đào tạo, tập huấn thì còn phải tự mình bổ sung kiến thức, trau dồi kỹ năng của bản thân nhằm làm chủ và vận hành tối ƣu các ứng dụng nghiệp vụ đã đƣợc triển khai trong công việc hàng ngày.
Các yếu tố hệ thống đào tạo xã hội
Bao gồm số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu hệ thống đào tạo, các hình thức và phương thức đào tạo, chi phí đào đạo và sử dụng kết quả của đào tạo xét trên góc độ xã hội. Các yếu tố này trực tiếp tác động tới chất lƣợng nhân lực trong KBNN Hƣng Yên. Nó tác động rất lớn tới khả năng nhận biết công việc, tới trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân trong đơn vị.
Hiện, nay, Đảng và Nhà nước luôn xác định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và chi phí cho giáo dục và đào tạo ngày một tăng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được mở ngày càng nhiều.
Đây là cơ hội cho KBNN Hƣng Yên có cơ hội tiếp cận với hệ thống đào tạo, và là cơ sở nhanh nhất trong quá trình nâng cao chất lƣợng nhân lực.
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay có hàng chục trường đại học, cao đẳng và trung cấp, đào tạo các chuyên ngành nhƣ: quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế, luật kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng… Bên cạnh đó có
LVTS Quản lý kinh tế