GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO NHÂN VIÊN BỘ PHẬN PHA CHẾ NHÀ HÀNG SI CUISINE & MIXOLOGY

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình phân tích ksap trong đánh giá năng lực nhân viên bộ phận pha chế ở nhà hàng sicuisine mixology, số 18 hàng bài, hà nội (Trang 48 - 54)

Đào tạo và nâng cao kĩ năng cho nhân viên là một nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một nhà hàng nào. Cùng với sự phát triển và sáng tạo không ngừng và nhu cầu ngày càng cao của xã hội trước tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thi nhu cầu đạo tạo và nâng cao kĩ năng của nhân viên càng được phải đẩy mạnh. Hiện nay, chất lượng về nguồn nhân lực và chất lượng sản phẩm dịch vụ đã trở thành yếu tố đem lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả công việc thì chất lượng chuyên môn của mỗi cá nhân là nhân tố quyết định.

Do đó, đào tạo và nâng cao kĩ năng cho nhân viên trong một doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết. Trong tình hình hiện nay của nhà hàng SI Cuisine & Mixology, phần lớn bộ phận nhân viên pha chế đều là những người có trình độ xuất xắc có nhiều kĩ năng như:

kĩ năng biểu diễn, kĩ năng sáng tạo, kĩ năng trong giao tiếp. Tuy nhiên, một số nhân viên mới vẫn chưa thực sự quen với những cách làm việc tại nhà hàng SI Cuisine &

Mixology. Mặc dù về chuyên môn thì những nhân viên đã đáp ứng khá tốt, tuy nhiên họ còn vẫn còn thể hiện sự thiếu kinh nghiệm khi xử lí một vài vấn đề liên quan đến khách hàng, cần được cải thiện kĩ năng giao tiếp nhiều hơn.

Việc đào tạo và nâng cao kĩ năng đối với toàn thể nhân viên tại bộ phận pha chế rất được nhà hàng quan tâm quan tâm, đặc biệt là đối với những nhân viên còn non kinh nghiệm và chưa thực sự thích ứng với cách hoạt động của nhà hàng SI Cuisine &

Mixology để có thể giúp nhà hàng có một ánh nhìn đầy thiện cảm từ những khách hàng quan trọng của nhà hàng góp phần tăng trưởng kinh doanh cho nhà hàng SI Cuisine &

Mixology.

Có thể thấy hầu hết các nhân viên tại bộ phận pha chế có trình độ từ đại học trở lên. Điều này có thể thấy tất cả các nhân viên tại nhà hàng SI Cuisine & Mixology đều nhận thức được công việc mình đang thực hiện hàng ngày, bên cạnh đó là sự nỗ lực trong việc rèn luyện bản thân để thích ứng với công việc một cách tốt nhất. Bên cạnh sự nỗ lực đến từ các nhân viên tại nhà hàng SI Cuisine & Mixology thì một việc cũng vô cùng quan trọng đến từ sự quan tâm nhiều hơn từ ban quản lý nhà hàng như việc cho nhân viên đi học thêm những khóa đào tạo về kĩ năng mềm đến kĩ năng sáng tạo để có

42

thể cải thiện được chất lượng đồ uống của nhà hàng và sự mới mẻ trong menu của nhà hàng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, tiếp tục tạo điều kiện để nhân viên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng là một vấn đề quan trọng để có thể giúp nhân viên tại nhà hàng SI Cuisine &

Mixology có thể nâng cao trình độ, nhà hàng SI Cuisine & Mix0logy là một đơn vị kinh doanh về đồ ăn và đồ uống nên việc thông thạo ít nhất một ngoại ngữ là chưa đủ. Khách hàng của nhà hàng đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau thế nên việc tạo điều kiện cho các nhân viên học thêm ngôn ngữ như tiếng Pháp, Ý, Hàn cũng là một điều vô cùng cần thiết vì điều đó có thể cải thiện được mối quan hệ giữa khách hàng với nhân viên. Từ đó có thể giúp nhà hàng SI Cuisine & Mixology trở nên đặc biệt cũng như nổi bật hơn các nhà hàng có ngành kinh doanh giống như nhà hàng SI Cuisine & Moxilogy.

Việc trao đổi và đào tạo thường xuyên sẽ củng cố và nâng cao năng lực của nhân viên, đồng thời giúp người quản lý nhà hàng nắm rõ được công việc từng bộ phận.

Hướng dẫn cụ thể cho nhân viên mới cũng như tổ chức các buổi họp trao đổi theo định kỳ để nâng cao năng lực cho nhân viên. Có thể tổ chức các buổi training theo quý cho từng bộ phận, bổ sung thêm kiến thức mới về đồ uống, làm mới thực đơn, kiến thức về dinh dưỡng…

Những nhân viên mới vào nhà hàng thì nên được hướng dẫn tổng quan về bộ phận nhà hàng, giới thiệu về công việc mà nhân viên mới sẽ làm. Như vậy, nhân viên mới sẽ không khỏi bỡ ngỡ và nhanh làm quen với công việc hơn. Bên cạnh đó hàng tháng có thể tích cực tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề và thăng chức cho những nhân viên để giúp nhân viên có động lực nâng cao tay nghề hơn để có thể đạt được vị trí xứng đáng,

3.2. Trau dồi và bổ sung thêm kiến thức cho nhân viên

Việc trau dồi, rèn luyện và bổ sung kiến thức cho nhân viên là một việc khá là quan trọng, nhằm bù đắp những cái thiếu sót còn sót lại. Việc đó sẽ giúp cho người nhân viên được hoàn thiện bản thân mình hơn. Điều đó cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng lực cho nhân viên pha chế.

Việc cạnh tranh giữa khối hoạt động kinh doanh nhà hàng hiện nay vô cùng mạnh mẽ, do nhu cầu của người dân tăng cao. Vì thế các cơ sở kinh doanh nhà hàng luôn phải

tìm mọi cách để nâng cao năng lực cho nhân viên của mình. Việc đó là vô cùng cần thiết bây giờ.

Bằng cách mở ra các khoá đào taọ, các lớp đào tạo ngắn hạn cho nhân viên kiến thức về pha chế, kiến thức về đồ uống đối với những nhân viên còn thiếu sót một vài thứ, kiến thức về nghệ thuật phục vụ, giao tiếp và làm hài lòng khách hàng đối với những nhân viên còn yếu kém ở kỹ năng giao tiếp. Tạo ra các nhóm kèm nhân viên, rèn luyện, bổ sung những thứ còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân hơn. Người nào còn yếu kỹ năng gì sẽ được người mạnh ở kỹ năng đó kèm cặp và ngược lại.

Thường xuyên cập nhật những xu hướng đồ uống mới, kết hợp với những kiến thức sẵn có để biến thành caí riêng rất khác của mình. Người giám sát cũng cần phải rất chú ý điều đó.

Tổ chức các cuộc thi pha chế để giúp cho họ nâng cao khả năng sáng tạo, nâng cao năng lực. Qua các cuộc thi họ có thể học hỏi kinh nghiệm, có thể khẳng định được vị trí của bản thân trong nghành pha chế. Giúp họ biết bản thân còn thiết sót những gì, cần bổ sung thêm những gì để đưa bản thân mình đi lên. Đồng thời học hỏi được những thứ mới, những kiến thức mới từ những người khác và biến nó trở thành cái riêng của bản thân.

Không chỉ là bổ sung thêm kiến thức chuyên môn mà nhân viên bộ phận pha chế cũng cần bổ sung thêm kiến thức văn hoá các nước trên thế giới. Vì là nhà hàng mang phong cách Châu Âu nằm giữa long thủ đô Hà Nội, nên tại đây thu hút lượng lớn khách du lịch đến từ các nước khác nhau trên thế giới, vì thế việc hiểu biết về văn hoá nước bạn để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp xúc cũng như giao tiếp trực tiếp với những vị khách đó. Điều đó cũng ghi lại điểm tốt đẹp trong lòng khách du lịch khi đến với Việt Nam.

Luôn trang bị cho nhân viên đầy đủ tất cả các kiến thức cả mới lẫn cũ, để họ không bị bỡ ngỡ khi vô tình gặp phải những trường hợp khó nhằn.

Rèn luyện khả năng chịu áp lực cho nhân viên. Vì nhiều khi khối lượng công việc lớn, quá tải mà cần nhân viên phải chịu được áp lực cao, cùng nhau cố gắng để làm công việc một cách tốt nhất, hoàn hảo nhất.

3.3. Xem xét và nhận định đúng về thái độ của nhân viên đối với công việc

Đánh giá, xem xét thái độ của nhân viên trong khi làm việc để nhận định đúng về thái độ của nhân viên đó, đồng thời đưa ra giải pháp để cái thiện đối với những nhân

44

viên làm chưa thực sự tốt. Khuyến khích, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả bằng việc treo thưởng hoặc tăng tương. Điều đó cũng khiến cho thái độ của nhân viên được cải thiện lên khá nhiều.

Cùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực của những nhân viên là sự cạnh tranh về thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn.

Khác với kiến thức chuyên môn có thể được dạy từ trường lớp hay quá trình làm việc, thái độ tích cực đòi hỏi mỗi cá nhân phải liên tục nhìn lại mình, thậm chí có người phải trải qua nhiều “bài học xương máu” mới có thể rèn luyện được cách nhìn nhận vấn đề một cách tích cực và chuyên nghiệp

Nhân viên có thái độ tích cực sẽ luôn sáng tạo ra cách hoàn thành công việc và vượt qua trở ngại thay vì phàn nàn và biện minh. Những người có thể hoàn thành công việc với hiệu suất đáng kể thường đạt được thành tựu cao trong công việc nhanh chóng và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn.

Trong một tập thể, người có thái độ làm việc tích cực chiếm số đông hoặc có tính ảnh hưởng lớn sẽ giúp xây dựng đội ngũ hiệu quả. Tại đây các thành viên sẽ đoàn kết và xây dựng được các mục tiêu chung trong công việc, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý công việc.

Khi làm việc trực tiếp với khách hàng với một thái độ tích cực và chuyên nghiệp thì mối quan hệ giữa nhân viên và khách sẽ càng ngày càng gắn bó. Khách hàng thích những người lạc quan, niềm nở và có thái độ phù hợp.

Đối với những nhân viên có thái độ làm việc tốt, việc khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên tiếp tục phát huy, người quản lý nên đưa ra những lời khen ngợi dành cho nhân viên đó. Người quản lý không thể mang động lực ban cho nhân viên, bởi động lực chính là ý chí, là cái có trong mỗi người, khi gặp vấn đề bên ngoài tác động, động lực hay ý trí trong mối người có thể tăng cao hay có thể giảm đi tuỳ vào tính chất của sự việc. Vì thế, ở đây vai trò của những người quản lý lúc này chính là khơi dậy, đánh thức ý chí đang sẵn có trong mỗi nhân viên của mình để họ có thể tiếp tục chiến đấu. Giúp nhân viên cảm thấy họ đang làm những việc có ý nghĩa. Sự ghi nhận của cấp trên đối cới những nỗ lực của nhân viên sẽ là liều thuốc bổ cực kì hữu hiệu giúp cho thái độ làm

việc của nhân viên trở nên tốt hơn nữa. Tin và bộc lộ sự tin tưởng vào chính những nhân viên của mình.

Điều đó cũng khích lệ khá nhiều cho những nhân viên khác phát huy tinh thần làm việc. Thái độ làm việc của nhân viên có tốt hay không cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Vì thế mà những người giám sát có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, xem xét và nhận định kĩ càng về thái độ của nhân viên đối với công việc.

Thái độ làm việc sẽ không chỉ là chìa khóa để nâng cao năng suất làm việc của bản thân mà còn giúp tương tác tốt hơn với tập thể và đồng thời phát triển các mối quan hệ với khách hàng.

3.4. Thường xuyên giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình pha chế đồ uống cũng như chất lượng đồ uống khi xuất ra cho khách hàng

Ở đây, người giám sát cũng như trưởng bộ phận này có vai trò vô cũng quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình pha chế đồ uống cũng như chất lượng đồ uống trước khi xuất ra cho khách hàng. Nếu như việc giám sát bị lỏng lẻo, thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đồ uống khi khâu vệ sinh, an toàn thực phẩm bị giám sát không chặt dẫn đến các nguyên liệu pha chế bị hư, hại, nhập không nguồn gốc,… rất nhiều trường hợp xấu có thể xảy ra, điều đó ảnh hưởng không chỉ là chất lượng đồ uống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của nhà hàng trên thị trường.

Giám sát chặt chẽ về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với tất cả các loại rau củ quả trước khi được đưa vào làm. Nguyên liệu pha chế phải có xuất sứ rõ ràng, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Không nhập những nguyên liệu có nguồn gốc không rõ ràng. Khâu này là vô cùng quan trọng trước khi đưa sản phẩm ra với khách hàng. Kiểm tra kĩ hoa quả làm có bị vấn đề gì như sâu, thối,...hay không rồi mới tiếp tục đưa vào làm. Thực hiện đầy đủ các bước làm sạch hoa quả để đảm bảo rằng hoa quả luôn trong tình trạng sạch sẽ, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là một trong nhứng khâu quan trọng nhất để có được thức uống thơm ngon gửi đến những vị khách.

Thường xuyên kiểm tra, thay mới các công cụ, dụng cụ pha chế có dấu hiệu sắp hỏng, luôn luôn làm sạch sẽ các dụng cụ bằng các dung dịch vệ sinh tẩy rửa an toàn theo đúng quy trình làm sạch, không bỏ qua bất cứ bước làm sạch nào để đảm bảo vệ sinh.

Luôn phải đảm bảo được khu vực làm việc sạch sẽ, khô thoáng. Thường xuyên lau dọn khu vực làm việc sau mỗi lần pha xong đồ để tránh ảnh hưởng tới chất lượng

46

những đồ uống về sau. Không cho phép có bất cứ tác nhân nào làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ uống khi đưa ra cho khách hàng. Trưởng bộ phận luôn phải quán xuyến việc đó.

Việc giám sát chặt chẽ từ những việc đầu tiên là kiểm tra chất lượng hoa quả, các nguyên liệu để dùng cho pha chế, cho đến quá trình pha chế đồ uống đến trước khi xuất ra cho khách hàng sẽ giúp cho chất lượng đồ uống luôn đạt ở mức cao nhất, đảm bảo được vệ sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh khi vực làm việc luôn sạch sẽ như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của đồ uống đó.

Cần phải liên kết các bộ phận với nhau trong nhà hàng để nâng cao tính chuyên nghiệp, hồ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh đề bù cho những thiếu sót của nhau. Khi chất lượng phục vụ mà tốt, khách hàng hài lòng và họ sẽ đánh giá được đúng chất lượng đồ uống trong trạng thái tốt nhất.

Tiểu kết chương 3

Qua chương 3 này, tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất để nâng cao năng lực cho nhân viên bộ phận pha chế nhà hàng SI Cuisine & Mixology. Đó chính là các giải pháp: Đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên; trau dồi và bổ sung thêm kiến thức cho nhân viên; xem xét và nhận định đúng về thái độ của nhân viên đối với công việc và thường xuyên giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình pha chế đồ uống cũng như chất lượng đồ uống trước khi xuất ra cho khách hàng. Phân tích được các giải pháp đó để cho thấy được tầm quan trọng trong việc đào tạo và rèn luyện cho nhân viên pha chế có ảnh hưởng như thế nào đối với nhà hàng. Nhân viên có năng lực càng cao thì nhà hàng ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế trên thị trường.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình phân tích ksap trong đánh giá năng lực nhân viên bộ phận pha chế ở nhà hàng sicuisine mixology, số 18 hàng bài, hà nội (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)