CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.2.6. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
Để tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng tại một điểm du lịch cần một số điều kiện như: điều kiện về tài nguyên du lịch; điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư; khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch; khả năng tiếp cận điểm đến; khách du lịch; liên kết các điểm du lịch tạo thành tuyến du lịch; chính sách phát triển du lịch; sự liên kết giữa địa phương với các doanh nghiệp du lịch…
1.2.6.1. Tài nguyên du lịch
TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị văn hóa khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định, vì tài nguyên du lịch chính là tiền đề hay cơ sở để tổ chức các hoạt động du lịch. Điều kiện tài nguyên du lịch cũng nói lên mức độ hấp dẫn thu hút khách du lịch đến tham quan ở hiện tại và tương lai.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
TNDL văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
TNDL là yếu tố quyết định tạo nên giá trị của điểm đến. Các điểm đến càng chứa nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc thì càng có sức hút khách du lịch, thúc đẩy hoạt động du lịch tại địa phương. Để đáp ứng nhu cầu của du khách sản phẩm du lịch cần phải đa dạng phong phú, đặc sắc trong đó có sự góp phần không nhỏ của tài nguyên du lịch. Sự đa dạng của tài nguyên du lịch sẽ tạo nên sự đa dạng của sản phẩm du lịch.
Các loại hình du lịch ra đời đều dựa trên cơ sở TNDL. Du lịch cộng đồng muốn phát triển cũng không nằm ngoài quy luật này. Các khu, điểm du lịch muốn phát triển du lịch cộng đồng cần phải có TNDL đa dạng, hấp dẫn, đặc sắc.
Trang 18 1.2.6.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý du khách khi đi du lịch. Do đó nó cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào hiệu quả kinh doanh du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm các công trình, phương tiện có chức năng tạo ra các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí,… Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng thời cũng quyết định giá trị của sản phẩm du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng. Muốn khai thác có hiệu quả nguồn TNDL đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt. Căn cứ vào đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của du khách.
1.2.6.3. Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu.
Du lịch gắn với việc di chuyển của con người trên phạm vi nhất định. Vì vậy khả năng tiếp cận giao thông đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng.
1.2.6.4. Dịch vụ hỗ trợ cho du lịch
Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động du lịch khác như thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện, nước, trạm y tế,… Thông tin liên lạc là điều kiện để giao lưu cho du khách trong và ngoài nước. Nó đảm bảo việc vận chuyển các tin tức nhanh chóng và kịp thời. Các công trình cung cấp điện, nước, trạm y tế tại điểm du lịch là không thể thiếu. Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, vì vậy khi đến một nơi khác ngoài các nhu cầu cơ bản về ăn, uống, ở, đi lại, du khách cần được đảm bảo về các dịch vụ điện, nước cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường.
1.2.6.5. Sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng
Đây là điều kiện quan trọng nhất. Sự sẵn sàng tham gia thể hiện ở năng lực của cộng đồng. Để xác định năng lực của cộng đồng, có thể tiến hành khảo sát hiểu biết, thái
độ và hành vi của cộng đồng. Cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên loại hình DLCĐ. Chính vì vậy, mức độ tham gia của CĐ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đến sự tồn tại và phát triển của DLCĐ.
Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sống, sinh hoạt và lao động cố định, lâu dài hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên. Không bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp từ nơi khác đến làm việc hay kinh doanh.
CĐ dân cư đóng vai trò chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Họ là người quyết định sự tồn tại và phát triển của DLCĐ. Họ vừa là chủ thể cung cấp dịch vụ du lịch vừa là người quản lý, họ cũng chính là người bảo vệ tài nguyên du lịch.
Cộng đồng địa phương phải nhận thức được lợi ích kinh tế và xã hội từ hoạt động du lịch, cộng đồng phải tham gia rộng rãi và hiệu quả vào hoạt động du lịch. Cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ với chất lượng cao. Cùng với khai thác các tài nguyên du lịch, cộng đồng địa phương phải là những người am hiểu, luôn có ý thức, trách nhiệm bảo tồn các tài nguyên du lịch, môi trường và môi trường bản địa. Nếu cộng đồng khai thác tài nguyên du lịch bừa bãi làm tổn hại tới tài nguyên, môi trường thì du lịch sẽ không thể phát triển bền vững. Ngoài ra, cộng đồng phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác với nhau, tạo ra hoạt động du lịch có tổ chức và hiệu quả. Đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng cần phải có đủ điều kiện để đầu tư cho hoạt động du lịch.
1.2.6.6. Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động du lịch ở mỗi điểm du lịch. Chính quyền địa phương đánh giá tác động của du lịch đến môi trường, kinh tế, xã hội để có kế hoạch quản lý có thể mang lại hiệu quả đảm bảo cho sự phát triển du lịch một cách phù hợp như chẳng hạn như đề ra các chính sách, hỗ trợ hạ tầng, cấp giấy phép cho khách nước ngoài…
1.2.6.7. Doanh nghiệp du lịch
Doanh nghiệp du lịch đóng một vai trò quan trọng trong loại hình DLCĐ nói riêng và ngành công nghiệp du lịch nói chung bao gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh du lịch, tổ chức, điều hành và hướng dẫn tham quan du lịch.
Thành phần này có thể tiếp cận với thị trường, am hiểu về khách hàng cũng như các kênh tiếp thị có lợi trực tiếp cho cộng đồng. Tổ chức kinh doanh du lịch là cầu nối giữa khách du lịch với cộng đồng, giữ vai trò môi giới trung gian để bán các sản phẩm du
Trang 20
lịch của cộng đồng cho du khách, và họ cũng đầu tư để tạo ra một số sản phẩm du lịch (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, chữa bệnh, nghỉ dưỡng, mua sắm…) mà cộng đồng chưa cung ứng đủ hoặc chất lượng thấp để đáp ứng nhu cầu hợp lý của du khách. Hơn nữa, tổ chức kinh doanh du lịch đóng vai trò then chốt trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến cho khách du lịch đồng thời có thể quyết định lưu lượng giao thông đi lại tại một điểm du lịch nhất định. Thông qua việc sử dụng nguồn lực và đóng góp nguồn lợi cho phát triển du lịch cũng như kinh tế xã hội địa phương thì các tổ chức kinh doanh du lịch đã góp phần phát triển DLCĐ và phát triển CĐ.