Quan điểm và chính sách phát triển du lịch tại huyện Sapa

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại bản tả van, huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN TẢ VAN HUYỆN SAPA – TỈNH LÀO CAI

3.1. Quan điểm và chính sách phát triển du lịch tại huyện Sapa

Tỉnh Lào Cai đã và đang phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Một số loại hình du lịch đã được đưa vào khai thác và phát triển tốt như: du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng Sapa, Bắc Hà; du lịch sinh thái gắn với Fansipan, rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn...; du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng phát triển mạnh tại Sapa, Bắc Hà, Bát Xát; du lịch mua sắm được phát triển mạnh ở thành phố Lào Cai qua hệ thống các siêu thị, chợ, các khu ẩm thực và tiếp nối với Hà Khẩu - Trung Quốc. Bên cạnh phát triển các sản phẩm du lịch trong tỉnh, việc mở rộng liên kết với các tỉnh lân cận cũng bước đầu được thúc đẩy. Điển hình là việc liên kết phát triển sản phẩm du lịch về nguồn với Yên Bái và Phú Thọ. Mặc dù đã có những sản phẩm đặc trưng, thu hút khách du lịch nhưng liên kết giữa các vùng để tạo các sản phẩm du lịch còn yếu, chưa phát huy được các thế mạnh và tiềm năng của địa phương. Hơn nữa, Lào Cai hiện vẫn còn thiếu nhiều các dịch vụ bổ sung như khu vui chơi, giải trí để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa nghỉ dưỡng. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế.

3.1.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch Sapa

Trong giai đoạn 2006 - 2013, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh đã được quan tâm đầu tư và cải thiện đáng kể. Tỉnh đã chú trọng trong công tác đầu tư phát triển du lịch bằng cách thu hút các nhà đầu tư, tiếp nhận các dự án tài trợ nước ngoài. Số vốn đầu tư vào lĩnh vực lưu trú, nhà hàng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2006-2013 đạt gần 1.000 tỷ đồng. Trong vòng 3 năm 2011-2013, tỉnh đã thu hút được trên 20 nhà đầu tư đến khảo sát và đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó có một số nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty du lịch Saigon... Đồng thời thu hút được trên 50 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch, khách sạn và khu vui chơi giải trí.

Đặc biệt trong giai đoạn gần đây xuất hiện nhiều dự án lớn đầu tư vào du lịch tỉnh Lào Cai. Điển hình là dự án xây dựng cáp treo Fansipan với vốn đầu tư là 4.400 tỉ đồng của tập đoàn Sun Group. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh tăng cả về quy mô và chất lượng. Cùng với đó là hệ thống nhà hàng, các sơ sở vui chơi giải trí, trung tâm tương mại... được đầu tư phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đã được quan tâm và chú trọng nhưng vẫn còn hạn chế nhất định. Hệ thống các điểm vui chơi, giải trí chưa đầy đủ và thực sự hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Cơ sở hạ tầng tại các tuyến điểm, đặc biệt là hệ thống nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe chưa được quan tâm đầu tư là nguyên nhân gây nên tình trạng mất vệ sinh tại các điểm du lịch. Một số tuyến đường giao thông tới các tuyến, điểm du lịch trọng điểm đã xuống cấp, thiếu các trạm dừng chân, ngắm cảnh, điểm trưng bày và bán sản phẩm du lịch trên tuyến du lịch.

− Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch tham quan - nghỉ dưỡng núi theo định hướng sinh thái hướng tới khách du lịch nội địa, sản phẩm du lịch biên giới tại khu vực cửa khẩu và du lịch văn hóa gắn với các dân tộc cho các đối tượng khách du lịch khác nhau. Kết hợp hiệu quả giữa hai loại hình du lịch này dựa trên công cụ phân vùng du lịch, chính sách môi trường và xã hội. Đảm bảo định hướng phát triển du lịch bền vững và du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

− Phát huy các giá trị cảnh quan và văn hóa vùng miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng.

− Ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng nhằm lan tỏa tác động của du lịch; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên, du lịch tâm linh, thể thao; thúc đẩy các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nôngthôn.

− Từng bước đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: Du lịch MICE (hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm)(hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch giáo dục; du lịch thể thao, leonúi; du lịch dưỡng bệnh; du lịch tâm linh gắn với lễ hội truyền thống...

− Đa dạng hóa sản phẩm thông qua nghiên cứu phát triển sản phẩm đặc trưng của từng điểm du lịch để tạo dựng thương hiệu từng vùng; tăng cường hệ thống giới

Trang 46

thiệu và diễn giải (qua hệ thống thông tin điện tử / hướng dẫn viên / các nhà trưng bày tại chỗ).

− Phát triển hệ thống sản phẩm nhằm kéo dài thời gian lưu trú, hạn chế tính thời vụ.

− Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng và quốctế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

− Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch tham quan - nghỉ dưỡng định hướng sinh thái, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa.

− Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ; nghỉ cuối tuần; tạo dòng khách du lịch lễ hội, tâm linh, du lịch biên giới, mua sắm.

− Thúc đẩy thị trường khách du lịch bằng đường bộ, duy trì khách du lịch bằng đường sắt tạo nét riêng biệt của sản phẩm.

Thị trường nội địa:

− Phân theo khu vực:

+ Thị trường trọng điểm: tập trung vào các thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, từng bước mở rộng ra các thành phố khác.

+ Thị trường giới thiệu từng bước mở rộng: khách du lịch nông thôn có khả năng chi tiêu cao tại khu vực miền Bắc và từng bước mở rộng dần sang các địa phương khác.

− Theo mục đích chuyến đi:

+ Thị trường trọng điểm: tham quan - nghỉ dưỡng, tâm linh

+ Thị trường khuyến khích phát triển: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa

Thị trường khách du lịch nội địa các sản phẩm du lịch tham quan - nghỉ dưỡng, trong đó có nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa là những loại hình du lịch phổ biến nhất. Ngoài ra, tùy theo đặc thù từng nhóm khách, các loại hình du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch biên giới, du lịch sinh thái cũng là những sản phẩm du lịch phù hợp.

Thị trường khách du lịch nội địa đang phát triển và có những đặc tính phân hóa lớn. Tại các thành phố lớn, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần đã hình thành

và đang phát triển mạnh. Tuy vậy, do điều kiện vị trí, trong thời gian trước mắt, Lào Cai đáp ứng yêu cầu này chủ yếu của khách du lịch các thành phố phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Trong tương lai, khi đường bay tới các tỉnh phía Nam được hình thành, thị trường du lịch nghỉ dưỡng, cuối tuần cho khách du lịch nội địa mở rộng ra các thành phố miền Trung, miền Nam. Lào Cai trở thành một điểm du lịch mới của thị trường khách này tiếp sau những thị trường truyền thống là Hà Nội và Quảng Ninh

Thị trường quốc tế:

− Theo khu vực địa lý:

+ Thị trường trọng tâm: tiếp tục khai thác ổn định thị trường khách du lịch truyền thống tại tây Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Đức, Anh, Hà Lan), Úc; mở rộng các thị trường gần tại Đông Bắc Á (Trung Quốc,Nhật Bản, Hàn Quốc), ASEAN

+ Thị trường khuyến khích phát triển: thử nghiệm những thị trường mới như Bắc Mỹ, Châu Mỹ La tinh, Ấn độ, Trung Đông, Đông Âu

− Theo mục đích chuyến đi:

+ Thị trường trọng điểm: khách du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộcViệt Nam, khách du lịch sinh thái.

+ Thị trường nghiên cứu mở rộng: khách du lịch biên giới, du lịch thể thao Thị trường khách du lịch quốc tế: thị trường khách du lịch truyền thống vẫn có thể được duy trì bằng những nỗ lực quảng bá và xúc tiến du lịch. Đó là các thị trường ở Tây Âu và Úc. Các thị trường gần (Đông Á, ASEAN) đang hình thành và có nhiều tiềm năng phát triển mạnh. Một số thị trường mới như Châu Mỹ, Mỹ La tinh cũng có dấu hiệu phát triển. Các nhóm thị trường này thích hợp với các sản phẩm văn hóa và sinh thái. Một thị trường khách du lịch quốc tế khác là khách du lịch Trung Quốc tới từ các tỉnh khu vực biên giới. Nhóm khách này thích hợp với các sản phẩm du lịch biên giới và văn hóa. Một thị trường nhỏ khách là khách du lịch là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghỉ dưỡng là nhu cầu lớn nhất của đối tượng khách này. Các nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa là những nhu cầu tiếp theo.

Trang 48

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại bản tả van, huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)