Nhóm giải pháp tăng cường xúc tiến quảng ba du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại bản tả van, huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 58 - 66)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN TẢ VAN HUYỆN SAPA – TỈNH LÀO CAI

3.2. Giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại bản Tả Van

3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường xúc tiến quảng ba du lịch

Việc xúc tiến, quảng bá du lịch tại các địa phương cũng như sự chủ động của các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến du lịch, đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Quốc gia. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá sẽ được tổ chức theo hướng tập trung vào các điểm đến, sản phẩm có thế mạnh và thị trường khách du lịch trọng điểm; phát huy sức mạnh tổng hợp của các địa phương.

Phát triển DLCĐ ở Tả Van cần xác định rõ hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch là hết sức quan trọng để thu hút du khách đến địa phương. Hiện tại, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tại Sappa hầu như tập trung vào các sản phẩm mới. Vì vậy, để nâng cao hoạt động xúc tiến du lịch, địa phương cần quan tâm.Có các đề án xúc tiến, quảng bá du lịch lâu dài theo từng năm để tạo nên thương hiệu DLCĐ Tả Van. Các phương thức quảng cáo như:

− Các phương tiện thông tin đại chúng:Báo chí, Đăng tin trên các cổng thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai,Quảng cáo trên các ứng dụng phổ biến.

+ Làm các phóng sự DLCĐ tại bản để đăng trên các bản tin truyền hình, thời sự Trung Ương tại Việt Nam. Liên kết với các kênh nước ngoài như: CNN, BBC,…để quảng bá du lịch đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Hoàn thiện nội dung và quản lý các website về du lịch Lào Cai, cung cấp đầy đủ và cập nhật thông tin thường xuyên về điểm đến và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; phát triển các hình thức xúc tiến qua mạng khác như mạng xã hội.

+ Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Lào Cai để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan, tài nguyên du lịch Lào Cai; những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, đặc biệt là

Trang 50

hệ thống homestay, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống...

− Thiết kế tập gấp du lịch:

+ Đây là một phương tiện cơ bản, truyền thống, đứng đầu trong các phương tiện quảng cáo du lịch. Những thông tin trong tập gấp này cần phải có đặc tính cơ bản – những thông tin đặc trưng về điểm du lịch cụ thể ở đây là bản Tả Van

+ Cần lựa chọn những nét văn hóa tiêu biểu, hình ảnh thu hút nhất của các dân tộc trong Bản để đưa vào giới thiệu trong tập gấp. Ngoài ra, tập gấp cần được in ấn bằng nhiều ngôn ngữ như: Anh, Pháp, Đức,Trung…

Ban quản lý xã cũng như người dân địa phương làm du lịch cần tham gia các hội chợ, hội thảo, hội nghị,…để giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa riêng của dân tộc mình đến khách du lịch.

Nhìn chung, có rất nhiều cách thức để quảng bá du lịch các đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi một loại hình quảng cáo ở trên vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Vì vậy, tại Bản Tả Van cần kết hợp các hình thức trên với nhau sẽ mang đến hiệu quả.

− Xây dựng các trung tâm thông tin du lịch tại thành phố Lào Cai và các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông như bến xe, khách sạn hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch.

− Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, thông tin về các dân tộc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển Lào Cai để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước; xúc tiến qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Những thông tin này không chỉ đối với du khách có mục đích tham quan nghỉ dưỡng ở Lào Cai mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà đầu tư, kinh doanh muốn đến để hợp tác ở địa phương.

− Tận dụng các cơ hội để tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch Lào Cai.

− Khi có điều kiện thuận lợi, có thể mở văn phòng đại diện du lịch Lào Cai tại các thị trường lớn trong nước và trọng điểm quốc tế để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành và xúc tiến tiếp thị du lịch.

− Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và các địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch. Nghiên cứu sử dụng chuyên gia, phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền quảng bá nâng cao hình ảnh du lịch Lào Cai.

− Mở rộng kênh quảng bá qua các công ty lữ hành và khách sạn tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; cũng cần cung cấp thông tin đầy đủ và bổ sung thường xuyên các thông tin mới tới các đối tượng này, nhất là các thông tin về tuyến điểm mới, lễ hội, giao thông ...

− Xây dựng chương trình kích cầu du lịch hàng năm, đặc biệt vào những mùa thấp điểm như: chính sách giá các dịch vụ với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, liên kết trong và ngoài tỉnh; các chương trình lễ hội đặc biệt...

− Tổ chức các chuyến FAM trip cho cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hàng năm để quảng bá sản phẩm du lịch mới cũng như những điều kiện phục vụ tại Lào Cai. Điều này vừa tăng cường mối liên kết giữa Lào Cai với khối doanh nghiệp, vừa là kênh để thực hiện xúc tiến, quảng bá.

− Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác xúc tiến thông qua các chương trình tập huấn thường xuyên, tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch, tuyển dụng và đào tạo những cán bộ trẻ mới.

− Kết nối và huy động khu vực tư nhân tham gia các hoạt động xúc tiến qua các công cụ:

+ Phối hợp với Hiệp hội du lịch của Tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai hàng năm.

+ Xây dựng chương trình xúc tiến du lịch hàng năm và danh mục kêu gọi tham gia của các doanh nghiệp.

+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đánh giá thị trường cung cấp cho khối doanh nghiệp.

3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực để phát triển DLCĐ

Đối với chính quyền địa phương

Cần trao đổi các vấn đề trực tiếp với các lãnh đạo địa phương, thuyết trình về những lợi ích to lớn mà du lịch có thể đem lại cho cư dân địa phương như: xóa đói giảm

Trang 52

nghèo tăng thêm việc làm tạo ra thu nhập, giúp quảng bá các nét văn hóa truyền thống của đồng bào cho du khách trong nước và quốc tế đều biết đến. Tổ chức nhiều lớp tập huấn về làm du lịch cho các cán bộ bao gồm: kỹ năng nghiệp vụ cơ bản và nghiệp vụ quản lý, tổ chức. Đưa các cán bộ địa phương tham gia vào các hội thảo phát triển DLCĐ ở trong nước và quốc tế để học hỏi kinh nghiệm cũng như hiểu rõ hơn về loại hình này để có thể tuyên truyền định hướng cho bà con địa phương vừa làm du lịch vừa bảo tồn, bảo vệ môi trường.

Đối với cư dân địa phương

Phát triển DLCĐ tại địa phương thì mục tiêu chủ yếu là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, xóa đói giảm nghèo bằng cách có thêm thu nhập từ du lịch. Mà người dân địa phương lại chính là nhân tố quan trọng và đóng vai trò là nguồn lao động chính. Vì vậy, cần phải đào tạo cho người dân địa phương tại đây để có thể hoạt động loại hình DLCĐ.

Người dân tộc cá đồng bào ở bản Tả Van đã quen sống hòa mình với thiên nhiên, với rừng núi, đa số người dân đều chưa có nhiều kiến thức về du lịch. Cần tạo cơ hội, khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch.

Thứ nhất, cần tuyên truyền cho đồng bào hiểu về những giá trị to lớn của các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa để người dân có thể quan tâm, làm đẹp các cảnh quan xung quanh mình cũng như bảo vệ, gìn giữ để có thể phát triển du lịch để phát triển mô hình DLCĐ.

Thứ hai, Cần hướng dẫn cho người dân về phát triển du lịch bằng cách mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho đồng bào về ngành nghề du lịch, cách kinh doanh cơ sở lưu trú đặc biệt là loại hình homestay, phòng cháy chữa cháy, và những quy định cụ thể đối với khách du lịch nhằm tạo điều kiện cho người dân nắm và thực hiện tốt các quy định theo pháp luật...Đặc biệt, giúp người dân biết những món ăn đặc sản mang đậm nét văn hóa tộc người để phục vụ du lịch.

Thứ ba, Đào tạo nhân lực làm du lịch về kỹ năng đón tiếp và phục vụ du khách.

Tập trung chủ yếu vào việc tạo dựng môi trường trong và ngoài tổ hợp du lịch nhằm đảm bảo tính hài hòa, nồng nhiệt, an toàn, thân thiện đối với du khách. Người dân địa phương cần được đào tạo về cách nói trong giao tiếp, thái độ và hành động đón tiếp

khách du lịch. Đặc biệt có thể mở lớp tập huấn để nâng cao khả năng ngoại ngữ giúp người dân có thể giao tiếp với du khách quốc tế.

Thứ tư, khuyến khích, tuyên truyền cho người dân làm du lịch nhưng điều quan trọng và mấu chốt phát triển du lịch cộng đồng nhưng phải bảo vệ môi trường như:

không phá hoại cảnh quan thiên nhiên, không xả rác bừa bãi,… luôn luôn tổ chức các công tác dọn dẹp vệ sinh giúp làng bản sạch đẹp, môi trường thông thoáng và mát mẻ hơn. Nhắc nhở du khách tham gia vào du lịch nhưng phải bảo vệ môi trường ở nơi đây.

Đối với doanh nghiệp du lịch

Phát triển du lịch bền vững đang được xem là xu hướng chung trong đó các doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò cầu nối góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Các doanh nghiệp cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên trong công ty về các vấn chuyên môn liên quan đến DLCĐ các đồng bào dân tộc bằng cách mở các lớp học ngắn hạn, mở các cuộc thi về nghề du lịch, tập huấn tại các điểm DLCĐ các đồng bào dân tộc giúp nâng cao trình độ chuyên môn.

Cần tư vấn và giúp đỡ cư dân địa phương tư vấn, thiết lập và tổ chức các hoạt động du lịch như: tổ chức kinh doanh ăn uống, tổ chức vận chuyển khách, homestay, bán hàng hóa, vật phẩm, lưu niệm,…Chia sẻ lợi ích để hỗ trợ nhân dân địa phương tham gia vào du lịch. Nếu lợi nhuận thu được từ các hoạt động du lịch được chia sẻ hợp lý tới người dân giúp họ có thêm khoản thu từ du lịch giúp vào đời sống sinh hoạt hằng ngày được cải thiện thì chắc chắn họ sẽ có động lực, tích cực tham gia để phát triển, quảng bá du lịch quê hương mình

3.2.5. Nhóm giải pháp tang cường các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường Mục tiêu

− Bảo tồn được các giá trị tài nguyên và văn hóa cốt lõi của du lịch bản Tả Van trong điều kiện phát triển mới.

− Làm giàu thêm các giá trị tài nguyên, đặc biệt là văn hóa thông qua các sáng kiến phát triển sản phẩm du lịch.

− Phát triển môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh trở thành hình ảnh của du lịch tỉnh Lào Cai

Các giải pháp cụ thể

Trang 54

Phát triển du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch hiện nay đang được du khách trong nước và quốc tế ưa chuộng, là loại hình du lịch hấp dẫn phát triển mạnh trên toàn cầu. Nó không những mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: Nâng cao trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo mà còn giúp quảng bá nét văn hóa đặc trưng riêng của mỗi địa phương. Vì loại hình này mang lại nhiều lợi ích như vậy nên phát triển DLCĐ cần đi theo hướng phát triển bền vững.

Cán bộ lãnh đạo của tỉnh Lào Cai cần đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng những quy định của pháp luật về du lịch bền vững, nâng cao nhận thức của xã hội, CĐ về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về các giá trị văn hóa truyền thống và ý nghĩa, sự cần thiết và nghĩa vụ phải bảo tồn, tôn trọng, khôi phục các giá trị đó. Ngoài ra, cần tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách,…

Tăng cường công tác quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường như:

tham giadọn vệ sinh, xử lý nước thải, đầu tư xây dựng hệ thống cống rãnh. Cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch.

Nghiêm cấm chặt phá rừng, săn bắn gây tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên.

− Phối hợp với ngành văn hóa và các ngành liên quan nghiên cứu, khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa của Tỉnh để phát triển thành các sản phẩm du lịch như các lễ hội, làng nghề, trang phục...; hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.

− Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch, xây dựng tiêu chuẩn môi trường du lịch, trên cơ sở đó, thực hiện rà soát đánh giá, kiểm kê và phân hạng tài nguyên du lịch Lào Cai về tiềm năng giá trị và yêu cầu đối với việc bảo tồn phát triển tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

− Đối với các yếu tố văn hoá phi vật thể, cần nghiên cứu về sức chứa và quản lý sức chứa về khía cạnh văn hoá, môi trường; phát triển các làng nghề và áp dụng những công nghệ, kỹ thuật mới cho việc phát huy các giá trị làng nghề vừa nâng cao đời sống địa phương, vừa tạo thành sản phẩm du lịch;

− Rà soát và hoàn thiện qui chế quản lý khách du lịch, giáo dục du khách tôn trọng tập tục, thuần phong mỹ tục của bản địa trong mối quan hệ với người dân địa phương tại các điểm du lịch. Bổ sung hệ thống thông tin, truyền thông quy chế.

3.2.6. Nhóm giải pháp xây dựng và triển khai phát triển sản phẩm DLCĐ tại bản Có thể thấy, phát triền DLCĐ trên cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch tập trung khai thác thế mạnh của cộng đồng ở Tả Van chủ yếu là canh tác nông nghiệp, ẩm thực, các lễ hội, các phong tục tập quán,…. Đây chính lànhững phẩm du lịch có thể phát triển được tại Bản.

Sản phẩm du lịch khám phá nông nghiệp – nông thôn: Đây là sản phẩm mà khách quốc tế rất ưa chuộng vì họ có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất lao động dưới sự chỉ dẫn của cư dân địa phương như: cùng canh tác nông nghiệp, trồng rau, chăn nuôi và tham gia chế biến thuốc Nam,…

Sản phẩm du lịch ẩm thực: Khám phá nét ẩm thực độc đáo của người Dao, Giáy, H’Mong tại bản

Sản phẩm du lịch lễ hội, phong tục tập quán: không chỉ được tham gia vào các lễ hội đặc trưng như lễ cấp sắc, tết nhảy, tết nguyên đán mà còn được mặc những bộ trang phục truyền thống của các dân tôcj, thưởng thức nhạc điệu Páo dung và các phong tục tập quán trong tang ma, lễ cưới hỏi. Khách du lịch có thể tham gia vào các hoạt động trên để có thể vừa tìm hiểu, nghiên cứu nét văn hóa riêng của tộc người bản địa. Đây cũng là một trong những điều khách du lịch rất yêu thích.

Từ những tiềm năng và thực trạng về DLCĐ tại Bản đã được phân tích ở chương 2 cho thấy tại địa phương cần triển khai xây dựng các mô hình để có khai thác triệt để tiềm năng du lịch về các đặc trưng văn hóa người dân trong bản cũng như giúp cư dân địa phương tham gia vào du lịch để tăng tạo công ăn việc làm tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Theo các nghiên cứu, tác giả đề xuất một mô hình cụ thể như sau: Xây dựng homestay (ở cùng người dân) có dịch vụ ăn uống và bổ trợ kèm theo nhằm khuyến khích khách vừa lưu trú tại bản kết hợp du lịch chữa bệnh, tham quan cảnh quanvà tham gia vào các hoạt động thường ngày và lễ tết của người dân bản địa như: nhà vườn, chăn nuôi, thưởng thức các đặc sản, trực tiếp tham gia vào các lễ hội truyền thống, tìm hiểu các phong tục tập quán riêng của người dân Bản cũng như thưởng thức một số hoạt động văn nghệ của bản.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại bản tả van, huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)