Hiệu quả triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại bản Tả Van

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại bản tả van, huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 2. NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BẢN TẢ VAN HUYỆN SAPA – TỈNH LÀO CAI

2.4. Hiệu quả triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại bản Tả Van

Việc tham gia vào Du lịch cộng đồng ở địa phương mang tính tự nguyện dựa trên sự trao đổi và thống nhất giữa ban quản lý Du lịch cộng đồng địa phương với các hộ gia đình. Dù tham gia hay không tham gia, dù tham gia nhiều hay ít thì các hộ gia đình có trách nhiệm chung trong việc xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất về Du lịch cộng đồng tại địa phương mình.

Dựa vào ba mô hình phát triển Du lịch cộng đồng đã nêu ở chương 1 thì mô hình thứ ba “Cộng đồng địa phương liên kết với các công ty du lịch để tổ chức, thực hiện các chương trình du lịch” là mô hình liên doanh giữa cộng đồng hoặc một số thành viên cộng đồng với đối tác kinh doanh - mang lại được hiệu quả và tính khả thi cao nhất.

Vì các công ty lữ hành tham gia xây dựng tour, tuyến, chương trình du lịch, xây dựng ấn phẩm quảng bá tuyên truyền, tham gia hỗ trợ nhà dân hoàn thiện nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách. Xây dựng những sản phẩm du lịch với những yếu tố độc đáo thôi thúc du khách tìm đến nhằm thoả mãn nhu cầu, tránh được sự nhàm chán như tổ chức các lễ hội tại các bản, tái hiện các trò chơi dân gian, xây dựng các làng nghề truyền thống, tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ dân gian và lửa trại…

Mức độ tham gia trong một dự án Du lịch cộng đồng của cộng đồng có thể khác nhau tùy theo từng nơi. Một số lựa chọn để cộng đồng tham gia vào Du lịch cộng đồng bao gồm:

+ Cá nhân sản xuất và bán hàng địa phương (hoa quả, hàng thủ công …) cho du khách trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp du lịch. Đây là một cách tốt để lan tỏa thu nhập trong cộng đồng.

Trang 40

+ Doanh nghiệp du lịch tư nhân (thường ở bên ngoài cộng đồng - Doanh nghiệp tư nhân bên ngoài) được phép cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch tại điểm du lịch cộng đồng và sau đó chia sẻ lại lợi nhuận cho cộng đồng trên cơ sở thỏa thuận.

+ Một số cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch một cách không chính thức (doanh nghiệp vận hành và quản lý bởi cá nhân địa phương), thường các cá nhân này thiếu kỹ năng và kiến thức du lịch nên việc thành công cũng còn hạn chế

+ Các doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành (doanh nghiệp cộng đồng): Mô hình này đôi khi có thể thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức hoạt động, nhưng điều này có thể được khắc phục theo thời gian.

+ Liên doanh giữa cộng đồng và doanh nghiệp tư nhân: Bao gồm chia quyền sở hữu, hoặc các thỏa thuận hợp đồng chặt chẽ liên quan đến dịch vụ ăn ở cho khách hoặc các hoạt động du lịch khác

Để đánh giá sự hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng bản Tả Van, tác giả đã thực hiện tiến hành khảo sát thực tế bốn đối tượng cơ bản gồm khách du lịch (trong nước, quốc tế), người dân địa phương, công ty lữ hành, chính quyền địa phương. Với cả 4 đối tượng sử dụng hình thức phỏng vấn khác nhau mang tính phù hợp đối tượng và hiệu quả nhất. Dữ liệu thu được cùng với thông tin thứ cấp đã được tổng hợp và phân tích cẩn thận để làm rõ hơn quá trình tham gia của từng bên liên quan, tìm hiểu sự khác biệt trong tư duy, hành động và lợi ích thu được của các bên, từ đó đánh giá đươc tính hiệu quả của mô hình du lịch tại Tả Van.

2.4.1. Nhận định của các cấp quản lý

Khi khảo sát thực tế các cán bộ tại Xã Tả Van rất mong mỏi có được một hình thức, sản phẩm du lịch không đòi hỏi đầu tư lớn, không tạo ra các xáo trộn lớn về môi trường, hoạt động sinh sống hàng ngày của người dân nhưng vẫn có khả năng mang lại các lợi ích cho người dân.

Chính quyền huyện, xã cũng cam kết ủng hộ cho việc phát triển các loại hình du lịch như vậy và người dân địa phương khi được khảo sát cũng bày tỏ sự mong muốn được tham gia vào hoạt động du lịch để có thể giới thiệu những nét văn hóa của mình tới khách du lịch cũng như có thêm thu nhập.

2.4.2. Nhận định của cộng đồng địa phương

Các phỏng vấn được tiến hành với các hộ dân xã Tả Van để xem người dân cảm nhận về các hoạt động du lịch tại địa phương như thế nào. Các câu hỏi đều là câu hỏi mở và các phỏng vấn là không chính thức bán cấu trúc. Ưu điểm là có thể hiểu sâu hơn suy nghĩ thái độ của người trả lời về các câu hỏi.

Tại bản Tả Van người dân chủ yếu sinh sống bằng làm nông nghiệp và làm nghề một phần hoạt động du lịch. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân. Đồng bào người dân ở đây đã quen sống hòa mình vào thiên nhiên. Họ không muốn tác động nhiều vào môi trường tự nhiên. Những hộ tham gia du lịch cũng đã được được đào tạo cơ bản về du lịch như: kỹ năng đón khách, phục vụ khách, các quy định về pháp luật trong du lịch,…

Một phần người dân chưa thông thạo ngoại ngữ để dẫn khách quốc tế. Mà loại hình DLCĐ lại rất được du khách quốc tế ưa chuộng. Ngoài ra, người dân cũng chưa biết quan tâm, làm đẹp các cảnh quan xung quanh mình dẫn đến cảnh quan nơi đây không được chăm chút, tu sửa để phục vụ du lịch.

Bảng 2.1: Khả năng tham gia các dịch vụ du lịch bản Tả Van

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, Năm 2019) Từ kết quả điều tra tại khu vực, trong các hoạt động phục vụ du lịch mà người dân muốn và có khả năng tham gia nhiều nhất là hoạt động bán hàng mà chủ yếu là bán các sản phẩm thổ cẩm chiếm 35% tiếp sau đó là ăn uống chiếm 25%.

Các hoạt động Số lượng hộ dân muốn

tham gia Tỷ lệ (%)

Ăn uống 15 25

Ở 11 18.3

Chở khách 6 10

Hướng dẫn khách du lịch 5 8.3

Bán hàng (Thuốc Nam) 21 35

Sản xuất thủ công mỹ nghệ 2 3.3

Khác 7 11.7

Trang 42

Như vậy, các hoạt động du lịch mà người dân địa phương có thể tham gia là khá đa dạng. Nguồn lợi từ du lịch cho người dân cũng ngày một tăng.

Nhận thức của cộng đồng về du lịch và sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng…Tuy cộng đồng địa phương đa số là người dân tộc thiểu số chưa được đào tạo chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch, nhưng khi khảo sát thực địa, một số cư dân tại đây đồng ý sẵn sàng tham gia vào du lịch để tăng thêm thu nhập và xóa đói giảm nghèo.

2.4.3. Quan điểm của các đơn vị lữ hành

Bên cạnh đó, qua khảo sát các công ty du lịch ở địa bàn Hà Nội như: Viettravel, Torserco, Hanspand, Footprint… những người làm điều hành cũng như phụ trách mảng phát triển sản phẩm tại các công ty này cũng chia sẻ mong muốn có được các sản phẩm du lịch mới hơn, hấp dẫn hơn những sản phẩm du lịch hiện có ở xã Tả Van.

Kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy Bản Tả Van có đầy đủ các tiềm năng và điều kiện cần thiết cho việc phát triển Du lịch cộng đồng. Việc phát triển Du lịch cộng đồng chắc chắn sẽ vừa được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cũng như sự hưởng ứng tích cực và nhiệt tình của người dân.

2.4.4. Đánh giá của khách du lịch

Thái độ ứng xử của cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững.

Sự thân thiện của người dân địa phương sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch đến bản Tả Van. Tuy nhiên, nếu người dân thờ ơ với khách thì tỷ lệ quay lại đâydu lịch của khách gần như không có.

Bảng 2.2: Đánh giá của khách du lịch về thái độ của CĐĐP tại bản Tả Van (Nguồn: Tác giả tổng hợp, năm 2019)

Thái độ của CĐĐP Bản Tả Van Tỷ lệ (%)

Thân thiện 88 83.8

Bình thường 17 16.2

Thờ ơ, lạnh nhạt 0 0

Tổng 105 100

Theo kết quả điều tra từ khách du lịch, đánh giá về thái độ của người dân thì đa số khách du lịch đánh giá người dân thân thiện, niềm nở. Kết quả khảo sát sẽ giúp ích khi triển khai mô hình DLCĐ trong khu vực này.

Dựa vào kết quả điều tra khách du lịch trên địa bàn huyện, họ chủ yếu có nhu cầu tham quan và trải nghiệm cuộc sống người dân trong bản là chính.

Biểu đồ 2.3: Mục đích của du khách đến bản Tả Van

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, năm 2019) Du khách đến bản Tả Van hầu như với mục đích trải nghiệm là chính chiếm đến 30,46%. Khi khảo sát thực địa, du khách đến đây (chủ yếu là khách quốc tế và các thanh niên đọ tuổi sinh viên) họ biết đến bản Tả Van và muốn trải nghiệm cuộc sống người dân tại bản. Muốn đi tham quan, tìm hiểu không khí xung quanh bản so với sự ồn ào tấp nập của thành phố.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã tập trung giới thiệu về Bản Tả Van về các dân cư, địa hình, khí hậu, đặc điểm kinh tế - xã hội và phân tích các điều kiện để phát triển DLCĐ ở bản Tả Van về ẩm thực, trang phục, lễ hội, phong tục tập quán. Nếu biết khai thác những điều kiện trên một cách hợp lí thì bản Tả Van sẽ rất phù hợp để phát triển DLCĐ.

Bên cạnh đó cuộc điều tra 4 đối tượng tham gia chính trong hoạt động DLCĐ:

khách du lịch, người dân, chính quyền địa phương, công ty lữ hành đã phần nào đánh giá được thực trạng nguồn khách, tâm lý khách hàng cũng như người làm dịch vụ để hỗ trợ đưa ra các giải pháp kiến nghị ở chương 3.

20, 32%

30, 49%

3, 5% 7, 11%

2, 3%

Mục đích đến bản Tả Van

Tham quan

Trải nghiệm cuộc sống người dân Nghỉ dưỡng Nghiên cứu Khác

Trang 44

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại bản tả van, huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)