PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý nhân lực tại công ty cổ phẩn tư vấn và đầu tư texo (Trang 39 - 42)

2.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp là loại tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, khảo sát, điều tra xã hội học hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chƣa đƣợc chú giải cụ thể. Tài liệu về một số vấn đề nghiên cứu còn hạn chế, do đó người nghiên cứu cần phải tiến hành điều tra thu thập thêm các nguồn tài liệu mới một cách có hệ thống, chi tiết, đồng bộ.

Để bổ sung thêm thông tin phân tích trong luận văn tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ đồng thuận thông qua các báo cáo về thỏa ƣớc lao động, báo cáo sản xuất kinh doanh, báo cáo công đoàn, quy chế trả lương của Công ty, tình hình biến động cơ cấu NL theo từng năm; số lƣợng NL đƣợc bố trí và sử dụng cũng nhƣ đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng; tình hình hoạt động kinh doanh từng năm của Công ty…

Bên cạnh đó, căn cứ theo số lƣợng lãnh đạo và NLĐ trong Công ty, điều kiện khả năng của tác giả có thể tiến hành phỏng vấn khảo sát phục vụ cho việc thu thập dữ liệu sơ cấp luận văn, Tác giả đã lựa chọn mẫu phỏng vấn khảo sát đối với 20 lãnh đạo và 50 NLĐ trong Công ty về thái độ của NLĐ trong công việc, mức độ hài lòng/không hài lòng đối với các chính sách của Công ty về NL nhƣ chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo và bồi dƣỡng, chính sách bố trí và sử dụng NL, cũng như chính sách lương, thưởng và phụ cấp. Các thông tin, tài liệu sơ cấp thu đƣợc là cơ sở quan trọng để tác giả nghiên cứu, đánh giá về thực trạng công tác QLNL tại Công ty thời gian qua và tìm hiểu về các chính sách của Công ty đề ra đã thực sự phù hợp với nguyện vọng NLĐ chƣa, cũng nhƣ tạo động lực, khuyến khích NLĐ cống hiến vì Công ty.

LVTS Quản lý kinh tế

31 2.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, đánh giá, giải thích, thảo luận và diễn giải nhƣ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, chuyên đề, công trình nghiên cứu, bài báo, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư lưu trữ…

Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập đƣợc từ các sách như: giáo trình Khoa học quản lý; Quản trị học-Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Quản lý NNL trong các tổ chức công;

Kinh tế NNL Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Dữ liệu thứ cấp bên trong Công ty nhƣ tài liệu nội bộ của Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng Kế toán, Phòng Kinh doanh… cụ thể về tài liệu giới thiệu về Công ty (lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức…); thông tin về tình hình sản xuất, kết quả kinh doanh… thông qua các báo cáo tài chính hàng quý, năm. Số liệu thống kê đƣợc thu thập từ các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo NL các năm của Công ty.

2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 2.2.1. Phương pháp thống kê và mô tả

Là phương pháp tập hợp, mô tả các thông tin đã thu thập được về hiện tƣợng nghiên cứu làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích,tổng hợp thông tin một cách chính xác, kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê, mô tả được tác giả sử dụng phổ biến trong chương 3 của luận văn. Tác giả đã thu thập các số liệu thống kê về biến động cơ cấu lao động hàng năm; số liệu về tuyển dụng lao động, quỹ lương, thưởng; các số liệu về kết quả kinh doanh của Công ty…phục vụ cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung QLNL của Công ty.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh nhằm tìm ra các điểm tương

LVTS Quản lý kinh tế

32

đồng và khác biệt giữa các đối tƣợng nghiên cứu, để từ đó phân tích, đánh giá, nhìn nhận rõ hơn về bản chất của đối tƣợng nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp so sánh giúpxác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích trong điều kiện, môi trường nhất định. Phương pháp này đƣợc sử dụng trên cơ sở 3 nguyên tắc: Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh. Trong đó, tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ (quý, năm) đƣợc lựa chọn làm căn cứ so sánh, đƣợc gọi là gốc so sánh; các gốc so sánh có thể là số liệu năm trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh… Điều kiện tiên quyết để so sánh là các chỉ tiêu đƣợc sử dụng phải đồng nhất cả về thời gian & không gian.

Trong bài viết, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh trong chương 3 nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng công tác QLNL tại công ty TEXO nhƣ: tình hình biến động cơ cấu NL theo từng năm; số lƣợng NL đƣợc bố trí và sử dụng cũng nhƣ đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng; tình hình hoạt động kinh doanh từng năm của Công ty…Theo đó, tác giả có thể làm rõ đƣợc những mặt ƣu, hạn chế của công tác QLNL tại công ty TEXO thời gian qua, làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong chương 4 của Luận văn.

2.2.3. Phương pháp phân tích-t ng hợp

Mục đích của việc phân tích tổng hợp là có những nhận xét nhiều chiều về một vấn đề nghiên cứu, từ đó có cách nhìn nhận khách quan để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin tổng hợp phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân tích-tổng hợp là phương pháp đánh giá phân tích dựa vào sự kết hợp của cả việc thu thập thông tin từ bảng hỏi và việc khai thác thông tin chi tiết từ việc phỏng vấn về ảnh hưởng của quá trình đào tạo và phát triển NL của Công ty TEXO. Từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn, cụ thể chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thống kê dữ liệu từ bảng hỏi và phỏng vấn vấn đề tổng hợp các ý kiến giống nhau và khác nhau về các nội dung của phát triển NL tại TEXO.

LVTS Quản lý kinh tế

33 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý nhân lực tại công ty cổ phẩn tư vấn và đầu tư texo (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)