Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học (Trang 32 - 36)

Mẫu 3: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SINH HOẠT LỚP CHỦ ĐỀ

2.5. Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm

- Xác định chủ đề là một việc làm cần thiết vì tên của chủ đề tự nó đã nói lên được mục tiêu, nội dung, hình thức của chủ đề. Tên chủ đề cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của HS. Việc xác định của đề cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn; phản ánh được mục tiêu chủ đề và nội dung của hoạt động; tạo được ấn tượng ban đầu cho HS.

- Dựa vào yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm để xác định mục tiêu của chủ đề. Có nhiều cách diễn đạt mục tiêu của chủ đề. Tuy nhiên, dù theo cách nào thì mục tiêu của chủ đề phải nêu rõ được những yêu cầu cần đạt mà HS thực hiện được sau chủ đề cũng như chủ đề đã góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực nào cho HS.

2.5.3. Bước 2: Xác định loại hình các hoạt động tương ứng trong chủ đề Các hoạt động trong chủ đề cần phối hợp nhiều dạng khác nhau và phải được thiết kế sao cho tất cả HS đều được tham gia trải nghiệm. Khi xác định hoạt động cần đi theo loại hình hoạt động sinh hoạt dưới cờ, trải nghiệm theo chủ đề, sinh hoạt lớp để xác định cho hợp lí. Chú ý đến sự khác biệt cơ bản là sinh hoạt dưới cờ là sinh hoạt nhóm lớn, khác với trải nghiệm theo chủ đề và sinh hoạt lớp là theo mô hình nhóm, lớp. Với mỗi loại hình hoạt động cần xác định xem có bao nhiêu hoạt động, mỗi hoạt động thuộc phương thức nào, và mỗi tiết hoạt động để tăng tính hấp dẫn và sự tham gia của học sinh GV cần kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức.

- Một số PP và hình thức tổ chức thường sử dụng trong Sinh hoạt dưới cờ là:

+ Phương pháp và hình thức tổ chức Sân khấu tương tác: Hát múa, hoạt cảnh truyền thống, tiểu phẩm, hóa trang,…

+ Phương pháp và hình thức tổ chức Hoạt động giao lưu: tổ chức nói chuyện chuyên đề với chuyên gia tâm lý, các nhà chuyên môn, người nổi tiếng. Họ được mời đến nói chuyện, giao lưu với HS hoặc trang bị KT, hiểu biết chuyên biệt trong một số

lĩnh vực như phòng cháy chữa cháy; phong chống đuối nước, phòng chống bắt cóc và xâm hại tình dục trẻ em….

+ Phương pháp và hình thức tổ chức Hội thi: tổ chức thi giữa các lớp, các cá nhân về một chủ đề nào đó như kể chuyện Bác Hồ, kể chuyện về tấm gương người tốt việc tốt, kể chuyện về danh nhân; Chuyên mục “Mỗi tuần một cuốn sách”; thi vẽ tranh tuyên truyền; tìm hiểu qua bài viết dự thi…

- Các phương pháp và hình thức thường được sử dụng trong giờ sinh hoạt lớp:

+ Phương pháp và hình thức tổ chức các diễn đàn: báo cáo, trình bày, thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tình hình của lớp, của trường, của lứa tuổi, ...

+ Phương pháp và hình thức tổ chức các trò chơi: tăng cường giao lưu, gắn kết bạn bè

+ Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giao lưu: Nhân vật điển hình có thể là HS trong lớp, trong trường hoặc phụ huynh HS

+ Phương pháp và hình thức tổ chức Hoạt động nhân đạo: Lập kế hoạch, thực hiện hay tổng kết Hoạt động nhân đạo của lớp (giúp đỡ các bạn có hoàn cành khó khăn trong lớp, trong trường, ..)

+ PP và HT tổ chức các buổi lao động công ích: Dọn dẹp bàn học, lớp học, … - Các phương pháp và hình thức thường sử dụng trong tổ chức trong giờ Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề:

Hoạt động mang tính khám phá: trò chơi, câu chuyện kể, tình huống, quan sát bức tranh, tiết mục văn nghệ, hoạt động tập thể vui nhộn, tương tác với HS bằng các câu hỏi gợi mở, các câu đố vui, thảo luận… giúp khám phá chủ đề và mục tiêu.

Hoạt động chiêm nghiệm, kết nối kinh nghiệm: câu hỏi gợi mở, phỏng vấn nhanh, kỹ thuật “tia chớp”, các câu đố vui, trò chơi bộc lộ giá trị sống, thuyết trình kết hợp hỏi đáp, thảo luận nhóm; tiểu phẩm, đóng vai, suy tưởng, hồi ức…

Hoạt động rèn luyện KN: hành động mô phỏng trực quan, hướng dẫn mẫu, quan sát và làm theo mẫu, hỏi/đáp, trò chơi... thực hành theo nhóm/cá nhân...

Hoạt động vận dụng/mở rộng: tình huống mang tính “thách thức”, sân khấu hoá, PP tương tác hỏi/đáp, trò chơi, làm việc nhóm... đặt HS vào “tình huống có vấn đề”, phối kết hợp với phụ huynh trong giám sát HS thực hiện công việc ở nhà, tự thực hiện, tự đánh giá, viết báo cáo...

2.5.3. Bước 3: Xác định thời gian thực hiện

Việc xác định thời lượng cho mỗi chủ đề và phân phối thời gian thực hiện giữa các chủ đề Hoạt động trải nghiệm cần căn cứ vào nội dung giáo dục. Chẳng hạn, theo quy định của chương trình, tổng thời lượng mạch mạch nội dung hoạt động hướng vào

bản thân chiếm đến 60% thời gian của năm học. Nếu tổ chuyên môn xác định năm học có 9 chủ đề, mỗi chủ đề thực hiện trong 1 tháng để có sự tương đồng với chủ đề giáo dục của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thì cần khoảng 5-6 chủ đề thuộc mạch nội dung hoạt động hướng vào bản thân.

Đồng thời, có thể căn cứ vào số lượng các yêu cầu cần đạt và mức độ cần đạt trong mỗi yêu cầu để xác định thời lượng thực hiện. Đối với những yêu cầu cần đạt được mô tả ở mức độ nhận thức cao, phức hợp thường phải dự kiến dành nhiều thời gian hơn các yêu cầu cần đạt ở mức độ nhận thức thấp.

Việc lựa chọn thời điểm thực hiện mỗi chủ đề trải nghiệm trong năm học có thể thực hiện như sau: Giáo viên đối đối chiếu nội dung giáo dục của chủ đề Hoạt động trải nghiệm với các nội dung định hướng của giáo dục địa phương và chủ đề giáo dục của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để tìm điểm tương đồng. Sau khi đã tìm được các chủ đề tương đồng thì nên lựa chọn thời điểm thực hiện gần nhất với nội dung đã được quy định của Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên. Sở dĩ có thể làm như vậy vì mỗi chủ đề Hoạt động trải nghiệm luôn bao gồm 3 loại hình trải nghiệm bắt buộc là Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, giáo dục theo chủ đề. Nội dung giáo dục của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được thực hiện tích hợp trong giờ Sinh hoạt dưới cờ chung cho toàn trường và Sinh hoạt lớp. Cách làm này sẽ giúp tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục có nội dung thống nhất ở cả 3 loại hình trải nghiệm, việc phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách đội cũng thuận lợi, dễ dàng hơn.

Ví dụ: Chủ đề Hoạt động trải nghiệm An toàn trong cuộc sống, dành cho học sinh lớp 2, có nội dung chủ yếu là giáo dục học sinh – Nhận biết được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc và thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

Nội dung này là 1 trong 6 nội dung của yêu cầu cần đạt mạnh Hướng vào bản thân, nên hoàn toàn có thể xây dựng thành 1 chủ đề Hoạt động trải nghiệm thực hiện trong 1 tháng với các loại hình Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề.

2.5.4. Bước 4: Thiết kế chi tiết hoạt động trong chủ đề

- Đặt tên cho hoạt động: Tên hoạt động cần nói lên được mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động; phải bám sát chủ đề và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề.

- Xác định mục tiêu của hoạt động

Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp;

phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.

Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

+ Hoạt động này có thể hình thành cho HS những KT ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của KT?)

+ Những KN nào có thể được hình thành ở HS và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?

+ Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động?

+ Góp phần hình thành và phát triển những PC và NL nào cho HS?

- Xác định cách thức tổ chức hoạt động

Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của HS để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ.

- Chuẩn bị cho hoạt động

Trong bước này, cả GV và HS cùng tham gia công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, GV cần làm tốt các công việc sau đây:

+ Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động.

+ Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể là: Các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề, phục vụ cho các hình thức hoạt động; Các phương tiện hoạt động như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy chiếu overhead hay projector, các loại bảng…; Phòng ốc, bàn ghế và các phương tiện phục vụ khác; Tài chính chi phí cho việc tổ chức hoạt động...v.v...

+ Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị.

+ Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động.

+ Dự kiến những hoạt động của GV và HS với sự tương tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động.

Về phía HS, khi được giao nhiệm vụ, tập thể lớp, cơ quan tự quản lớp hay các tổ, nhóm cần bàn bạc một cách dân chủ và chủ động phân công những công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ và nhóm; trao đổi, bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị.

Trong quá trình đó, GV cần tăng cường sự theo dõi sát sao, kiểm tra và giúp đỡ kịp thời, giải quyết những vướng mắc để hoàn thành tốt khâu chuẩn bị, tránh phó mặc hoặc qua loa, đại khái.

2.5.5. Bước 5. Đánh giá và hoàn thiện chủ đề

Sau khi thực hiện xong các bước trên, cần rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các hoạt động, thời gian thực hiện cho từng hoạt động xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện, đối tượng phối hợp và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí ở hoạt động nào, nội dung nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản Kế hoạch Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề và cụ thể hoá bằng văn bản.

Bên cạnh đó, việc cập nhật thường xuyên Kế hoạch Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề cũng giúp hoàn thiện Kế hoạch giáo dục chung của tổ chuyên môn. Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của các mục tiêu đề ra trong kế hoạch giúp GV định hướng những hoạt động, việc làm tiếp theo, biện pháp khắc phục khó khăn, tìm kiếm nguồn hỗ trợ khác và thực hiện các phương án dự phòng nhằm đảm bảo tiêu của chủ đề cũng như mục tiêu chung của cả năm học.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)