CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YÊU

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học (Trang 104 - 111)

CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC, HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP

MẪU 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YÊU

GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ Hoạt động Khởi động:

Xem video/kể câu chuyện về việc ứng xử với hàng xóm

1. GV tổ chức cho HS xem đoạn phim hoặc kể một câu chuyện cho các em hoặc giới thiệu một thông tin trên báo về việc ứng xử với hàng xóm cho các em.

(GV có thể tham khảo đường link sau:

https://www.youtube.com/watch?v=gvWBXMeiRbA)

HS lắng nghe hoặc theo dõi clip

2. GV tổ chức cho HS trao đổi sau khi xem đoạn phim hoặc nghe câu chuyện:

– Em có nhận xét gì về cách ứng xử của người hàng xóm trong đoạn phim/ câu chuyện?

– Đoạn phim/câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến của mình theo câu hỏi gợi ý

3. GV tổng kết và giới thiệu vào chủ đề hoạt động: Hàng xóm là những người lân cận, gần gũi và có thể giúp đỡ gia đình chúng ta khi cần thiết. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện những việc làm để trở thành người hàng xóm thân thiện, biết cư xử đúng mực với mọi người.

- HS lắng nghe để rút ra một số từ khóa:

hàng xóm thân thiện, cư xử đúng mực

Hoạt động 1: Giới thiệu về các gia đình hàng xóm của em

1. GV nêu yêu cầu:

- Làm việc theo nhóm đôi, kể tên những gia đình hàng xóm quanh nhà mình

- Mời một số học sinh lên kể trước lớp

- HS làm việc theo cặp, kể tên các gia đình hàng xóm

VD: nhà bác Hà, nhà cô Lan,…

- Học sinh lắng nghe và góp ý (nếu có)

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Các con đã kể được tên Học sinh lắng nghe

các gia đình hàng xóm của gia đình mình . Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số cách giao tiếp với hàng xóm cho thân thiện.

Hoạt động 2: Nói lời

thân thiện với hàng xóm 1. GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4: mỗi HS trong nhóm quan sát một bức tranh, mô tả bức tranh của mình cho các bạn trong nhóm theo gợi ý:

– Bức tranh vẽ những ai?

– Bạn nhỏ trong tranh làm và nói gì?

- HS vừa quan sát tranh và thảo luận trong nhóm teo các câu hỏi

2. GV tổ chức để HS thảo luận nhóm. GV đi hỗ trợ các nhóm.

Khi hỗ trợ có thể đặt các câu hỏi để HS dễ dàng mô tả các bức tranh

- HS làm việc nhóm bốn, vừa quan sát tranh, vừa mô tả lại các hình ảnh trong tranh và trả lời các câu hỏi

3. GV mời các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận

GV gọi đại diện 4 nhóm lên báo cáo. Mỗi nhóm báo cáo về 1 bức tranh. GV nhận xét, đưa ra kết luận về sự thân thiện của bạn nhỏ trong mỗi tranh.

– Bạn nhỏ thứ nhất chào hỏi thân thiện: “Cháu chào ông ạ.”

– Bạn nhỏ thứ hai hỏi thăm thân thiện: “Hai bác ra thăm đồng đấy ạ!”

– Bạn nhỏ thứ ba chào cô và động viên em nhỏ: “Cháu chào cô. Em đi học ngoan, chiều về chơi với anh nhé!”

– Bạn nhỏ thứ tư cảm ơn bác bán hàng : “Cháu cảm ơn bác

- đại diện 4 nhóm lên báo cáo. Mỗi nhóm báo cáo về 1 bức tranh

ạ!”.

4. GV tổ chức cho HS sắm vai để nói lời chào trong từng tình

huống theo nội dung mỗi bức tranh. Các nhóm sắm vai trước lớp.

5. GV cho HS trao đổi cả lớp: Chúng ta nên chào hỏi hàng xóm thế nào để thể hiện sự thân thiện?

Nếu HS gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi này, GV có thể khai thác thêm ở các hình vẽ hoặc đưa ra một số câu hỏi gợi ý như sau:

Khi chào hỏi, chúng ta nên có ánh mắt, nét mặt, giọng nói, cử chỉ như thế nào?

HS suy nghĩ và trả lời.

3 – 4 HS trả lời câu hỏi. HS khác góp ý, bổ sung.

Có thể thực hiện mô phỏng

6. GV nhận xét và tổng kết hoạt động: Hàng xóm là những người ở gần nhau và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Khi gặp hang xóm, chúng ta nên chào hỏi lễ phép, thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

HS lắng nghe

Hoạt động 3: Hát bài

“Chim vành khuyên” 1. GV nêu yêu cầu: Cả lớp hát bài hát “Chim vành khuyên”

và trả lời các câu hỏi:

+ Chim vành khuyên gặp những ai?

+ Chim vành khuyên đã chào từng người như thế nào?

+ Theo em, khi chim vành khuyên chào mọi người như vậy thì mọi người sẽ cảm thấy như thế nào?

2. GV tổ chức cho HS hát theo mẫu (nếu cần) Có thể tham khảo đường link sau:

https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chim-vanh-khuyen- va.Vzk2XKf24EGP.html

3. GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi

4. GV tổng kết và chuyển sang hoạt động kế tiếp: Khi gặp mọi người chúng ta cần biết chào hỏi vì mỗi lời chào sẽ giúp chúng ta tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và cũng giúp cho cuộc sống ý nghĩa hơn.

- HS hát bài hát.

- HS trả lời câu hỏi

Chim vành khuyên gặp bác Chào Mào:

“Chào bác!”

Chim gặp cô Sơn Ca: “Chào cô!”

Chim gặp anh Chích Chòe: “Chào anh!”

Chim gặp chị Sáo Nâu: “Chào chị!”

TÌM HIỂU – MỞ RỘNG Hoạt động 4: Sắm vai

nói lời thân thiện khi em gặp hàng xóm

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chào hỏi”.GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS.

Luật chơi: Mỗi nhóm sẽ cử ra một quản trò, giữ bộ thẻ nhân vật. Khi quản trò giơ một thẻ bất kì lên, các HS trong nhóm tự nghĩ cách chào hỏi phù hợp với nhân vật trong thẻ. HS phải giơ tay để giành quyền trả lời. Bạn nào trong nhóm trả lời đúng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng

Học sinh lắng nghe luật chơi, quan sát thông tin của các nhân vật ở mỗi tấm thẻ và tự lựa chọn cách nói phù hợp với nhân vật ở mỗi tấm thẻ.

2. GV hỗ trợ các nhóm trong quá trình tổ chức trò chơi. HS thực hiện trò chơi:

Tranh 1: Cháu chào ông/bà ạ! Ông/bà có khẻ không ạ?

Tranh 2: Cô/chú đi làm về ạ?

Tranh 3: Cháu chào (hai) bác ạ!

Tranh 4: Anh/chị chào em! Em có muốn chơi cùng anh/chị không?

3. GV mời một vài học sinh lên làm quản trò cho cả lớp cùng

chơi HS tham gia trò chơi

4. GV tổng kết và nhận xét hoạt động: Nếu biết chào hỏi và chào hỏi đúng cách thì sẽ giúp cho những người hàng xóm trở nên thân thiện với nhau hơn và cuộc sống thêm vui tươi hơn

- HS lắng nghe.

Hoạt động 5: Quan tâm 1. GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm 4: quan sát tranh Làm việc nhóm 4, quan sát tranh và thực

giúp đỡ hàng xóm bằng

việc làm vừa sức và nêu những lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh (bạn Ân và những người hàng xóm)

GV tổ chức cho các nhóm thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi:

-Bạn Ân đã làm những việc gì giúp gia đình bác hàng xóm?-Bác hàng xóm đã nói gì với Ân?

-Việc làm của bạn Ân là nên hay không nên? Vì sao?

hiện theo yêu cầu:

2. GV mời đại diện nhóm HS báo cáo trước lớp. - HS báo cáo và nêu ý kiến:

+ Bạn Ân trông nhà giúp bác hàng xóm.

Bạn đã rút quần áo vào nhà khi trời sắp mưa.

+ Việc làm của bạn Ân rất nên làm vì như vậy là biết chia sẻ và giúp đỡ hàng xóm và giúp cho hàng xóm thân thiện với nhau hơn

3. GV nêu câu hỏi: Em hãy kể thêm những việc em đã làm thể hiện sự thân thiện với hàng xóm. GV mời một số HS trả lời câu hỏi trên và khen ngợi những HS có câu trả lời đúng. GV nhắc nhở HS thực hiện những việc làm thể hiện ứng xử thân thiện với hàng xóm.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Chúng ta đã biết cách chào hỏi, nói lời thân thiện và làm những việc giúp đỡ, hỗ trợ

HS trả lời câu hỏi. Có thể trả lời theo hình thức trò chơi xì điện.

hàng xóm để thể hiện sự thân thiện. Sau đây, chúng ta cùng sắm vai để thể hiện sự lịch sự trong ứng xử với hàng xóm.

THỰC HÀNH – VẬN DỤNG Hoạt động 6: Thực hiện

sự lịch sự trong ứng xử với hàng xóm

1. GV chia lớp thành các nhóm, nêu nhiệm vụ để mỗi nhóm thực hiện việc sắm vai thực hiện lời nói và hành động lịch sự trong ứng xử với hàng xóm theo một tình huống cụ thể.

2. GV nêu tình huống và yêu cầu các nhóm thảo luận, phân vai và sắm vai thể hiện mình là người thân thiện:

HS nhận tình huống.

Thảo luận trong thời gian 4 phút, phân vai và tập trước trong nhóm.

Tình huống 1. Em được bạn mời đến nhà chơi, làm hỏng đồ của gia đình bạn. Khi đó, em sẽ nói và làm gì?

Tình huống 2: Các bạn hàng xóm đến nhà chơi làm ồn khiến bà em khó nghỉ trưa.

- Kết thúc thời gian chuẩn bị, GV yêu cầu các nhóm lên sắm vai trước lớp thể hiện hành vi ứng xử lịch sự với hàng xóm.

- GV mời các nhóm nhận xét, góp ý về vai diễn và cách ứng xử của nhóm sắm vai, khen ngợi các nhóm và tổng kết hoạt động.

Các nhóm đóng vai trước lớp.

Khi mỗi nhóm đóng vai, các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

Hoạt động 7: Tham gia một số hoạt động với hàng xóm

1. GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bốn và thực hiện các yêu cầu sau:

- Kể lại những hoạt động em đã cùng làm với hàng xóm.

- Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện những việc làm đó.

HS trao đổi trong nhóm: mỗi học sinh sẽ

trình bày ít nhất 1 lần theo các yêu cầu.

Thảo luận trong thời gian 2 phút.

VD: Cùng dọn vệ sinh ngõ xóm; cùng tổ

chức các hoạt động của cụm dân cư trong tòa nhà,….

2. GV mời một số học sinh lên trình bày trước lớp HS dưới lớp lắng nghe và có ý kiến nhận xét

ĐÁNH GIÁ – PHÁT TRIỂN Hoạt động 8. ĐÁNH

GIÁ HOẠT ĐỘNG - GV cho HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và xin ý kiến

người thân vào phiếu đánh giá. - HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và cùng suy nghĩ về phần đánh giá của GV, người thân, bạn dành cho mình.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Chủ đề : NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM Họ và tên:………..…Lớp:…… Trường:………...

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)