CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.1.2 Phân tích nhân tố EFA
a. Phân tích EFA các biến độc lập
Phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).
EFA được thực hiện với phép trích Principle Component với phép xoay Varimax và các tiêu chuẩn Community > = 0.5, hệ số tải nhân tố (Factor loading) > = 0.5, Eigenvalue >=1, tổng phương sai trích >= 0.5 (50%) và hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) > = 0.5 để đảm bảo dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố.
Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát được giữ lại là 29 biến quan sát với 8 nhân tố. Khi phân tích EFA thì tác giả đã loại bỏ đi 1 biến do có hệ số tải nhỏ hơn 0.5. Trình tự tiến hành loại các biến quan sát được giải thích như sau:
+ Sau khi xoay nhân tố lần 1, loại 1 biến quan sát sau:
Phần mềm và các trình ứng dụng kế toán đáp ứng được nhu cầu xử lý và cung cấp thông tin người sử dụng (HQPM1) do hệ số tải nhỏ hơn 0.5
Bảng 4.3: Phân tích nhân tố với các biến độc lập lần1
Biến Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 8
TDQL3 0.868 TDQL2 0.843 TDQL1 0.833 TDQL4 0.743
CLDL2 0.896
CLDL1 0.888
CLDL3 0.839
CLDL4 0.832
KT2 0.842
KT4 0.830
KT1 0.791
KT3 0.761
MTPL3 0.886
MTPL1 0.785
MTPL4 0.785
HQPM2 0.775
HQPM5 0.734
HQPM3 0.733
HQPM4 0.665
HQPM1 0.479
DT2 0.795
DT1 0.761
DT3 0.701
TG3 0.846
TG1 0.787
TG2 0.683
CK2 0.880
CK1 0.657
CK3 0.558
(Nguồn Kết quả phân tích SPSS) + Sau khi xoay nhân tố lần 2, tất cả các biến quan sát đều đáp ứng tốt các điều kiện để tiến hành phân tích.
Bảng 4.4: Phân tích nhân tố với các biến độc lập lần 2
Biến Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 8
TDQL3 0.860 TDQL2 0.851 TDQL1 0.833 TDQL4 0.740
CLDL2 0.897
CLDL1 0.892
CLDL3 0.836
CLDL4 0.830
KT2 0.843
KT4 0.833
KT1 0.788
KT3 0.760
MTPL3 0.887
MTPL1 0.816
MTPL4 0.800
HQPM2 0.782
HQPM5 0.746
HQPM3 0.739
HQPM4 0.668
DT2 0.806
DT1 0.760
DT3 0.710
TG3 0.842
TG1 0.785
TG2 0.684
CK2 0.880
CK1 0.652
CK3 0.558
Phương sai
trích (%) 11.423 22.442 32.871 42.191 50.869 59.033 66.412 73.643 Hệ số
Eigenvalue 4.818 3.756 2.762 2.664 2.462 1.636 1.388 1.132 KMO: 0.646 Kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig=0.000
(Nguồn Kết quả phân tích SPSS) - Hệ số KMO trong phân tích bằng 0.646>0.5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.
- Kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig=0.000<0.05, thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.
- Phương sai trích bằng 73.643, thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 73.643% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá.
- Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 8 bằng 1.132>1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 8, hay kết quả phân tích cho thấy có 08 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.
- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.5, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn.
8 nhân tố được xác định có thể được mô tả như sau:
- Nhân tố 1: Gồm 4 biến quan sát: TDQL3, TDQL2, TDQL1 và TDQL4.
Chính các biến này cấu thành nhân tố “Trình độ quản lý, kế toán của nhà quản lý”
– Ký hiệu là TDQL. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.7 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.
- Nhân tố 2: Gồm 4 biến quan sát: CLDL2, CLDL1, CLDL3 và CLDL4. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Chất lượng dữ liệu” – Ký hiệu là LDNV. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.8 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.
- Nhân tố 3: Gồm 4 biến quan sát: KT2, KT4, KT1 và KT3. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Kiến thức sử dụng công nghệ của kế toán” – Ký hiệu là KT. Các
biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.7 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.
- Nhân tố 4: Gồm 3 biến quan sát: MTPL3, MTPL1 và MTPL4. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Môi trường pháp lý” – Ký hiệu là KT. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.8 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.
- Nhân tố 5: Gồm 4 biến quan sát: HQPM2, HQPM5, HQPM3 và HQPM4.
Chính các biến này cấu thành nhân tố “Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán” – Ký hiệu là HQPM. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.
- Nhân tố 6: Gồm 3 biến quan sát: DT2, DT1 và DT3. Chính các biến này cấu thành nhân tố “ Huấn luyện và đào tạo ” – Ký hiệu là DT. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.7 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.
- Nhân tố 7: Gồm 3 biến quan sát: TG3, TG1 và TG2. Chính các biến này cấu thành nhân tố “ Tham gia của tập thể nhân viên ” – Ký hiệu là TG. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.
- Nhân tố 8: Gồm 3 biến quan sát: CK2, CK1 và CK3. Chính các biến này cấu thành nhân tố “ Cam kết của nhà quản lý ” – Ký hiệu là CK. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.
b. Phân tích EFA biến phụ thuộc
Thang đo Chất lượng thông tin kế toán tài chính gồm 03 biến quan sát. Sau khi đạt độ tin cậy bằng kiểm tra Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định lại mức độ hội tụ của các biến quan sát. Thang đo Chất lượng thông tin kế toán tài chính gồm CLTTKT1, CLTTKT2 và CLTTKT3.
Kết quả phân tích nhân tố EFA các thang đo thuộc nhân tố Chất lượng thông tin kế toán tài chính có kết quả như sau:
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo thuộc nhân tố Chất lượng thông tin kế toán tài chính
Biến Hệ số tải Kiểm định Giá trị
CLTTKT1 0.841 KMO 0.663
CLTTKT2 0.802 Sig 0.000
CLTTKT3 0.759 Eigenvalues 1.928
Phương sai trích 64.258
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho thấy:
- Hệ số KMO trong phân tích bằng 0.663 > 0.5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.
- Kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig là 0.000 < 0.05, thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.
- Phương sai trích bằng 64.258% thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 64.258% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá cao.
- Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 1 bằng 1.928 > 1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 1, hay kết quả phân tích cho thấy có 01 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.
- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.7, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được sự ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn.
Như vậy kết quả phân tích nhân tố với các thang đo Chất lượng thông tin kế toán tài chính cũng thể hiện mức độ cao, chỉ có một yếu tố được đưa ra từ các biến quan sát của thang đo Chất lượng thông tin kế toán tài chính.
Từ các kết quả phân tích yếu tố trên, các yếu tố lần lượt được tính toán giá trị trung bình của điểm đánh giá các biến quan sát thể hiện thang đo, để có thể xác định được một yếu tố đại diện cho các biến quan sát sử dụng trong việc phân tích hồi quy và tương quan.