Nâng cao chất lượng dữ liệu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tài chính nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 5 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

5.2.2 Nâng cao chất lượng dữ liệu

Bảng 5.2 Yếu tố chất lượng dữ liệu

Nội dung Cỡ mẫu Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình Chuyển đổi đầy đủ nội dung và

phù hợp hình thức dữ liệu với hệ thống

200 1 5 3,36

Dữ liệu được nhập chính xác 200 1 5 3,29

Dữ liệu được nhập kịp thời 200 1 5 3,45

An toàn lưu trừ dữ liệu 200 1 5 3,14

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát và xử lý trên phần mềm SPSS)

Qua khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn Quận 12, HCM về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tài chính đối với yếu tố “Chất lượng dữ liệu”

thì hiện nay đa số dữ liệu được cập nhập kịp thời với 3,45 điểm. Chứng tỏ hiện nay với mỗi chính sách kế toán mới, hệ thống thông tin mới thì các doanh nghiệp luôn cập nhật kịp thời và thay đổi kịp thời theo quy định của pháp luật. Yếu tố :” Chuyển đổi đầy đủ nội dung và phù hợp hình thức dữ liệu với hệ thống” cũng được đánh giá cao với 3,36 điểm cho thấy trong thời gian gần đây sự thay đổi lớn nhất trong công tác kế toán cũng cũng như chất lượng thông tin kế toán đó là chính sách điện tử hóa ngành thuế. Toàn bộ tờ khai của doanh nghiệp được nộp qua mạng và nộp thuế qua hệ thống nộp thuế điện tử. Giảm thiểu được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Chất lượng thông tin kế toán được xuyên suốt và bảo mật, hệ thống dữ liệu giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế đồng nhất và dễ dàng tra cứu khi cần. Yếu tố “Dữ liệu được nhập chính xác” cũng được đánh giá cao với 3,29 điểm. Để nâng cao hơn nữa chất lượng của dữ liệu kế toán thì các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đặt ra đòi hỏi về việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế hoạt động của doanh nghiệp cho thấy, cần chú ý một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện và hướng dẫn chi tiết thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Cơ quan quản lý phải có hướng dẫn chi tiết về những quy định trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, đồng thời phải đảm bảo tính thống nhất giữa Nghị định của Chính phủ và chuẩn mực đạo đức

nghề nghiệp. Ngoài ra, hệ thống chuẩn mực kế toán và chuẩn đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán phải tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hai là, chú trọng xây dựng, củng cố và hoàn thiện theo nguyên tắc “coi trong nội dung bản chất hơn hình thức” trong việc hướng dẫn ghi nhận và trình bày thông tin kế toán. Hiện nay, Luật Kế toán 2015 cũng quy định rõ, việc lập và trình bày BCTC phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.

Theo các chuyên gia kế toán, “Coi trọng bản chất hơn hình thức” thuộc nhóm đặc tính về đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán theo như quy định trong Khuôn mẫu của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng và tính hữu dụng của thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Ba là, khuyến khích kế toán viên nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Kế toán viên, kiểm toán viên trong doanh nghiệp tham gia vào việc lập và báo cáo thông tin có thể được công bố ra công chúng hoặc được đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp sử dụng. Thông tin này có thể bao gồm thông tin tài chính hoặc thông tin quản lý. Do vậy, họ phải lập hoặc trình bày thông tin một cách trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày thông tin để các thông tin này được hiểu đúng bản chất.

Phải đảm bảo rằng báo cáo tài chính đó được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Kế toán viên, kiểm toán viên phải luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản về tính chính trực, nguyên tắc này yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán trong tình hình mới. Trong đó, chương trình đào tạo kế toán - kiểm toán tại các trường đại học, cao đẳng cần chủ động cập nhật theo những thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế đã được thừa nhận. Bên cạnh đó, các trường đại học cũng cần có cách thức để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân tích, phán đoán giao dịch,

vận dụng nguyên tắc kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý và trình bày thông tin một cách linh hoạt, đảm bảo tính thích hợp, tin cậy và tính có thể so sánh được.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tài chính nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w