Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Công viên Suối Khoáng Nóng Núi Thần Tài - Thành phố Đà Nẵng (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN V Ề CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG VÀ CHẤT LƯỢ NG DỊCH VỤ

1.5. Cơ sở thực tiễn

1.5.1. Tình hình du lịchởViệt Nam hiện nay

Theo báo cáo “Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hànhở Việt Nam năm 2017”

của Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) thì tổng đóng góp của ngành Du lịch và Lữ hành Việt Nam vào GDP là 18,4 tỷ USD, chiếm 9,1% tỷ trọng GDP. Về năng lực cạnh tranh, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam có lợi thế về giá;

tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên văn hóa; nguồn nhân lực, được xếp hạng từ 30 – 37/136. Một số chỉ tiêu về vệ sinh, y tế; Công nghệ thông tin; chế độ ưu tiên về du lịch; tính bền vững môi trường; DVDL bị đánh giá thấp, có chỉ số từ 80- 129/136.

Thương hiệu và hình ảnh Du lịch Việt Nam đang ngày càng có vị thế. Theo đánh giá của Tổ chức Bloom Counsulting về xếp hạng thương hiệu du lịch và thương mại trên thế giới, Việt Nam được xếp hạng 47, tăng 10 bậc so với xếp hạng toàn cầu và tăng 2 bậc, xếp thứ 15 của châu Á. Du lịch phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập…

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành Du lịch, năm 2017, Bộ Chính trị đã có nghị quyết 08–NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đó là định hướng quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Năm 2017 Luật Du lịch (sửa đổi) cũng đã chính thức được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển trong thời kỳ mới. Ngành Du lịch Việt Nam đang chuyển mình phát triển, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Có thể thấy qua số lượng khách quốc tế và khách du lịch nội địa tăng mạnh. Năm 2017, khách quốc tế đạt gần 13 triệu lượt, trong 2 năm liên tục tăng trưởng hơn 25%. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng được khẳng định trên thế giới. Nhiều điểm đến của Việt Nam được

Trường Đại học Kinh tế Huế

bầu chọn là điểm đến yêu thích của các tạp chí danh tiếng về du lịch; nhiều địa danh được chọn để quay các cảnh đặc sắc của phim trường Hollywood. Chính sách cấp thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam được cải thiện, như việc gia hạn quy định miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu; miễn thị thực cho thành viên tổ máy bay hãng hàng không nước ngoài; cấp visa điện tử … góp phần gia tăng lượng khách từ các quốc gia này đến Việt Nam, tạo đà thuận lợi thúc đẩy ngành Du lịch phát triển. Thị trường du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng khai thác, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế và Việt Nam, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở, tiêu biểu như hãng New Air New Zealand kết nối Việt Nam –New Zealand;

Thượng Hải – TP.HCM; Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Nội, TP.HCM; Đà Nẵng – HongKong;

Sydney/Melbourne – TP.HCM; Đồng Hới – Chiang Mai… Ngoài ra, một số sân bay được nâng cấp, mở rộng: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng …, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao mang tầm quốc tế được tổ chức ở Việt Nam như: Đại hội Thể thao bãi biển châu Á 2016;

Liên hoan Ẩm thực quốc tế; Giải quần vợt Vietnam Open 2016, 2017, WSC 2017, APEC 2017... Ngoài ra, trong thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào các dự án du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển và khách sạn 5 sao đã được đầu tư. Đến cuối năm 2017, cơ sở lưu trú du lịch có tới hơn 25.000 cơ sở; trong đó có 116 khách sạn 5 sao, 259 khách sạn 4 sao và 488 khách sạn 3 sao… Các địa phương đã có sự quan tâm và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, các dịch vụ được nâng tầm chất lượng, vấn đề an ninh, an toàn cho du khách ngày càng được đảm bảo…Mặc dù một số nơi trên thế giới bất ổn về an ninh, chính trị, nhưng ở Việt Nam vấn đề này được đánh giá cao cũng đã góp phần gia tăng khách đến. (Nguyễn Quốc Kỳ, Chủtịch HĐTV–TổngGiám đốcCông ty Du lịchVietravel)

1.5.2. Tình hình du lịchởThành phố Đà Nẵng

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ngày càng tăng, đặc biệt khách quốc tế. Trong tháng 10/2018, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 608.760 lượt, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2017, trong đó khách quốc tế ước đạt 253.474 lượt, tăng 29,5% so với cùng kỳ 2017, khách nội địa ước đạt 355.286 lượt, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2017. Lũy kế 10 tháng năm 2018, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 6.833.891 lượt, tăng 21,5 % so với cùng kỳ 2017, trong đó khách quốc tế ước đạt 2.507.414 lượt, tăng

Trường Đại học Kinh tế Huế

31% so với cùng kỳ 2017, khách nội địa ước đạt 4.326.477 lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ 2017. Tổng thu du lịch ước đạt 23.661 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong tháng 10/2018, Sở du lịch Đà Nẵng đã triển khai kế hoạch tổ chức Cuộc thiảnh đẹp du lịch "Tuyệt vời Đà Nẵng ơi"; triển khai Kế hoạch Nghiên cứu thị trường nội địa 2018; tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam tại Singapore nhân dịp Hội chợ ITB Asia Singapore; tham dự Hội chợ Du lịch tàu biển quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương tại Trung Quốc; hoàn thiện Kế hoạch mở rộng thị trường giai đoạn 2019 – 2020; chuẩn bị cho công tác tổ chức Hội nghị Du lịch tàu biển quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng; đón đoàn Famtrip Daegu, Hàn Quốc; phối hợp tổ chức Ngày hội Du lịch Đà Nẵng năm 2018...

Ngoài ra, ngành Du lịch Đà Nẵng đã tập trung tuyên truyền Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Chiến dịch Nụ cười Đà Nẵng nhằm nâng cao nhận thức, hành động của cộng đồng về phát triển du lịch Đà Nẵng: xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về luật du lịch, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị giữa các CBCCVC Sở Du lịch; xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo tuyên truyền Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giới thiệu công tác xúc tiến du lịch cho các sinh viên đang học về du lịch tại các trường đại học, cao đẳng, như: Đại học Kinh tế, Đại học Duy Tân, Cao đẳng nghề Du lịch,... Bên cạnh đó, Trung tâm Hỗ trợ Du khách tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp nhận, cung cấp thông tin và xử lý phản ánh của du khách; thường xuyên quảng bá số điện thoại đường dây nóng, cập nhật thông tin về sự kiện, chương trình diễn ra trên địa bàn thành phố, hỗ trợ cung cấp các ấn phẩm, tờ rơi để cung cấp cho du khách; Đội Xích lô du lịch đã tổ chức và phục vụ khách ước đạt khoảng 6.150 lượt khách (trong đó có 1.650 lượt khách nội địa và 4.250 lượt khách quốc tế).Sở Du lịch Đà Nẵng thường xuyên phối hợp với các địa phương để triển khai các nội dung liên quan nhằm đảm bảo môi trường du lịch, tăng cường công tác chống chèo kéo khách du lịch tại trung tâm thành phố và các điểm tham quan du lịch; thường xuyên rà soát, kiểm tra công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cứu nạn, cứu hộ tại các bãi biển du lịch, các khu điểm du lịch, các resort, cơ sở lưu trú du lịch; triển khai

Trường Đại học Kinh tế Huế

nội dung quy chế phối hợp trích xuất camera giám sát đảm bảo an ninh trật tự, chống chèo kéo khách du lịch.Công tác thanh, kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch thường xuyên được triển khai. Trong tháng 10/2018, Sở đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt 06 trường hợp vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 42,5 đồng, trong đó có 05 hướng dẫn viên Việt Nam vi phạm với số tiền 25 triệu đồng, 01 người nước ngoài về hoạt động hướng dẫn du lịch trái phép tại Việt Nam với số tiền 17,5 triệu đồng...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Công viên Suối Khoáng Nóng Núi Thần Tài - Thành phố Đà Nẵng (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)