Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là
VPBank) tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà
nước cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể
từ ngày 10/09/1993. Năm 2006, VPBank chuyển trụ sở chính về số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hiện VPBank đang sử dụng phần mềm hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking – T24) của Temenos (Thụy Sỹ). Đây là nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại nhất, giúp VPBank phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao phục vụ khách hàng.
Năm 2006, VPBank thành lập 2 công ty con là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VPbank AMC và công ty chứng khoán VPbank. Cũng trong năm 2006, VPBank và ngân hàng OCBC (Singapore) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận này, ngân hàng OCBC chính thức trở thành cổ đông chiến lược lớn nhất của VPBank. Hiện nay, ngân hàng OCBC đang nắm giữ 14.88% trên tổng số cổ
phần của VPBank.
Vốn điều lệ ban đầu của VPBank khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ. Cùng với nhu cầu phát triển, cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Năm 2007, vốn điều lệ của VPBank là 2000 tỷ VNĐ năm 2008 là 2117 tỷ VNĐ. Đến 30/12/2010, VPBank đã chính thức tăng vốn điều lệ từ 2.456 tỷ VNĐ (năm 2009) lên 4.000 tỷ VNĐ.
Trong quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở
rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí
Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở rộng thêm chi nhánh Hải Phòng.
Cũng trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank mở thêm 3 chi nhánh mới là chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn. Kể từ khi thành lập đến nay, VPBank khai trương rất nhiều phòng giao dịch trên địa bàn TP.Hà Nội cũng như trên các tỉnh thành khác. Tính đến 30/12/2010, VPBank đã
đưa vào hoạt động 150 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có khoảng 2.980 nhân viên trong đó phần lớn các nhân viên đều có trình độ đại học và một số
là sau đại học còn lại là cao đẳng và trung cấp. Số lượng nhân viên đã tăng lên rất nhiều so với năm 2009 (2.394 nhân viên). Ngay từ khi mới thành lập, VPBank luôn trú trọng đến công tác đào tạo, triển khai các khóa đào tạo và nâng cao nghiệp vụ
cho cán bộ nhân viên theo hướng chuyên sâu, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, nhiệt tình phục vụ khách hàng và chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh. Ngoài ra, VPBank còn quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên, đảm bảo mức thu nhập ổn định có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng.
2.1.2 VPBank - chi nhánh Thăng Long
VPBank chi nhánh Thăng Long là một chi nhánh của VPBank được NHNN cho phép thành lập năm 2005 theo công văn chấp thuận số 365/NHNN – HAN7.
Chi nhánh Thăng Long được khai trương ngày 21/10/2005, có trụ sở tại tòa nhà M3-M4 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Đây là chi nhánh đầu tiên tại địa bàn Hà Nội được khai trương với một hệ thống nhận diện thương hiệu ứng dụng hoàn chỉnh hình ảnh biểu tượng mới của VPBank. Tính đến nay chi nhánh Thăng Long có 11 phòng giao dịch. Phòng giao dịch Nguyễn Tuân là phòng giao dịch mới nhất được khai trương ngày 7/1/2011. VPBank Thăng Long hiện có 11 phòng giao dịch trực thuộc.
Phòng Giao dịch và kho quỹ
Phòng Phục vụ khách hàng cá nhân (A/O CN)
Phòng Phục vụ khách hàng doanh nghiệp (A/O DN)
Phòng Hành chính tổ chức
Phòng Quản lý tín dụng (C/A)
Các phòng Giao dịch
Giao dịch viên
Kho quỹ
Cầu Giấy Phạm Văn Đồng
Mỹ Đình Hoàng Quốc Việt
Trần Duy Hưng Liễu Giai Thành Công Nam Thăng Long
Yên Hòa Từ Liêm Nguyễn Tuân Cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh Thăng Long:
BAN GIÁM ĐỐC CHI
NHÁNH
2.1.3 Tình hình hoạt động của VPBank – chi nhánh Thăng Long 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển của mỗi ngân hàng nói riêng và của VPBank nói chung bởi nó quyết định quy mô tài sản Có và góp phần quan trọng tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Nguồn vốn huy động theo kì hạn của VPBank Thăng Long Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng vốn huy động 774.243 1.785.443 1.910.706
Ngắn hạn 572.940 1.430.140 1.509.458
Trung và dài hạn 201.303 355.303 401.248
(Nguồn Báo cáo tài chính của VPBank – chi nhánh Thăng Long) Từ bảng số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh Thăng Long không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động được là 774.243 triệu đồng, năm 2009 là 1.785.443 triệu đồng, năm 2010 là
1.910.706 triệu đồng. Theo tỷ trọng tổng huy động vốn qua các năm, năm 2010 tăng 146,8% so với năm 2008, tăng 7,02% so với năm 2009. Trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tuy tình hình kinh tế còn khó khăn, lạm phát cao, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn để đảm bảo nguồn vốn và khả
năng thanh khoản nhưng vốn huy động của VPBank Thăng Long vẫn tương đối cao. Năm 2010, nền kinh tế đã đi vào ổn định, cùng với việc mở rộng mạng lưới, VPBank Thăng Long đã huy động được từ nguồn ngắn hạn là 1.509.458 triệu đồng (tăng 5,5% so với năm 2009). Nguồn vốn trung và dài hạn năm 2010 huy động được là 401.248 triệu đồng tăng 12,9% so với năm 2009 (355.303 triệu đồng). Tuy nhiên nguồn vốn ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế trong vốn huy động được của ngân hàng. Năm 2008, vốn huy động ngắn hạn chiếm 74% trên tổng vốn huy động được.
Năm 2009, chiếm 80.1% và năm 2010 chiếm 79%. Nguồn vốn chi nhánh huy động từ tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm ưu thế:
Bảng 4: Nguồn vốn huy động theo nguồn gốc của khoản vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tiền gửi của khách hàng 767.539 1.785.443 1.894.160
Các khoản vay khác 6.704 0 16.546
(Nguồn Báo cáo tài chính của VPBank – chi nhánh Thăng Long) Bên cạnh các chương trình khuyến mại hấp dẫn mà chi nhánh đưa đến cho khách hàng, chi nhánh còn cùng với ngân hàng tham gia nhiều hoạt động từ thiện, tài trợ cho các chương trình văn hóa lớn như “Xuân yêu thương ấm áp tình người”
tại TP.HCM và Hà Nội, “VPBank đồng hành cùng sức sống Việt” – chương trình cổ vũ người Việt dùng hàng Việt,Chính điều này ngày càng tạo thêm tiếng vang và
thương hiệu cho ngân hàng và chi nhánh nói riêng thúc đẩy ngày càng tích cực trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ trong dân cư và các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế. Tỷ lệ huy động từ khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Năm 2008, là 767.539 triệu đồng, đến năm 2009 là 1.785.443 triệu đồng tăng 132,6% so với năm 2008. Năm 2010, tổng huy động được từ khách hàng là 1.894.160 triệu đồng tăng 6,1% so với năm 2009 và tăng 146,8% so với năm 2008. Từ những kết quả trên cho thấy, tình hình huy động vốn của VPBank Thăng Long trong thời gian 3 năm trở lại đây tương đối ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước và tăng đều theo quy mô của chi nhánh và của ngân hàng.
2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Vì thế việc chú trọng tăng trưởng và phát triển hoạt động tín dụng luôn được VPBank Thăng Long chú trọng với nhiều biện pháp như tăng cường đào tạo cho nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu và uy tín.. Chính vì thế trong những năm qua VPBank Thăng Long đã đạt được mức tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan.
Bảng 5: Cơ cấu dư nợ tín dụng từ năm 2008 – 2010 của VPBank Thăng Long Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ tín dụng 410.783 806.652 1.013.744
Theo loại hình cho vay
Cho vay ngắn hạn 249.061 565.463 694.415
Cho vay trung và dài hạn 161.766 241.189 319.329
Theo loại tiền tệ
Cho vay bằng VNĐ 392.379 770.514 968.328
Cho vay bằng ngoại tệ 18.403 36.138 45.416
(Nguồn Báo cáo tài chính của VPBank – chi nhánh Thăng Long) Bám sát mục tiêu tăng trưởng an toàn và hiệu quả, hoạt động tín dụng của chi nhánh trong ba năm gần đây đã đạt được những kết quả khả quan. Tổng dư nợ luôn đạt mức cao, cụ thể năm 2008 là 410.783 triệu đồng. Nhưng đến năm 2009, tổng doanh số cho vay lên tới 806.652 triệu đồng so với năm 2008 tăng 395.869 triệu đồng hay tăng 96,4% so với năm 2008. Cho vay ngắn hạn từ 1.686.305 triệu đồng năm 2008 lên 1.220.098 triệu đồng năm 2009 (tăng 32.31%). Cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên tương đối từ 843.250 triệu đồng năm 2008 lên 860.560 triệu đồng (tăng 17.310 triệu đồng).
Năm 2010, khi nền kinh tế gần như đã hồi phục và kết quả từ các gói kích cầu của Chính phủ được phát huy, tổng dư nợ cho vay của VPBank chi nhánh tăng lên rất lớn, đạt 1.013.744 triệu đồng tăng 207.092 triệu đồng (tăng 25,7%) so với năm 2009. Cho vay ngắn hạn trung và dài hạn cũng tăng lên đáng kể. Từ 565.463 triệu đồng năm 2009 lên 694.415 triệu đồng năm 2010 ( tăng 22,8%). Chỉ tiêu cho vay bằng tiền VNĐ cũng tăng lên khá cao, từ 392.379 triệu năm 2008 lên 770.514 triệu năm 2009 và lên đến 968.328 triệu năm 2010. Kết quả này cho thấy hoạt động tín dụng của VPBank đã khởi sắc trở lại mặc dù phải đối mặt với suy thoái kinh tế.
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết thúc năm 2010, dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc và sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh lợi nhuận trước thuế đạt 42.139 triệu đồng tăng 14.062 triệu so với năm 2009 (năm 2009 đạt 28.077 triệu đồng) và tăng 15.961 triệu đồng so với năm 2008 (năm 2008 đạt 26.178 triệu đồng).
Có được kết quả trên do các mục tiêu giải pháp ngay từ đầu đã được xác định thường xuyên, đúng định hướng của ngành cũng như chiến lược trong cạnh tranh của chi nhánh. Ban hành các nội quy, quy trình nghiệp vụ và phân cấp ủy quyền được phân định rõ ràng.