2.2 Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
2.2.3. Quy trình cho vay của VPBank
Cũng như các NHTM khác, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã đưa ra một quy trình cho vay hợp lý giúp ích cho hoạt động tín dụng của ngân hàng để đạt được lợi ích lớn nhất với thủ tục đơn giản nhất. Quy trình cho vay của VPBank được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống VPBank.
Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp
2. Tiếp nhận hồ sơ vay
- Nhân viên A/O DN làm việc với KH, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ KH
- Nhân viên A/O DN chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm sang phòng Thẩm định tài sản bảo đảm và xem xét báo cáo tài chính
3. Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng
Nhân viên A/O DN tập hợp hồ sơ do KH cung cấp và tờ trình của các bộ phận lập trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định.
4. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
- Phòng thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản (nếu có) - Nhân viên A/O DN nhập kho hồ sơ TSBĐ, sau đó lập và trình hồ sơ tín dụng để ban TGĐ hoặc GĐ chi nhánh Ký duyệt
5. Thực hiện quyết định cấp tín dụng Giải ngân / Phát hành bảo lãnh/ Mở L/C
6. Kiểm tra và xử lý nợ vay
- Nhân viên A/O DN chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của KH.
- Phòng thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ
- A/O DN theo dõi thu gốc và lãi; phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực KH…
- Kiểm tra lại viêc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao phòng kế toán kiểm toán nội bộ.
3b. Phòng thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TSBĐ và lập tờ trình.
8. Tất toán HĐTD
Quy trình trên được áp dụng cho các khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng (vay vốn, bảo lãnh, mở L/C ) phục vụ sản xuất kinh doanh.
2.2.4 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
Ở Việt Nam, loại hình DNVVN hiện nay chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung vào các ngành
nghề ở một số lĩnh vực như: chế biến nông – lâm – thủy – hải sản, gia công may mặc, sản xuất giày dép, linh kiện điện tử, làm ủy thác cho các doanh nghiệp lớn hoặc gia công cho các công ty nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2009, DNVVN hiện nay chiếm khoảng 96% trên tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc, đóng góp khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa, các DNVVN ở Việt Nam đã sử dụng 45 – 50% lực lượng lao động. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực DNVVN cao hơn so với các khu vực khác. Nhận biết được vai trò và nhu cầu về vốn của các DNVVN, các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có những chiến lược nhằm thu hút loại hình doanh nghiệp này. Tại VPBank Thăng Long, số lượng đề nghị vay vốn liên tục tăng qua các năm. Một phần đạt được điều này là do VPBank có chiến lược quảng bá thương hiệu tốt và đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các DNVVN.
Bảng 6: Số lượng DNVVN vay vốn tại VPBank Thăng Long
Đơn vị: doanh nghiệp Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng Số DNVVN đề nghị
vay vốn 349 100% 413 100% 508 100%
Số DNVVN được
vay vốn 303 87% 380 92% 457 90%
(Nguồn: Báo cáo phòng kế toán VPBank Thăng Long) Định hướng chiến luợc dài hạn của VPbank là xây dựng một ngân hàng bán lẻ
phục vụ đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân trung lưu ở
khu vực đô thị. Vì thế trong thời gian vừa qua VPBank Thăng Long đã và đang hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho vay DNVVN và cho vay cá nhân. Kể từ khi thành lập đến nay số DNVVN đến vay vốn tại VPBank Thăng Long luôn đạt mức cao, năm sau cao hơn năm trước, tỷ trọng số DNVVN được vay vốn trên tổng số
DNVVN đề nghị vay vốn luôn ở mức cao. Điều này cho thấy, VPBank Thăng Long luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ DNVVN về nhu cầu vốn vay, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Từ bảng số liệu cho thấy, năm 2008 tỷ trọng số DNVVN được đáp ứng vay vốn là thấp nhất là do năm 2008 có nhiều biến động lớn với nền kinh tế trong nước
cũng như quốc tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, các doanh nghiệp thu được ít lợi nhuận trong kinh doanh vì thế ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc thẩm định các dự án vay vốn nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra khi cho vay. Đến năm 2009, tỷ trọng này đã dần khởi sắc một phần là do nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục và có sự trợ giúp của chính phủ với các gói kích cầu kịp thời cho nền kinh tế nước nhà. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng.
2.2.5 Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank Thăng Long Doanh số cho vay phụ thuộc nhiều vào chính sách cho vay của ngân hàng trong từng thời kì cụ thể. Từ năm 2008 – 2010, nền kinh tế có nhiều biến động, VPBank cũng có những chính sách khác nhau đối với hoạt động cho vay nói chung và cho vay DNVVN nói riêng. Nhưng nhìn chung doanh số cho vay DNVVN của VPBank Thăng Long tăng đều qua các năm.
Bảng 7: Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 2008 – 2009
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng Tổng doanh số cho
vay
1.498.30
5 100% 1.983.75
6 100% 2.513.41
9 100%
Cho vay DNVVN 898.983 60% 1.246.59
2 62,8% 1.558.59
6 62%
Cho vay khác 599.322 40% 737.164 37,2% 954.823 38%
(Nguồng: Báo cáo tài chính VPBank Thăng Long) Các số liệu trên cho thấy, doanh số cho vay DNVVN của VPBank Thăng Long tăng dần qua các năm. Năm 2008, năm mà cả nền kinh tế phải hứng chịu những tác động to lớn từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát tăng cao ở
Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, VPBank đã xác định mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động, xiết chặt hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay năm 2008 thấp hơn rất nhiều so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay DNVVN ở chi nhánh Thăng Long vẫn chiếm 60%. Đến năm 2009, khi nền kinh tế dần hồi phục doanh số cho vay của VPBank Thăng Long tăng lên đáng kể tăng 37,2% (tăng 347.609 triệu VNĐ). Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của VPBank Thăng Long đã dần khởi sắc trở lại. Tỷ trọng cho vay DNVVN vẫn ở mức cao 62.8%. Lý giải điều này là do năm 2009 chính sách tiền tệ
của chính phủ điều chỉnh rất linh hoạt với 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản dẫn đến sự bình ổn của lãi suất huy động và cho vay VNĐ. Thêm vào đó chính phủ triển khai gói kích cầu với một trong những trọng tâm là hỗ trợ lãi suất nhờ đó đầu tư kinh tế tăng trưởng trở lại và tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng nên cho vay của VPBank Thăng Long tăng đáng kể. Đến năm 2010, doanh số cho vay DNVVN vẫn giữ ở mức cao đạt 2.523.419 triệu đồng càng khẳng định thêm cho định hướng chiến lược dài hạn của VPBank là phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
2.2.6 Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank Thăng Long
Trong thời gian gần đây, tuy có sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay của VPBank Thăng Long vẫn rất khả quan đặc biệt là cho vay DNVVN.
Bảng 8: Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank Thăng Long Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng dư nợ 410.783 806.652 1.013.744
Dư nợ cho vay DNVVN 242.239 519.567 641.610
Tỷ trọng 58,97% 64,41% 63,29%
(Nguồn Báo cáo tài chính VPBank Thăng Long) Tổng dư nợ toàn chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Tỷ trọng dư nợ của DNVVN trên tổng dư nợ tương đối ổn định và phù hợp với tình hình diễn biến kinh tế trong thời gian qua. Năm 2008, tổng dư nợ của chi nhánh là 410.783 triệu đồng.
Đến năm 2009 tăng lên 806.652 triệu đồng (tăng 395.869 triệu đồng). Năm 2010, tổng dư nợ tăng lên 1.013.744 triệu đồng (tăng 25,67% so với năm 2009). Chú trọng tăng trưởng và phát triển hoạt động tín dụng luôn được VPBank Thăng Long chú trọng với nhiều biện pháp như tăng cường đào tạo cho nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu và uy tín. Chính vì thế
trong những năm qua VPBank Thăng Long đã đạt được mức tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan.
Biểu đồ 1: Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long
Đơn vị: triệu đồng
Dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh luôn giữ ở mức cao 58% - 65%. Điều này càng khẳng định DNVVN là khách hàng mục tiêu và là khách hàng chiến lược của chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Năm 2008 là năm có nhiều biến động đối với nền kinh tế nhưng dư nợ cho vay của DNVVN vẫn đạt 242.238 triệu đồng. Năm 2009 khi mà gói kích cầu của chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, dư nợ cho vay DNVVN tăng lên rất nhanh tăng 277.329 triệu đồng (tăng 114,48%). Có
sự tăng cao như vậy là do các DNVVN biến động linh hoạt với nền kinh tế, các DNVVN tận dụng gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ đề hồi phục lại doanh nghiệp sau năm 2008. Khi sản xuất phục hồi trở lại nhu cầu vay vốn cảu DNVVN lại tăng cao. Năm 2010, nền kinh tế đi vào ổn định, các doanh nghiệp kinh doanh có lãi nên doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng lên làm cho dư nợ 2010 chỉ tăng 122.044 triệu đồng so với năm 2009 tương đương tăng 23,49%. Tuy nhiên tốc độ tăng dư nợ
cho vay này của chi nhánh vẫn đạt mức cao và với con số ấn tượng 614.610 triệu đồng. So với các chi nhánh khác thuộc ngân hàng VPBank đây không phải là con số
cao nhưng cũng đã khẳng định uy tín của VPBank Thăng Long đối với khách hàng được nhiều khách hàng biết đến và vay vốn tại ngân hàng cũng như tin tưởng vào ngân hàng khi gửi tiền vào.
Trong số các DNVVN vay vốn tại ngân hàng có doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp và một số lĩnh vực khác. Dư nợ cho vay của DNVVN tại ngân hàng khi phân theo ngành qua các năm cũng khác nhau.
410,783
806,652
1,013,744
242,238
519,567
641,610
0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000
2008 2009 2010
Tổng dư nợ
Dư nợ cho vay DNVVN
Bảng 9: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo ngành tại VPBank Thăng Long Đơn vị: triệu đồng
Ngành 2008 2009 2010
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Thương mại
– dịch vụ 100.044 41,3% 227.570 43,8% 283.592 44,2%
Công nghiệp 15.019 6,2% 44.683 8,6% 58.386 9,1%
Ngành khác 119.181 49,2% 247.314 47,6% 299.632 46,7%
Tổng dư nợ
DNVVN 242.238 100% 519.567 100% 641.610 100%
(Nguồn Báo cáo tài chính VPBank Thăng Long) Các DNVVN có quan hệ tín dụng với VPBank Thăng Long thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng do VPBank Thăng Long nằm trên khu vực Hà Nội nên ngành thương mại – dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong số DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng (từ 41% – 45%). Qua các năm, dư nợ của ngành này tăng lên tương đối ổn định. Đây là đối tượng khách hàng có nhiều tiềm năng của không chỉ của VPBank nói riêng mà cả các NHTM khác trên địa bàn thành phố. Loại hình thương mại – dịch vụ đang ngày càng phát triển ở nước ta. Với quy mô vốn không lớn của ngân hàng thì ngành thương mại – dịch vụ là rất phù hợp vì ngành này có
nhu cầu vốn không nhiều như các doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp xây dựng và có khả năng quay vòng vốn nhanh. Điều này hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.
Phân chia dư nợ cho vay của DNVVN theo thời hạn vay vốn có dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhìn chung, tỷ lệ cho vay ngắn hạn tại VPBank Thăng Long luôn chiếm tỷ trọng cao.
Bảng 10:Dư nợ cho vay DNVVN phân chia theo thời hạn cho vay.
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ
trọng
So với năm 2008
Số tiền Tỷ
trọng
So với năm 2010 Dư nợ cho vay
DNVVN 242.238
100
% 519.567
100
% 641.610
100
%
Cho vay ngắn 102.467 42,3 253.029 48,7 146,9 290.008 45,2 14,6%
hạn % % % % Cho vay trung
và dài hạn 139.771
57,7
% 266.538
51,3
% 90,7% 351.602
54,8
% 39,9%
(Nguồn Báo cáo tài chính VPBank Thăng Long) Trong 3 năm 2008 – 2010, cơ cấu cho vay của chi nhánh có nhiều biến động.
Điều này được thể hiện chi tiết ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Dư nợ cho vay theo kì hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đơn vị: triệu đồng
Từ biểu đồ cho thấy cơ cấu cho vay theo thời hạn của VPBank Thăng Long có
nhiều biến động trong vòng 3 năm qua. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm ưu thế trong tổng dư nợ cho vay của DNVVN và tăng đều qua các năm. Năm 2008, cho vay ngắn hạn chiếm 42,3%, năm 2009 chiếm 48,7% và năm 2010 là 45,2%. Điều này được thể hiện rõ nét hơn ở con số tuyệt đối, năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN là 102.467 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 253.029 triệu đồng (tăng 146,9%). Con số này cho thấy VPBank Thăng Long rất thận trọng trong giai đoạn 2008 – 2009 vì cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn và các DNVVN vay vốn chủ yếu để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động nên nhu cầu vay ngắn hạn trong năm này tăng cao. Nhưng đến năm 2010, cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm chiếm 45,2% trên tổng dư nợ cho vay DNVVN. Nguyên nhân là
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000
2008 2009 2010
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dà i hạn
do năm 2010, nền kinh tế đã và đang hồi phục nhanh chóng các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định nên cần thêm nhiều vốn để đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế, VPBank Thăng Long đã có chính sách phù hợp với sự biến động của thị trường nhằm thu được lợi nhuận tối đa cho ngân hàng nhưng đồng thời phải hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
2.2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nợ quá hạn là điều tất yếu xảy ra trong bất kì ngân hàng nào. Nợ quá hạn dẫn đến nhiều rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này ở mỗi ngân hàng biến động khác nhau qua từng thời kì kinh tế. Ở VPBank Thăng Long tỷ lệ này luôn giữ
ở mức an toàn trong những năm gần đây.
Bảng 11: Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ cho vay DNVVN 242,238 519,567 641,610
Nợ quá hạn DNVVN 5,935 8,313 9,817
Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN 2.45% 1.60% 1.53%
(Nguồn Báo cáo tài chính của VPBank Thăng Long) Tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank Thăng Long luôn giữ ổn định ở mức dưới 5%
trong 3 năm qua mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động. Đây được đánh giá là một thành tựu lớn trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh. Năm 2008 là
năm có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất trong 3 năm 2,45% nhưng vẫn giữ ở mức an toàn.
Nguyên nhân là do nền kinh tế có nhiều khó khăn, các doanh nghiệp không có khả
năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng dẫn đến khả năng thu hồi nợ cũng từ đó mà kém hơn. Tuy nhiên, đến năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 1,6% và năm 2010 là 1,53%. Diễn biến giảm tỷ lệ nợ quá hạn được thể hiện rất cụ thể ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long