QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AVINAA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần avinaa (Trang 22 - 25)

NHÀ MÁY RƯỢU AVINAA

C, Quy trình sản xuất nước tinh khiết AVINAA

1.3 QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AVINAA

Hội đồng quản trị (HĐQT) : Có vai trò như một thuyền trưởng, định hướng trong quá trình sản xuất. Hội đồng quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất của công ty trên cơ sở đó để ra các kế hoạch ngắn, trung, và dài hạn. HĐQT trực tiếp chỉ đạo ban giám đốc thực hiện xây dựng kế hoạch sản xuất định kì hàng tháng về chủng loại sản phẩm, sản lượng, thời gian. HĐQT chỉ đạo ban Kiểm soát ( BKS) thực hiện việc giám sát và kiểm tra việc sử dụng các yếu tố chi phí sản xuất tại các phân xưởng, tổ đội.

Ban kiểm soát (BKS): BKS chủ động lên kế hoạch hàng năm, hàng quý, hàng tháng, và hàng tuần về việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các yếu tố chi phí tại các đơn vị, trình HĐQT. BKS thực hiện các kế hoạch kiểm tra kiểm soát đã được phê duyệt và thực hiện các cuộc kiểm tra đột xuất, bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐQT. Trên cơ sở đó BKS báo cáo và kiến nghị lên HĐQT phương án giải quyết các tồn tại, nhằm tăng hiệu quả của việc quản lý chi phí.

Ban giám đốc (BGĐ): BGĐ tổ chức, chỉ huy , điều hành và giao nhiệm vụ cho các phân xưởng tổ đội thực hiện kế hoạch sản xuất. BGĐ phê duyệt các dự toán chi phí, hệ thống định mức chi phí. Giám đốc kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp tình hình tiêu thụ trên thị trường phục làm cơ sỏ lập kế hoạch sản xuất. Giám đốc sản xuất và các quản đốc phân xưởng dựa trên báo cáo tình hình tiêu thụ, báo cáo tồn kho, lập kế hoạch sản xuất trình lên ban giám đốc.

Phòng tài chính - Kế toán: Bộ máy kế toán có vai trò quan trọng trong công tác quản lý chi phí. Đóng vai trò đầu não và quan trọng hơn cả bộ phận kế toán

thống kê, bộ phận này có chức năng đánh giá trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp và cùng với giám đốc ra các quyết định về chi phí cũng như hoạch định các chiến lược tài chính lâu dài.

Kế toán thực hiện phân tích, tổng hợp, đánh giá các chi phí nói riêng cũng như hoạt động tài chính của công ty nói chung dựa trên các số liệu thống kê kế toán như: báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương... Công việc tiếp theo là báo cáo lên ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp về tình hình tài chính hiện tại: hiệu quả tình hình đầu tư, dựa trên kế hoạch sản xuất lập dự toán chi phí định kì hàng tháng, xây dựng các định mức hao phí chi phí đối với từng công đoạn sản xuất, từng loại sản phẩm. Thực hiện so sánh, phân tích chi phí thực tế phát sinh với định mức và hao phí.Bên cạnh đó là đánh giá các mặt mạnh cũng như thiếu sót của doanh nghiệp khi so sánh với các công ty đối thủ.

Giúp giám đốc ra quyết định về chi phí và hoạch định chiến lược tài chính:

Dựa trên thực trạng tài chính doanh nghiệp, giúp giám đốc ra các quyết định về chi phí đầu tư cho doanh nghiệp (ví dụ như với tình hình tài chính của tháng này thì doanh nghiệp đã nên đầu tư nhập khẩu hệ thống dây chuyền sản xuất mới chưa...).

Ngoài ra, kết hợp cùng các yếu tố khách quan như: tình hình thị trường, các chính sách của nhà nước... bộ phận này sẽ đưa ra các gợi ý về quyết sách tài chính cho nhà lãnh đạo: các chiến lược chi tiêu ngắn hạn, kế hoạch tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty là mở rộng hay thu hẹp sản xuất...

Phòng kỹ thuật - KCS chuyên trách về việc giám sát sản xuất và kinh doanh, đảm bảo quá trình sản xuât diễn ra liên hoàn, hiệu quả. Phòng kĩ thuật lên kế hoạch cung ứng vật tư, thực hiện mua sắm vật tư phục vụ cho sản xuất. Theo dõi và báo cáo tình hình hao phí vật tư sản xuất. Kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí

Bộ phận sản xuất: Quản đốc các phân xưởng trực tiếp chỉ đạo công nhân thực hiện quá trình sản xuất đã được lên kế hoạch. Quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản và nhân lực tại nhà máy. Thực hiện các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí giảm tối thiểu các hao phí trong sản xuất, sản phẩm lỗi hỏng.

Tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí.

Mặc dù thời gian đi vào sản xuất không dài song công tác quản lý chi phí đã bước đầu được nhận thức và tổ chức thực hiện tại các bộ phận. Tuy nhiên doanh nghiệp

thật sự quan tâm đến việc phát hiện các lãng phí trong sản xuất, để đưa ra các giải pháp hiệu quả, Chưa xác định được tỷ lệ lãng phí và tỉ lệ sai hỏng trong họat động sản xuất tại các phân xưởng. Các nguồn lực vật chất trong sản xuất được các doanh nghiệp đầu tư chưa được hoạch định và sử dụng hiệu quả. Biện pháp đánh giá không chính xác và mang tính thực tế. Bên cạnh đó việc ứng dụng các công cụ, phương pháp quản lý trong sản xuất còn thiếu và yếu.

Để giải quyết được các tồn tại nêu trên, cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý sản xuất, cũng như cho cán bộ nghiệp vụ liên quan, và bản thân các giám đốc cũng cần đánh giá và nhìn nhận lại vai trò, vị trí quản lý chi phí trong sản xuấtp cần trang bị và hỗ trợ cho cán bộ quản lý ứng dụng những phương pháp quản lý phù hợp với tình trạng, trình độ, năng lực của doanh nghiệp. Năng lực của cán bộ quản lý có được nâng lên, doanh nghiệp sẽ sản xuất hiệu quả hơn, có nghĩa là sẽ đạt lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Đó chính là bài toán cần giải nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần avinaa (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w