CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đối với giáo dục đại học thế giới thì những nghiên cứu về SHL của SV về chất lượng đào tạo, tình trạng cơ sở vật chất, điều kiện học tập, dịch vụ hỗ trợ SV không còn mới mà được quan tâm từ rất sớm, có thể kể đến một số nghiên cứu trong 05 năm gần đây như sau:
Tác giả Barramzadehs (2010) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV về dịch vụ Website của trường, một trong những dịch vụ hỗ trợ SV.
Nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra mô hình nghiên cứu chung cho các trường đại học. Nghiên cứu khảo sát trên 270 SV, kết quả cho thấy SV chỉ thật sự tin tưởng khi hệ thống thông tin có thể chạy tốt, và đó cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến SHL của SV.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Muhammed Ehsan Malik, Rizwan Qaiser Danish, Ali Usman thuộc trường đại học Punjab Pakistan (2010) thực hiện. Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích những tác động của chất lượng những dịch vụ khác nhau đến SHL của SV tại các học viện của tỉnh Punjab.
Nghiên cứu được khảo sát trên 240 SV nam và SV nữ với tỉ lệ bằng nhau của
LVTS Quản trị kinh doanh
trường đại học và Viện bao gồm hệ công lập và dân lập. Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo SERVQUAL (đo lường sự hài lòng thông qua chất lượng dịch vụ và chất lượng cảm nhận) để đo lường những yếu tố của chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến SHL của SV. Kết quả chỉ ra rằng, SV hài lòng với các yếu tố như phương tiện hữu hình, mức độ cam kết, độ tin cậy và sự cảm thông, tuy nhiên SV chưa hài lòng với các yếu tố như cơ sở vật chất, phòng lab, phòng máy tính, căn tin của trường. [25]
Xuất phát từ quan điểm SHL của SV sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trường, tác giả Lutfi Atay và Haci Mehmet Yildirim, thuộc trường đại học Canakkale Onsekiz Mart, thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV ngành du lịch, (2009). Nghiên cứu thực hiện trên 1734 SV. Tác giả sử dụng phương pháp cây phân loại để phân tích nhân tố, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong nhiều nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV thì nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến SHL của SV chính là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. [24]
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Mussie T. Tessama, Kathryn Ready, Wei-choun (2012), nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV về chương trình học. Số liệu của nghiên cứu được thu thập trong 9 năm học (2001- 2009). Tác giả xác định 11 nhân tố trong mô hình nghiên cứu gồm: yêu cầu/chuẩn đầu ra khóa học, chất lượng giảng dạy, nội dung chương trình, sự đa dạng/linh hoạt của khóa học, kinh nghiệm, cố vấn học thuật, kinh nghiệm của trường, chuẩn bị nghề nghiệp tương lai (sau tốt nghiệp), số SV/khóa học, điểm cuối khóa, những khóa học sẵn có. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 05 nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV gồm chất lượng giảng dạy, bề dày kinh nghiệm, tư vấn học thuật và quan trọng nhất là nhân tố sự trải nghiệm thực tế và chuẩn bị nghề nghiệp tương lai.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng là tiền đề cho nhiều nghiên cứu khác trong tương lai. [26]
Qua một số nghiên cứu của nước ngoài, ta thấy SHL của SV phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau tùy theo mục đích và đối tượng nghiên cứu của nhà
LVTS Quản trị kinh doanh
trường. Tuy nhiên, có một điểm chung hơn là SV quan tâm nhiều đến đầu ra và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
2.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới, tại Việt Nam trong những năm qua cũng có nhiều nghiên cứu về SHL của SV, về đánh giá chất lượng đào tạo, về các nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV...vv, có thể điểm qua những nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của tác giả Dương Tấn Tân, Đại học Đà Nẵng, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến SHL của SV tại trường đại học kinh tế Đà Nẵng. Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố như phòng học, căn tin, trang web, điều kiện học tập, phòng tin học, phòng đào tạo và phòng công tác học sinh SV có ảnh hưởng như thế nào đến SHL của SV. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá, cỡ mẫu là 500 SV năm 3, năm 4 thuộc các khoa của trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 10 yếu tố nêu trên thì có 8 yếu tố ảnh hưởng đến SHL của SV, cụ thể là yếu tố phòng học, thư viện, căng tin, phòng tin học, trang web, điều kiện học tập, phòng đào tạo và phòng công tác học sinh SV, và cuối cũng là yếu tố giảng viên đều ảnh hưởng đáng kể đến SHL của SV. [9]
Xuất phát từ quan điểm SHL của SV là một trong những cơ sở để cải tiến chất lượng và nâng cao giá trị của hoạt động giáo dục trong các trường đại học, tác giả Đỗ Minh Sơn thực hiện nghiên cứu SHL của SV. Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu SHL dựa trên giá trị cảm nhận của SV mà trung gian là chất lượng cảm nhận của SV. Kết quả nghiên cứu chỉ ra SHL của SV chịu ảnh hưởng bởi chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, đội ngũ nhân viên, chất lượng quy trình, chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng công nghệ thông tin (internet, website), chất lượng thư viện, chất lượng hoạt động Đoàn, chất lượng cơ sở rèn luyện sức khỏe, giá trị cảm nhận…
Một nghiên cứu khác của Trần Xuân Kiên “Đánh giá SHL của SV về chất lượng đào tạo trường Đại học Kinh Tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.
Nghiên cứu này khảo sát trên 260 SV thuộc năm 2, năm 3, năm 4 của trường (183
LVTS Quản trị kinh doanh
nữ, 77 nam) và dựa vào thang đo SERVQUAL bao gồm 5 thành phần (cơ sở vật chất, sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên, đội ngũ giảng viên, khả năng thực hiện cam kết và sự quan tâm của nhà trường tới SV) để xác định SHL của SV.
Sau khi tác giả phân tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy cho thấy SHL của SV phụ thuộc vào 5 thành phần trên với sự phù hợp giữa mô hình và dữ liệu là 87.1%. Ngoài ra, tác giả còn kiểm định một số giả thuyết cho thấy mức độ hài lòng của SV tại trường không khác nhau theo năm học, khoa và học lực nhưng khác nhau theo giới tính. Kết quả này có sự khác biệt đối với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Long tại trường Đại học An Giang.
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu, Phạm Ngọc Giao cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch của các trường đại học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với nghiên cứu này nhóm dùng mô hình SERVQUAL để đo lường SHL, khảo sát được thực hiện trên 294 SV của 4 trường đại học thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Kết quả cho thấy các yếu tố như điều kiện học tập thực tế, kiến thức xã hội, kĩ năng ngoại ngữ, mức độ tương tác của giảng viên, trong các yếu tố đó thì mức độ tương tác của giảng viên ảnh hưởng nhiều hơn tới SHL của SV.
Sử dụng biến thể của thang đo SERVQUAL là thang đo SERVPERF, tác giả Nguyễn Thành Long (2006) nghiên cứu đề tài đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học An Giang thông qua đánh giá của SV đại học An Giang. Trong nghiên cứu này, tác giả xem yếu tố hoạt động đào tạo là một dịch vụ dưới sự đánh giá của khách hàng là SV. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo SERVPERF vẫn đa hướng nhưng có sự thay đổi các thành phần từ đặc trưng dịch vụ sang các thành tố cung ứng dịch vụ; các yếu tố giảng viên, cơ sở vật chất và sự tin cậy vào nhà trường là ba yếu tố quan trọng nhất của chất lượng đào tạo. Cỡ mẫu của nghiên cứu gồm 650 SV phân bố theo năm học: năm thứ hai là 41%, năm thứ ba là 41% và năm thứ tư là 18%. Nghiên cứu đã chỉ ra, giảng
LVTS Quản trị kinh doanh
viên là thành phần quan trọng nhất tác động đến SHL của SV. Hai thành phần có tác động đáng kể tiếp theo là cơ sở vật chất và sự tin cậy vào nhà trường.
Ngoài ra, tác giả còn kiểm định một số giả thuyết cho thấy mức độ hài lòng của SV tại trường có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Khoa, theo năm học nhưng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo học lực và giới tính. Theo tác giả, do nghiên cứu còn những hạn chế trong việc chọn mẫu, bối cảnh nghiên cứu chưa mang tính đại diện nên việc mở rộng kết quả nghiên cứu cho các trường đại học khác là không được tin cậy. Cần có thêm các nghiên cứu có thể khẳng định xu hướng biến thể SERVPERF để tìm ra thang đo chất lượng giáo dục đào tạo đại học phù hợp nhất.
Cũng sử dụng biến thể của thang đo SERVQUAL là SERVPERF tác giả. Ma Cẩm Tường Lam (2011) thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến SHL của sinh viên đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trường Đại học Đà Lạt” với cỡ mẫu là 800 SV. Nhưng ở nghiên cứu này có sự sáng tạo hơn khi tác giả thiết lập ma trận các yếu tố thành phần của thang đo SERPERF với yếu tố nguồn lực của nhà trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra SHL của sinh viên về cơ sở vật chất của trường đại học Đà Lạt chịu ảnh hưởng bởi 04 yếu tố tình trạng cơ sở vật chất, Năng lực đội ngũ nhân viên, Năng lực đội ngũ giảng viên, công tác quản lý của nhà trường với sự phù hợp giữa mô hình và dữ liệu là 49.1%.
Như vậy, hầu hết những nghiên cứu trong nước về SHL của SV là về cơ sở vật chất, về chất lượng đào tạo, về chuẩn đầu ra...nghiên cứu đều tập trung ở đối tượng sinh viên năm 3, năm 4 với quy mô mẫu từ 240 đến 800 SV. Thang đo được sử dụng chủ yếu ở đây là SERVQUAL hoặc SERVPERF.
Tóm lại, qua các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có thể thấy hầu hết các nghiên cứu đều tiếp cận theo hướng sinh viên là khách hàng, SHL của sinh viên là khác nhau đối với từng trường, từng đối tượng khảo sát, sự khác nhau này tùy thuộc vào chất lượng đào tạo và chất lượng dịch vụ mà trường đó cung cấp cho sinh viên. Tuy nhiên, có một điểm chung là SHL của sinh viên đều chịu ảnh
LVTS Quản trị kinh doanh
hưởng bởi các nhân tố như chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, chuẩn đầu ra đào tạo, cơ hội tìm việc sau khi tốt nghiệp, các dịch vụ tại trường.