Xây dựng và điều chỉnh thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa tiếng anh trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Xây dựng và điều chỉnh thang đo

Quy trình xây dựng thang đo nghiên cứu dựa vào quy trình đo Churcchill (1979) đưa ra (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang 2008). Thang đo nhân tố ảnh hưởng SHL của các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, mỗi ngành dịch vụ có đặc thù riêng và do đặc điểm, hoàn cảnh, thời gian và địa điểm khách nhau nên việc điều chỉnh thang đo để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam là điều cần thiết.

Toàn bộ nghiên cứu đo lường đánh giá SHL của SV đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: từ 1- hoàn toàn không đồng ý đến 5 –hoàn toàn đồng ý; các câu hỏi đều ở dạng tích cực.

Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ kết quả thảo luận nhóm, tác giả kết luận được 7 nhân tố ảnh hưởng đến SHL của SV khoa TA tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM: (1) Cơ sở vật chất, trang thiết bị; (2) Thư viên; (3) Đội ngũ giảng viên; (4) Đội ngũ nhân viên; (5) Chương trình đào tạo; (6) Chương trình ngoại khóa; (7) Công tác quản lý nhà trường và SHL chung.

LVTS Quản trị kinh doanh

3.3.1 Thang đo cơ sở vất chất – trang thiết bị

Thang đo về cơ sở vất chất – trang thiết bị được ký hiện là CSVC gồm 5 biến quan sát ký hiện CSVC1 đến CSVC5.

Bảng 3.1: Thang đo về cơ sở vất chất - trang thiết bị Ký hiệu

biến

Các biến đo lường Nguồn tham

khảo

CSVC1

Phòng học đạt điều kiện về ánh sáng, độ thông thoáng, trang thiết bị nghe, nhìn hiện đại.

Nguyễn Thị Thắm (2010) CSVC2

Phòng máy tính có nhiều máy, hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu sử dụng học và thi các môn ngoại ngữ.

CSVC3

Website có giao diện dễ dàng, đầy đủ thông tin và thường xuyên cập nhật thông tin trên Website trường.

CSVC4

Hệ thống Wireless đủ mạnh để truy cập và tìm kiếm thông tin cần thiết.

Bùi Thị Ngọc Ánh và Đào Thị

Hồng Vân (2013) CSVC5

Thang máy hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu di chuyển lên, xuống các tầng lầu của sinh viên

Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ

3.3.2 Thang đo thư viện

Thang đo về thư viện được ký hiện là TV gồm 5 biến quan sát ký hiệu TV1 đến TV5.

LVTS Quản trị kinh doanh

Bảng 3.2:Thang đo về thư viện Ký hiệu

biến

Các biến đo lường Nguồn tham

khảo TV1 Quy trình, thủ tục mượn trả sách, giáo trình tài liệu

đơn giảng và phù hợp cho sinh viên.

Nguyễn Thị Thắm (2010) TV2 Thư viện rộng rãi, đảm bảo không gian chỗ ngồi đáp

ứng được nhu cầu nghiên cứu và học tập.

TV3 Thư viện điện tử giúp cho việc tra cứu tài liệu nhanh chóng, dễ dàng.

TV4 Danh mục sách, tài liệu về ngoại ngữ Tiếng Anh

phong phú, đa dạng và luôn được cập nhật mới. Từ kết quả nghiên cứu sơ TV5 Thời gian mở và đóng cửa thư viện phù hợp cho bộ

sinh viên đến đọc sách nghiên cứu.

3.3.3 Thang đo về đội ngũ giảng viên

Thang đo về đội ngũ giảng viên được ký hiện là GV gồm 5 biến quan sát ký hiệu GV1 đến GV5.

Bảng 3.3: Thang đo về đội ngũ giảng viên

Ký hiệu biến Các biến đo lường Nguồn tham khảo

GV1 Giảng viên giảng dạy nghiêm túc theo kế hoạch ( nội dung, chương trình, giờ giấc, đề cương môn học).

Nguyễn Thị Thắm (2010) GV2 Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng

đối với các môn học đảm nhiệm giảng dạy.

GV3 Giảng viên có phương pháp giảng dạy và kỹ năng sư phạm tốt, giao tiếp tiếng Anh dễ nghe, dễ hiểu.

GV4

Giảng viên nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học.

GV5 Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng.

3.3.4 Thang đo về đội ngũ nhân viên

Thang đo về đội ngũ nhân viên được ký hiện là NV gồm 5 biến quan sát ký hiệu NV1 đến NV5.

LVTS Quản trị kinh doanh

Bảng 3.4: Thang đo về đội ngũ nhân viên

Ký hiệu biến Các biến đo lường Nguồn tham khảo

NV1

Nhân viên Nhà trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có trách nhiệm đối với công

việc. Nguyễn Thành

Long (2006) NV2 Nhân viên Nhà trường có thái độ ân cần, lịch

sự với sinh viên khi giao tiếp.

NV3 Nhân viên Nhà trường sẵn sàng lắng nghe sinh viên.

Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ NV4

Nhân viên Nhà trường giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của sinh viên.

Bùi Thị Ngọc Ánh và Đào Thị Hồng

Vân (2013) NV5 Nhân viên Nhà trường giải quyết nhanh chóng

các yêu cầu của sinh viên.

Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ 3.3.5 Thang đo về chương trình đào tạo

Thang đo về chương trình đào tạo được ký hiện là CTDT gồm 5 biến quan sát ký hiệu CTDT1 đến CTDT5.

Bảng 3.5: Thang đo về chương trình đào tạo

Ký hiệu biến Các biến đo lường Nguồn tham khảo

CTDT1 Chương trình đào tạo có chuẩn đầu ra rõ ràng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Nguyễn Thị Thắm (2010) CTDT2 Nội dung chương trình đào tạo có dung lượng

hợp lý, phù hợp với mục tiêu đào tạo.

CTDT3 Tỷ lệ phân bố thời gian giảng dạy các kỹ năng học Tiếng Anh nghe, nói, đọc, viết hợp lý, đạt hiệu quả cao.

CTDT4 Nội dung các môn học được cập nhật, đổi mới, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo.

CTDT5

Các môn học được sắp xếp khoa học, hợp lý và thuận lợi cho sinh viên.

Bùi Thị Ngọc Ánh và Đào Thị Hồng

Vân (2013) 3.3.6 Thang đo về chương trình ngoại khóa

Thang đo về chương trình ngoại khóa được ký hiện là CTNK gồm 5 biến quan sát ký hiện CTNK1 đến CTNK5.

LVTS Quản trị kinh doanh

Bảng 3.6: Thang đo về chương trình ngoại khóa Ký hiệu

biến

Các biến đo lường Nguồn tham

khảo CTNK1 Hội thi văn nghệ, thể dục thể thao và các cuộc thi học

thuật do các đơn vị tổ chức.

Từ kết quả nghiên cứu sơ

bộ CTNK2 Thường xuyên tổ chức các buổi trình bày/báo cáo về

việc rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng sống.

CTNK3 Tổ chức các ngày hội việc làm, hướng nghiệp, giao lưu giữa sinh viên và doanh nghiệp.

CTNK4 Các buổi hội thảo chuyên đề cho Khoa, Trường tổ chức.

CTNK5 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện,….

3.3.7 Thang đo về công tác quản lý của nhà trường

Thang đo về công tác quản lý của nhà trường được ký hiện là CTQL gồm 5 biến quan sát ký hiện CTQL1 đến CTQL5.

Bảng 3.7: Thang đo về công tác quản lý của nhà trường Ký hiệu

biến

Các biến đo lường Nguồn tham

khảo CTQL1 Nhà trường thực hiện tốt công tác bảo vệ an

ninh, trật tự.

Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ CTQL2 Thông tin cần thiết từ nhà trường đến sinh viên

chính xác, kịp thời. Nguyễn Thành

Long (2006) CTQL3 Thời khóa biểu, lịch thi của trường công bố ổn

định, đúng như thời gian biểu đã thông báo.

CTQL4 Công tác tổ chức thi cử nghiêm túc, chặt chẽ.

Nguyễn Thị Thắm (2010) CTQL5 Đề thi bám sát với nội dung và mục tiêu của

từng môn học.

3.3.8 Thang đo sự hài lòng của sinh viên khoa Tiếng Anh

Thang đo về sự hài lòng của sinh viên khoa TA được ký hiệu là SHL gồm 3 biến quan sát ký hiện SHL1 đến SHL3.

LVTS Quản trị kinh doanh

Bảng 3.8: Thang đo về sự hài lòng của sinh viên khoa TA Ký hiệu

biến

Các biến đo lường Nguồn tham

khảo SHL1 Bạn hài lòng với chất lượng dịch vụ đào tạo tại

trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Thắm (2010) SHL2 Bạn tự hào là sinh viên trường Đại học Công

Nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ SHL3 Nếu được chọn lại bạn vẫn chọn ngành bạn

đang theo học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa tiếng anh trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)