Biểu hiện kỹ năng giao tiếp của điện thoại viên với khách hàng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng giao tiếp của điện thoại viên với khách hàng (Trang 52 - 69)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA ĐIỆN THOẠI VIÊN VỚI KHÁCH HÀNG

1.3. Kỹ năng giao tiếp của điện thoại viên với khách hàng

1.3.3. Biểu hiện kỹ năng giao tiếp của điện thoại viên với khách hàng

Việc xác định các biểu hiện (kỹ năng thành phần) của KNGT của điện thoại viên với khách hàng chúng tôi dựa vào một số cơ sở sau đây:

Thứ nhất, công việc của điện thoại viên là hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho khách hàng, tạo sự hài lòng của khách hàng khi thực hiện cuộc gọi lên tổng đài. Vì vậy, yêu cầu của cuộc gọi đƣợc đánh giá tốt là điện thoại viên cần giải quyết đƣợc thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Điều quan trọng là điện thoại viên có thể phát hiện và có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn về mối quan tâm, nhu cầu hỗ trợ, cảm xúc, động cơ và của khách hàng. Các phản hồi cần đƣợc diễn ra một cách liên tục trong suốt cuộc gọi giữa điện thoại viên và khách hàng [129].

Thứ hai, căn cứ vào mô hình SEGUE và Kalamazoo và quy trình tiếp nhận cuộc gọi trong nghiên cứu của Xunfeng Xu, Yan Wang, Gail Forey, Lan Li, chúng tôi sẽ nghiên cứu KNGT của điện thoại viên với khách hàng theo tiến trình một cuộc điện thoại.

Thứ ba, trong mỗi cuộc gọi khác nhau sẽ là các khách hàng khác nhau với vấn đề khác nhau, đặc điểm tính cách, nhu cầu, sở thích, trình độ khác nhau, vì vậy, mặc dù có những kịch bản chung nhƣng việc hỗ trợ khách hàng trong từng tình huống không phải là chung chung mà cụ thể với từng cuộc gọi.

Trên cơ sở nghiên cứu về KNGT, đặc điểm, nguyên tắc giao tiếp của điện thoại viên với khách hàng và theo quy trình cuộc gọi, tác giả cho rằng KNGT của điện thoại viên với khách hàng bao gồm các kỹ năng thành phần theo tiến trình cuộc gọi nhƣ sau:

- Kỹ năng tạo ấn tƣợng ban đầu với khách hàng - Kỹ năng xác định nhu cầu của khách hàng - Kỹ năng giải đáp, hỗ trợ khách hàng

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Kỹ năng kết thúc cuộc gọi

1.3.3.1. Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng

a. Tầm quan trọng của kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng

Tạo ấn tƣợng ban đầu trong giao tiếp là điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển mối quan hệ trong giao tiếp cũng nhƣ tạo điều kiện để điện thoại viên có thể hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Do đó, tạo ấn tƣợng ban đầu với khách hàng đƣợc xem nhƣ một hoạt động có tính chủ đích, có động cơ rõ ràng của điện thoại viên. Trong một ca làm việc, điện thoại viên tiếp xúc với hàng trăm khách hàng khác nhau, mỗi lần tiếp xúc là mỗi lần cần tạo ấn tƣợng tốt, nếu tạo đƣợc ấn tƣợng tốt đối với khách hàng thông qua việc tiếp nhận cuộc gọi ngay trong những giây đầu, điều đó có nghĩa là khách hàng có cảm tình với điện thoại viên, mong muốn đƣợc trao đổi, hỗ trợ và sẵn sàng chia sẻ thông tin. Ngƣợc lại, nếu ngay trong vài giây đầu đã có những sơ suất và để lại ấn tƣợng không tốt, nhƣ vậy sẽ khó khăn trong những lần gặp tiếp theo và phải mất nhiều thời gian, công sức mới có thể xoá đƣợc ấn tƣợng đó. F. Richard (2007) cho rằng: “Tự bạn phải quan tâm đến nhu cầu của khách hàng ngay từ giây phút đầu tiên. Hai ảnh hưởng có tính phá hoại lớn nhất đến thiết lập quan hệ với khách hàng là nhân viên thờ ơ và thiếu năng lực.” [92, tr. 4 - 6].

Ngay trong những giây tiếp xúc đầu tiên, tạo ấn tƣợng ban đầu giúp cho khách hàng cũng nhƣ điện thoại viên có những cảm nhận chung về nhau. Uy tín cá nhân và khả năng sẵn sàng hỗ trợ khách hàng ngay từ những giây đầu tiên của cuộc gọi sẽ là yếu tố quan trọng để hỗ trợ khách hàng về sau. Do điều kiện giao tiếp gián tiếp, thời gian tiếp xúc lại quá ngắn, cả hai bên sẽ không thể bộc lộ hết những đặc điểm tâm lý, tính cách của bản thân. Vì vậy, chỉ thông qua ngôn từ và ngữ điệu, khách hàng và điện thoại viên sẽ có những cảm nhận về nhau, sau đó dựa vào kinh nghiệm để phán đoán, đánh giá về đối tƣợng giao tiếp.

Ấn tƣợng ban đầu chứa đựng sự nhận thức của khách hàng về điện thoại viên và ngƣợc lại, kèm theo đó là những cảm xúc, tình cảm: quý mến hay ghét, thích hay không thích, hài lòng hay không hài lòng. Thái độ đó sẽ chi phối cách ứng xử của những quá trình giao tiếp về sau. Nếu có ấn tƣợng ban đầu tốt khách hàng sẽ dễ dàng chia sẻ thông tin, chấp nhận sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ điện thoại viên trong giải quyết vấn đề của khách hàng và ngƣợc lại. Nếu thiết lập quan hệ không tốt, điện thoại viên sẽ mất công sức và thời gian để lấy lại thiện cảm từ khách hàng [61].

Đối tƣợng giao tiếp của điện thoại trong luận án mà tác giả nghiên cứu là khách hàng với nhiều đặc điểm khác biệt (có nhiều lứa tuổi, giới tính, trình độ, nghề

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

nghiệp...). Khách hàng khi kết nối với tổng đài là khi khách hàng cần hỗ trợ, tƣ vấn, giúp đỡ do vậy, khách hàng sẽ có cảm giác muốn vấn đề đƣợc giải quyết nhanh chóng, triệt để và cảm thấy khó chịu, bức xúc khi chƣa đƣợc giải quyết vấn đề triệt để. Vì vậy, có thể khẳng định, kỹ năng tạo ấn tƣợng ban đầu với khách hàng là kỹ năng quan trọng đảm bảo cho một cuộc gọi thành công mà bất kỳ điện thoại viên nào cũng cần phải có.

Tạo được ấn tượng tốt sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng, sẵn sàng hỗ trợ thông tin cho điện thoại viên để giải quyết vấn đề. Chỉ khi điện thoại viên thiết lập đƣợc mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng mới có thể cùng khách hàng giải quyết vấn đề của họ cũng nhƣ đƣa đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Tác giả Hermann Rune và Knut Beuck (2008) cho rằng: thiết lập quan hệ là những gì mà một người lần đầu ghi nhận về người khác thường để lại ấn tượng đặc biệt sâu sắc, ngay cả khi ấn tượng đó đúng hay sai. Đôi khi con người chỉ dựa vào một mẩu thông tin về một người cũng đủ để phân loại người đó vào nhóm nào đó. Việc suy diễn sẽ làm cho chúng ta khó bỏ qua những sai lầm của người khác [121]. Mục đích cuối cùng của kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng là tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với điện thoại viên, trên cơ sở đó có đƣợc sự hợp tác của họ để tiến hành hỗ trợ khách hàng một cách thuận lợi.

b. Khái niệm kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng

Từ những phân tích và tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của điện thoại viên, chúng tôi quan niệm:

Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng là sự vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của điện thoại viên để tạo ra mối quan hệ cởi mở, tin cậy và sẵn sàng chia sẻ thông tin.

Trong lĩnh vực tổng đài, các điện thoại viên cần tuân thủ theo những nguyên tắc, quy tắc giao tiếp với khách hàng. Cụ thể, theo quy định của một số doanh nghiệp, tổ chức để tạo ấn tƣợng tốt và sự hài lòng với khách hàng, cần có sự phục vụ nhanh chóng. Hầu hết các công ty đều có một hướng dẫn hoặc mục tiêu phản hồi nhanh chóng khi có chuông điện thoại kết nối tới tổng đài. Ví dụ, hầu hết các điện thoại viên sẽ cố gắng trả lời điện thoại trong vòng ba hồi chuông đầu tiên. Tại một số tổng đài có công nghệ cuộc gọi chờ, khách hàng sẽ đƣợc đƣa vào hàng đợi hoặc “sẽ cố gắng trả lời điện thoại trong thời gian mục tiêu, chẳng hạn nhƣ 10 giây đầu tiên từ khi phát sinh chuông điện thoại” [68, tr.141 - 142]. Do đó, ngay khi có tín hiệu cuộc gọi đến, điện thoại viên cần sẵn sàng cho một quá trình giao tiếp, trao đổi, hỗ trợ khách hàng.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

c. Biểu hiện kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng

Để tạo ấn tƣợng ban đầu với khách hàng, điện thoại viên cần thể hiện các kỹ năng thành phần nhƣ sau: kỹ năng thể hiện sự chào đón, kỹ năng thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ và kỹ năng thể hiện sự tôn trọng khách hàng

+ Biểu hiện của kỹ năng thể hiện sự chào đón khách hàng

Do đặc thù giao tiếp của điện thoại viên thông qua điện thoại, không gặp trực tiếp khách hàng, do đó, phương tiện tốt để kết nối với khách hàng là thông qua giọng nói, ngữ điệu và ngôn từ phù hợp. Trong bước tiếp cận đầu tiên, điện thoại viên cần tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở bằng giọng nói to, rõ, ấm áp. Điện thoại viên giới thiệu tên doanh nghiệp và tên/danh số trước khi bắt đầu trao đổi [96, tr.124]. Tất cả các điện thoại viên cần sử dụng chung một câu chào để tất cả các khách hàng đều đƣợc chào đón theo một cách nhất quán. Ví dụ, khi khách hàng gọi lên tổng đài của Viettel hoặc Vinaphone… sẽ có câu chào khách hàng chuẩn là: “Dạ, Viettel em (tên của điện thoại viên) xin nghe ạ”. Mặc dù chỉ với câu chào đơn giản, tuy nhiên, thông điệp ẩn chứa trong câu chào cũng nhƣ giọng nói của điện thoại viên sẽ tạo cảm giác dễ chịu, sự “chăm sóc” tới khách hàng: Từ: “Dạ” mang lại sự tôn trọng, lắng nghe, tiếp đó là giới thiệu tên doanh nghiệp để khách hàng biết chính xác đã gọi đúng số tổng đài hỗ trợ khách hàng. Mã số của điện thoại viên hoặc tên thật cần đƣợc nói một cách chậm rãi để khách hàng nghe đƣợc, việc nêu tên hoặc danh số sẽ giúp khách hàng cảm nhận rằng, điện thoại viên đang là người chịu trách nhiệm hỗ trợ họ trong cuộc điện thoại. Đồng thời cụm từ “xin nghe ạ” thể hiện sự lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ khách hàng.

Trong cuộc gọi, sẽ có những tình huống điện thoại viên cần tra cứu thông tin, ví dụ như mã số của khách hàng, chương trình khuyến mại khách hàng đang được hưởng… trong tình huống đó, điện thoại viên cần đề nghị khách hàng giữ máy lịch sự và cảm ơn khách hàng khi đã giữ máy. Ví dụ, khi đề nghị khách hàng giữ máy, điện thoại viên cần trao đổi theo mẫu câu chuẩn: “Dạ, anh vui lòng giữ máy trong 30 giây để em kiểm tra thông tin ạ”. Sau khi tiếp nhận cuộc gọi trở lại, điện thoại viên cần cảm ơn khách hàng: “Dạ, cảm ơn anh đã giữ máy” [80, tr.14].

Điện thoại viên cũng cần hỏi tên khách hàng trước khi bắt đầu trao đổi và gọi tên khách hàng trong suốt cuộc gọi từ đó mang lại cho khách hàng sự thân thiện, dễ chịu và sự quan tâm. F. Richarch (2007) cho rằng: “Nói đến tên khách hàng một cách tôn trọng trong suốt quá trình nói chuyện sẽ khiến họ có cảm giác là người quan trọng với bạn” [92, tr.4]. Ngoài ra, thông thường trong cuộc gọi,

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

điện thoại viên sẽ không biết chính xác độ tuổi, giới tính của khách hàng, vì vậy, điện thoại viên chủ động thay đổi cách xƣng hô cho phù hợp với mong muốn của khách hàng, tránh gây cảm giác khó chịu.

+ Biểu hiện của kỹ năng thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ

Thái độ nhiệt tình, chủ động của điện thoại viên trong bước đầu tiếp nhận cuộc gọi giúp khách hàng cảm nhận đƣợc sự chăm sóc, tận tình, chu đáo của điện thoại viên. Giao tiếp qua điện thoại là hình thức giao tiếp gián tiếp, do đó, khách hàng không thể nhìn thấy ánh mắt, nụ cười cũng như động tác của điện thoại viên, vì vậy, cách thức sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm giọng nói sẽ là công cụ duy nhất để khách hàng cảm nhận đƣợc sự sẵn sàng hỗ trợ của điện thoại viên.

Cụ thể, điện thoại viên cần sử dụng ngôn từ để hỏi khách hàng cần hỗ trợ gì, ví dụ nhƣ: “Dạ, em hỗ trợ gì cho anh chị đƣợc ạ?” sau đó tập trung lắng nghe và tiếp tục khai thác các thông tin cần thiết để hỗ trợ việc xác định nhu cầu của khách hàng.

Điện thoại viên chủ động tìm hiểu, làm rõ các yêu cầu của khách hàng để xác định chính xác nhu cầu của khách hàng. Tạo ấn tƣợng ban đầu trong giao tiếp qua điện thoại với khách hàng đó là hành vi thể hiện biết quan tâm thực sự đến vấn đề của khách hàng. Điện thoại viên sẽ dự đoán đƣợc tâm trạng, cảm xúc của khách hàng thông qua sự ngập ngừng trong giọng nói hoặc bất chợt cao giọng. D.H. James cho rằng: “Quan tâm thực sự là phải biết đặt mình vào vị trí, vai trò của người khác.

Đặc biệt, biết thừa nhận những quan điểm và cảm xúc của họ” [25, tr. 125].

+ Biểu hiện của kỹ năng thể hiện sự tôn trọng

Tôn trọng khách hàng là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình giao tiếp của điện thoại viên với khách hàng. Khi thể hiện sự tôn trọng với khách hàng, khách hàng sẽ cảm thấy đƣợc ghi nhận, đƣợc đánh giá cao và đƣợc doanh nghiệp quan tâm. Điện thoại viên sẽ tạo ra mối quan hệ cởi mở, chân thành và thân thiện với khách hàng, đó là cơ sở, điều kiện cho quá trình giải quyết vấn đề. Sự tôn trọng khách hàng cũng sẽ giúp điện thoại viên cùng khách hàng đưa ra phương án lựa chọn phù hợp nhất cho tình huống của họ. Để thể hiện đƣợc sự tôn trọng khách hàng, điện thoại viên cần lưu ý như sau:

Khi giao tiếp với khách hàng, điện thoại viên cần tinh tế chủ động nhường lời khi khách hàng có biểu hiện muốn lên tiếng.

Điện thoại viên chia sẻ, trao đổi thêm các vấn đề mang tính cá nhân (nghề nghiệp, độ tuổi...) của khách hàng để tạo không khí thoải mái [95, tr.129]

Điện thoại viên sử dụng các từ ngữ thể hiện sự chăm sóc và quan tâm đến khách hàng trong suốt cuộc gọi

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Điện thoại viên duy trì sự riêng tƣ khi trao đổi với khách hàng: không có tạp âm trong cuộc gọi. Trong cuộc gọi điện thoại viên cần tuyệt đối tránh để các tình huống nhƣ tiếng nói xen vào, tiếng chuông điện thoại.

Mặc dù không có sự tương tác trực tiếp nhưng điện thoại viên cần mỉm cười trong khi trò chuyện với khách hàng, việc mỉm cười sẽ mang lại cảm xúc tích cực cho cả điện thoại viên và khách hàng.

1.3.3.2. Kỹ năng xác định nhu cầu của khách hàng

a. Tầm quan trọng của kỹ năng của kỹ năng xác định nhu cầu của khách hàng Xác định nhu cầu là một bước quan trọng để từ đó điện thoại viên có thể hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Điện thoại viên chỉ có thể đƣa ra đƣợc quyết định khi họ có thông tin đầy đủ và chính xác do khách hàng cung cấp. Việc xác định nhu cầu của khách hàng sẽ giúp điện thoại viên có thể:

- Xác định nhu cầu để tìm hiểu bản chất sự việc cần hỗ trợ cho khách hàng - Xác định nhu cầu để từ đó hiểu chính xác mong muốn và nhu cầu của khách hàng

- Xác định nhu cầu để có cơ sở hỗ trợ, giải quyết triệt để vấn đề của khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

b. Khái niệm kỹ năng xác định nhu cầu của khách hàng

Các thông tin khi khai thác trong giao tiếp với khách hàng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản nhƣ: các thông tin thu thập đƣợc cần đầy đủ và toàn diện, tạo ra các căn cứ đầy đủ để giải quyết vấn đề của khách hàng. Thông tin cũng cần phản ánh chính xác bản chất của sự việc để giải quyết vấn đề nhanh gọn, triệt để. Kỹ năng xác định nhu cầu của khách hàng là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của điện thoại viên để xác định chính xác nhu cầu của khách hàng cần hỗ trợ, tư vấn.

Trong xác định nhu cầu khi giao tiếp với khách hàng, phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và cụ thể. Thông tin khai thác cần phản ánh đúng bản chất sự việc, phản ánh đúng mong muốn của khách hàng. Nếu nhƣ trong quá trình xác định nhu cầu, thông tin không đáp ứng đƣợc yêu cầu này thì quá trình giao tiếp, hỗ trợ của điện thoại viên với khách hàng chẳng những không đáp ứng đƣợc nhu cầu hỗ trợ của khách hàng mà còn có thể gây ra hậu quả khi giải đáp sai, thiếu hoặc nhầm thông tin [93].

c. Biểu hiện của kỹ năng xác định nhu cầu của khách hàng

Để xác định nhu cầu hiệu quả, bao gồm hai kỹ năng bổ sung, hỗ trợ, đan xen vào nhau đó là kỹ năng lắng nghe và kỹ năng đặt câu hỏi.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng giao tiếp của điện thoại viên với khách hàng (Trang 52 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)