Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu
Luận án đƣợc tổ chức nghiên cứu theo ba giai đoạn: Nghiên cứu lý luận;
nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu thực nghiệm.
2.1.3.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong, ngoài nước về tư duy, thao tác tư duy để: Viết tổng quan nghiên cứu vấn đề;
xác định khái niệm công cụ của vấn đề nghiên cứu; xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn.
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề tƣ duy, thao tác tƣ duy ở trẻ em.
Bước này chủ yếu thu thập tài liệu từ các nguồn trong và ngoài nước phục vụ cho nghiên cứu lí luận.
Bước 2: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học về các nội dung nghiên cứu.
Bước 3: Xây dựng giả thuyết khoa học và hệ thống khái niệm công cụ làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn.
Kết quả của quá trình nghiên cứu này được thể hiện chi tiết cụ thể ở chương 1.
Giai đoạn này được tiến hành vào thời gian 2013 - 2014
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
2.1.3.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng
+ Khảo sát thực trạng mức độ thao tác tƣ duy của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi dân tộc Thái tỉnh Sơn La.
+ Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố đến thao tác tư duy của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi dân tộc Thái.
+ Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động góp phần hình thành và phát triển mức độ thao tác tƣ duy của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi dân tộc Thái.
Quá trình nghiên cứu thực tiễn gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn lựa chọn và xây dựng các bài tập trắc nghiệm, thiết kế bảng hỏi; điều tra thử; điều tra chính thức và giai đoạn xử lý kết quả. Mỗi giai đoạn có mục đích, phương pháp, khách thể và nội dung nghiên cứu khác nhau.
Bước 1: Lựa chọn và xây dựng các bài tập trắc nghiệm, thiết kế bảng hỏi.
Mục đích: Lựa chọn và xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực tiễn Tiến trình thực hiện:
1/ Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi phỏng vấn với một số học sinh, giáo viên và phụ huynh về tƣ duy và thao tác tƣ duy ở trẻ; Thử nghiệm 10 bài tập trắc nghiệm trong các nghiệm của Gille và 1 trắc nghiệm của Piaget trên 25 trẻ dân tộc thái và 25 trẻ dân tộc kinh để có căn cứ nhận định sơ bộ về trình độ thao tác tƣ duy của trẻ.
2/ Vì trong nghiên cứu này tiếp cận thao tác tƣ duy theo giai đoạn của Piaget, nên chúng tôi lựa chọn những bài tập của Piaget, xây dựng kịch bản hỏi trẻ trong quá trình làm trắc nghiệm và sưu tầm, thiết kế những bài tập hỗ trợ trong quá trình làm trắc nghiệm nhằm đánh giá thao tác tƣ duy của trẻ đảm bảo tính chính xác và khách quan.
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ phiếu câu hỏi điều tra cho giáo viên và phụ huynh và xây dựng mẫu biên bản quan sát phục vụ trong quá trình điều tra thực trạng.
3/ Lập danh sách mẫu nghiệm thể nghiên cứu theo các tiêu chí đã chọn ở bảng 2.1 và 2.2 và tiến hành nghiên cứu thử để điều chỉnh công cụ và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Giai đoạn này được tiến hành trên 25 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Tô Hiệu và 25 trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hua La và trường mầm non Chiềng Xôm, thành phố Sơn La năm học 2014 – 2015
Bước 2: Thực hiện các bài tập trắc nghiệm; phát phiếu điều tra cho giáo viên và phụ huynh
Trên cơ sở lí luận đã đúc kết và kết quả điều tra thăm dò, tác giả tiến hành điều tra chính thức với các nội dung nghiên cứu sau:
Nội dung 1: Đánh giá thực trạng thao tác tƣ duy của trẻ qua trắc nghiệm quan sát. Nội dung này đƣợc thực hiện trên số lƣợng mẫu 200 trẻ
+ Đo mức độ thao tác bảo toàn ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi với năm biểu hiện sau: Bảo toàn số lƣợng, bảo toàn khối lƣợng, bảo toàn độ dài, bảo toàn không gian, bảo toàn diện. Mỗi biểu hiện sử dụng hai bài tập trắc nghiệm để đánh giá. Nhƣ vậy, để đánh giá đƣợc mức độ thao tác bảo toàn của trẻ qua lần trắc nghiệm này mỗi trẻ cần thực hiện 10 bài tập trắc nghiệm.
+ Đo mức độ thao tác đảo ngƣợc bao gồm thao tác tách và thao gộp của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Mỗi thao tác sử dụng hai bài tập trắc nghiệm để đánh giá. Mỗi trẻ tiến hành 4 bài tập.
Tổng số bài tập trắc nghiệm mỗi trẻ phải thực hiện trong lần trắc nghiệm quan sát là 14 bài tập.
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng thao tác tƣ duy của trẻ qua trắc nghiệm hành động. Số lƣợng mẫu cụ thể đƣợc mô tả trong bảng 2.2. mục 2.2.4.2.
+ Đo mức độ thao tác bảo toàn qua hành động với năm biểu hiện. mỗi biểu hiện sử dụng một bài tập trắc nghiệm để đánh giá. Mỗi trẻ cần thực hiện 5 bài tập trắc nghiệm
+ Đo mức độ thao tác đảo ngƣợc qua hành động. Mỗi trẻ cần thực hiện hai bài tập để đánh giá.
Nhƣ vậy, tổng số bài tập mỗi trẻ phải thực hiện trong lần trắc nghiệm hành động là 7 bài tập.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Nội dung 3: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới thao tác tư duy của trẻ. Yếu tố ảnh hưởng được đánh giá qua bảng hỏi cho 200 phụ huynh và 50 giáo viên mầm non
Nội dung 4: Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao mức độ thao tác tƣ duy ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Bước 3: Xử lý kết quả
Tổng hợp phiếu hỏi và phiếu kết quả trẻ làm trắc nghiệm quan sát và hành động. Sau đó sử dụng phần mềm SPSS để sử lý kết quả điều tra thực trạng
Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn được thược hiện năm học 2014 – 2015 2.1.3.3. Giai đoạn 3: Tổ chức thực nghiệm
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng mức độ thao tác tƣ duy của trẻ 5 – 6 tuổi dân tộc thái và thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đó để đề xuất và thực nghiệm biện pháp “Áp dụng các bước hình thành hành động của Galperin nhằm hình thành, phát triển thao tác đảo ngƣợc và bảo toàn cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”
Tiến trình cụ thể:
Bước 1: Chọn mẫu thực nghiệm tác động là 35 trẻ có thao tác bảo toàn và đảo ngƣợc đạt mức 3 sau cả hai lần trắc nghiệm quan sát và hành động.
Bước 2: Xây dựng quy trình thực nghiệm bao gồm các nội dung
Xây dựng các bước thực hiện theo quy trình cho phù hợp với đối tượng trẻ.
Tổ chức phát triển thao tác bảo toàn cho trẻ thông qua việc thực hiện các bài tập, các trò chơi theo đúng quy trình các bước hình thành hành động trí óc của Galperin.
Bước 3: Đo kết quả thực nghiệm và đối chứng sau 3 tuần, so sánh với kết quả thực nghiệm lần 1.
Bước 4: Phân tích số liệu và rút ra kết luận về biện pháp tác động với sự phát triển thao tác tƣ duy cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Thực nghiệm đƣợc tiến hành qua hai vòng vào học kì 2 năm học 2015 - 2016 và học kì 1 năm học 2016 - 2017 tại các trường mầm non thuộc khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Sơn La.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học