Đánh giá chung về thao tác tư duy của trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc Thái

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thao tác tư duy của trẻ 5 6 tuổi của người dân tộc thái tỉnh sơn la (Trang 95 - 98)

Chương 3: THỰC TRẠNG THAO T C TƯ DUY CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI NGƯỜI D N TỘC TH I TỈNH SƠN LA

3.1. Thực trạng mức độ th o tác tư duy củ trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc Thái tỉnh Sơn L

3.1.1. Đánh giá chung về thao tác tư duy của trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc Thái

8.5%14.0%

77.5%

14.0%

12.0%

74.0%

8.5%7.5%

84.0%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

90.0%

BAOTOAN DAONGUOC TUDUY

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Biểu đồ 3.1. Mức độ thao tác tư duy của trẻ 5 – 6 tuổi (n = 200) Bảng 3.1. Mức độ th o tác tư duy củ trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc Thái

Biểu hiện

Thái (n = 105) Kinh (n = 95)

Mức độ Mức độ

1 2 3 1 2 3

SL % SL % SL % SL % SL % SL % Bảo toàn 7 6.7 18 17.1 80 76.2 10 10.5 10 10.5 75 78.9 Đảo ngƣợc 11 10.5 12 11.4 82 78.1 17 17.9 12 12.6 66 69.5 Tƣ duy 7 6.7 10 9.5 88 83.8 10 10.5 5 5.3 80 84.2

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Nhìn vào biểu đồ trên có thể rút ra một vài đánh giá chung về thao tác tƣ duy của trẻ nhƣ sau:

Thứ nhất, thao tác tƣ duy ở trẻ mức 1 chiếm tỷ lệ không nhiều. Chỉ có 8.5%

số trẻ đƣợc nghiên cứu có thao tác tƣ duy mức 1; số trẻ có thao tác tƣ duy mức 2 đạt 7.5%; số trẻ chƣa có thao tác tƣ duy (mức 3) là 84%. Nhƣ vậy có thể thấy đa số các nghiệm thể chúng tôi tiến hành trắc nghiệm quan sát chƣa có thao tác tƣ duy thực sự (tức là ở mức 1 – mức ổn định). Điều này hoàn toàn phù hợp với lí luận của J.Piaget. Bởi trong những công trình nghiên cứu của ông đã xác nhận trẻ lên 7 – 8 tuổi mới có thao tác bảo toàn và thao tác đảo ngƣợc và bắt đầu có thao tác tƣ duy thực sự. Tuy nhiên, Trong những nghiên cứu của J.Piaget ông chỉ xác nhận là có hay không có thao tác tƣ duy ở trẻ mà chƣa đƣa ra các mức độ đạt đƣợc cũng nhƣ biện pháp phát triển thao tác tƣ duy nhƣ thế nào. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã định ra ba mức độ thao tác tƣ duy. Từ đó, có thể có thể làm căn cứ cho việc dạy học và phát triển thao tác tƣ duy cho trẻ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, với ở mức 2 tỉ lệ trẻ đạt mức độ này ở cả thao tác bảo toàn và thao tác đảo ngƣợc không có sự chênh lệch lớn (14% và 12%). Với mức 3, chênh lệch tỉ lệ % số trẻ đạt được mức độ này cũng có sự tương tự như mức 2, tuy nhiên trẻ có tỉ lệ

% ở mức 3 đối với thao tác bảo toàn cao hơn thao tác đảo ngƣợc ở cùng mức độ (cụ thể là 77.5% so với 74%).

Trẻ có thao tác tƣ dƣ duy ở mức 1 chiếm 8.5%. Những trẻ này là những trẻ có ít nhất 3 loại bảo toàn trở lên đạt mức ổn định. Thường là những trẻ đạt bảo toàn về số lƣợng, không gian và độ dài hoặc khối lƣợng; có 3.5% số trẻ đạt mức 1 ở tất cả các loại bảo toàn, đây là những trẻ có thao tác bảo toàn diện tích. Nhƣ vậy, trẻ nhóm này có khả năng bảo toàn cả chất lƣợng và số lƣợng ở mức độ chắc chắn. Đồng thời trẻ có thao tác thuận và nghịch cũng đạt mức độ chắc chắn, ổn định. Những trẻ này đã có khả năng nhìn thấy sự bất biến của sự vật khi bị đảo ngƣợc hoặc sự thay đổi hình thức bên ngoài của sự vật trong nhiều tình huống và các vật liệu khác nhau. Trẻ thực sự đã thoát khỏi tính tự kỷ trung tâm về nhận thức cũng nhƣ ngôn ngữ.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Trẻ có thao tác tƣ duy ở mức 2 chiếm 7.5%. Những trẻ này gồm những trẻ ở những trường hợp sau: trẻ có ít nhất 4/5 loại bảo toàn đạt mức 2 hoặc 2 loại bảo toàn đạt mức 1, các loại khác đạt mức 2. Đồng thời có thao tác đảo ngƣợc đạt mức 2. Những trẻ này thường là những trẻ có thao tác bảo toàn ở các loại bảo toàn và thao tác nghịch đều đạt mức hai hoặc những trẻ chỉ đạt bảo toàn về chất (nhƣ bảo toàn số lƣợng, không gian) ở mức 1 nhƣng không đạt bảo toàn về lƣợng (khối lượng, độ dài, diện tích) ở mức 1. Những trẻ này thường là những trẻ thực hiện đƣợc một số bài tập bảo toàn hay đảo ngƣợc nhƣng khi thay đổi vật liệu khác nhau, tình huống khác nhau trẻ lại không nhìn ra sự bảo toàn hay đảo ngƣợc đó nữa.

Trẻ có thao tác tƣ duy ở mức 3 chiếm 84%. Những trẻ này là những trường hợp còn lại không nằm trong hai nhóm trên. Đó là những trẻ có các loại bảo toàn cơ bản ở mức 3 và những trẻ có thao tác thuận ở mức 3; những trẻ có thao tác bảo toàn số và không gian mức 2, các loại bảo toàn còn lại mức 3 và thao tác thuận ở mức 2 và nghịch ở mức 3 đều thuộc nhóm này. Những trẻ này về cơ bản chƣa có thao tác bảo toàn và đảo ngƣợc. Trẻ chƣa nhìn ra sự bất biến khi thay đổi hình ảnh tri giác của vật hay đảo ngƣợc các hình ảnh của vật.

Thứ hai, Có sự chênh lệch giữa thao tác đảo ngƣợc và thao tác bảo toàn. Thao tác đảo ngƣợc dễ hơn thao tác bảo toàn. Điều này đƣợc thể hiện ở kết quả nghiên cứu.

Trẻ có thao tác đảo ngƣợc mức 1 đạt 14% nhƣng thao tác bảo toàn chỉ đạt 8.5%. Nhƣ vậy, có thể thấy trẻ dễ hình thành thao tác đảo ngƣợc hơn thao tác bảo toàn.

Thứ ba, ở cả thao tác bảo toàn, thao tác đảo ngƣợc và thao tác tƣ duy của trẻ dân tộc Thái ở mức 1 thấp hơn so với dân tộc Kinh. Tuy nhiên, ở mức 2 (mức thao tác tư duy không ổn định) ở dân tộc Thái lại có xu hướng cao hơn dân tộc Kinh.

Tuy nhiên, sự chênh lệch không đáng kể.

Tóm lại: Nhìn chung, trẻ 5 – 6 tuổi tại tỉnh Sơn La chƣa có thao tác tƣ duy theo đúng nghĩa. Có sự không đồng đều ở các mức độ thao tác tƣ duy. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự không đồng đều chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra và phân tích kết quả trên cách phương diện so sánh về địa bàn, nghề nghiệp của cha mẹ.

Điều này cũng đã chứng minh cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và mục đích mà đề tài hướng tới.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thao tác tư duy của trẻ 5 6 tuổi của người dân tộc thái tỉnh sơn la (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)