Chương 3: THỰC TRẠNG THAO T C TƯ DUY CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI NGƯỜI D N TỘC TH I TỈNH SƠN LA
3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến th o tác tư duy củ trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Để xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến thao tác tư duy của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại tỉnh Sơn La, nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 53 cán bộ quản lý, giáo viên đang trực tiếp quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục Mầm non trên địa bàn. Kết quả khảo sát thể hiện nhƣ sau:
Bảng 3.11. Đánh giá củ cán bộ, giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến th o tác tƣ duy củ trẻ 5 – 6 tuổi
Các yếu tố
Mức độ ảnh hưởng
X
Thứ Ít ảnh bậc
hưởng
Bình thư ng
Ảnh hưởng
Yếu tố tâm lý cá nhân trẻ 0 11 42 2.79 1
Dân tộc 16 28 9 1.87 5
Môi trường giáo dục trẻ 7 13 33 2.49 2
Địa bàn cƣ trú 4 21 28 2.45 3
Nghề nghiệp của cha mẹ trẻ 5 41 7 2.04 4
Yếu tố khác 16 30 7 1.83 6
Kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố tâm lý cá nhân trẻ đƣợc đánh giá là ảnh hưởng nhất đến thao tác tư duy của trẻ (X=2.79). Các yếu tố tâm lý cá nhân của trẻ bao gồm nhiều thành phần nhƣ: ngôn ngữ, vốn biểu tƣợng, các quá trình nhận thức, cách thức hành động, xúc cảm, tình cảm… Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Bích Đ cho rằng: “Việc phát triển tư duy cho trẻ trong độ tuổi này là bước chuẩn bị quan trọng cho trẻ trước khi vào lớp 1. Tuy nhiên, ở một số trẻ vốn ngôn ngữ chưa nhiều, đôi khi còn chịu ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ nên khó trong việc hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ…”
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Môi trường giáo dục trẻ cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các thao tác tư duy của trẻ. Môi trường giáo dục ở đây bao gồm có giáo dục trong gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.
Bên cạnh đó, các yếu tố nhƣ địa bàn cƣ trú, nghề nghiệp của cha mẹ, dân tộc cũng được đánh giá là ảnh hưởng đến quá trình thao tác tư duy của trẻ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn so với các yếu tố trên.
Từ việc xác định được yếu tố tâm lí cá nhân của trẻ ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển thao tác tƣ duy của trẻ, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các yếu tố cụ thể trong yếu tố tâm lí cá nhân đã đƣợc xác định là: Vốn biểu tƣợng của trẻ; Ngôn ngữ; Khả năng hành động của trẻ.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới mức độ thao tác tư duy của trẻ 5 – 6 trên địa bàn thành phố Sơn La chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội
Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và phân tích nhân tố ở trên đã xác định đƣợc 3 nhân tố trong yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng tới thao tác tư duy, đó là: Biểu tượng; Ngôn ngữ; Hành động. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố nêu trên đối với mức độ thao tác tƣ duy của trẻ, tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định cụ thể khả năng ảnh hưởng của các nhân tố trên tới mức độ thao tác tƣ duy của trẻ
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của 03 nhân tố nêu trên đối với thao tác tư duy của trẻ, tác giả tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định khả năng ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với thao tác tư duy của trẻ.
Mô hình tổng quát có dạng nhƣ sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3
Trong đó, Y biểu thị cho biến phụ thuộc (là mức độ thao tác tƣ duy của trẻ), X1, X2, X3 để biểu thị cho 03 biến độc lập (với X1 là biến Khả năng hành động, X2 là biến Ngôn ngữ, X3 là biến Vốn biểu tƣợng), các giá trị β1, β2, β3 là các hệ số hồi quy riêng phần, β0 là hệ số chặn của phương trình hồi quy.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Để xác định các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập (03 nhân tố của yếu tố tâm lý cá nhân) và biến phụ thuộc (mức độ thao tƣ duy), tiến hành xây dựng ma trận tương quan cho tất cả các biến này và dùng hệ số tương quan Pearson (r) để lƣợng hóa mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc (mức độ thao tƣ duy) và các 03 biến độc lập nêu trên. Với giả định là các mẫu trong nghiên cứu đƣợc lấy ra từ một tổng thể, trong đó các biến đều có phân phối chuẩn.
Trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. Kết quả thể hiện trong bảng 8 (xem phụ lục 2)
Kết quả bảng 8 cho thấy cả 03 nhân tố của Yếu tố tâm lý cá nhân đều có mối liên hệ với biến phụ thuộc Mức độ thao tác tƣ duy. Trong đó, biến HD(hành động)có mối liên hệ mạnh nhất (r =.805), biến BT (Biểu tượng) có mối liên hệ yếu nhất (r=.755) với biến phụ thuộc TUDUY. (Các số liệu này đều có ý nghĩa thống kê do số liệu cho thấy: tất cả giá trị Sig. (2-phía) = 0.000 < 0.05)
Trên cơ sở phân tích tương quan giữa các biến (độc lập và phụ thuộc), tiếp tục mô hình hoá mối quan hệ giữa các biến bằng việc sử dụng phần mềm SPSS để xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội, sử dụng phương pháp Enter (đưa các biến vào một lƣợt)
Mô hình Biến đưa vào Biến loại Phương pháp
1 BT, HD, NNa . Enter
a. Yêu cầu nhập vào tất cả các biến.
b. Biến phụ thuộc: TUDUY
Mô hình hồi quy đƣợc tiến hành với giả định rằng (Y) có phân phối chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập (X) trong mô hình nghiên cứu. Kết quả chạy hồi quy đa nhân tố nhƣ sau:
- Ta tiến hành kiểm định các giả thuyết của hồi quy tuyến tính + Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình tuyến tính bội
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Bảng 3.12. Đánh giá sự phù hợp của mô hình Mô hình R R2 R2hiệu chỉnh S i số chuẩn
củ ƣớc lƣợng Hệ số Durbin-Watson
1 .818a .669 .664 .346 1.905
a. Biến độc lập: BT, HD, NN b. Biến phụ thuộc: TUDUY
Bảng 8 (phụ lục 2) cho thấy, hệ số R2 hiệu chỉnh = .664, Điều đó có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 66.4%.
Hay 66.4% sự khác biệt của biến phụ thuộc có thể đƣợc giải thích bằng sự khác biệt của biến độc lập
+ Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy Bảng 3.13. Phân tích ANOVA Mô hình Tổng bình
phương Df Trung bình bình
phương F Sig.
1 Hồi quy 47.521 3 15.840 132.261 .000a
Phần dƣ 23.474 196 .120
Tổng 70.995 199
a. Biến độc lập, BT, HD, NN b. Biến phụ thuộc: TUDUY
Sử dụng kết quả phân tích ANOVA tại bảng 3.22 và thống kê ƣớc lƣợng hệ số hồi quy cho mô hình để kiểm định giả thuyết H0: “các hệ số hồi quy riêng phần bằng không trong tổng thể” hay β1 = β2= β3 = 0. Ta thấy, các giá trị βi (i: 1, 2, 3) đều 0 và có các giá trị Sig < 0.05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ, có nghĩa là giả thiết
“các hệ số hồi quy riêng phần bằng không” bị bác bỏ, nên có thể khẳng định có mối liên hệ tuyến tính giữa 03 biến độc lập với biến phụ thuộc TUDUY trong mô hình hồi quy tuyến tính bội. Nhƣ vậy, mô hình hồi quy tuyến tính này đƣợc xây dựng là phù hợp với tổng thể.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Bảng 3.14. Ƣớc lƣợng các hệ số hồi quy cho mô hình
Mô hình
Hệ số chƣ chuẩn hó
Hệ số chuẩn
hóa t Sig.
Thống ê cộng tuyến B Sai số
chuẩn Beta Độ chấp
nhận VIF
1
(Hằng số) .608 .111 5.460 .000
HD .587 .088 .548 6.657 .000 .249 4.012
NN .185 .124 .183 1.491 .013 .111 8.977
BT .114 .118 .118 .973 .033 .115 8.705
a.Biến phụ thuộc: TUDUY
Bảng 3.15 cho thấy mô hình có các hệ số hồi quy riêng phần (βi) đều đảm bảo có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa Sig < 0.05. Sử dụng kết quả ƣớc lƣợng hệ số hồi quy riêng phần của các biến độc lập, có thể viết lại phương trình hồi quy nhƣ sau:
Y = 0.608 + 0.587* X1 + 0.185* X2+ 0.114* X3 Hay viết lại phương trình là:
Th o tác tƣ duy = 0.608 + 0.587* Khả năng hành động + 0.185* Vốn ngôn ngữ
+ 0.114* Vốn biểu tƣợng
Dựa vào phương trình trên cho thấy, các hệ số hồi quy βi chưa chuẩn hóa đều mang dấu dương, điều đó có nghĩa là cả 03 nhân tố nghiên cứu đều có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ thao tác tư duy của trẻ. Nói cách khác, khi cải thiện bất kỳ một nhân tố nào đều làm tăng mức độ thao tác tƣ duy của trẻ.
Để đánh giá các mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong yếu tố tâm lý cá nhân tới mức độ thao tác tƣ duy của trẻ ta sử dụng các giá trị của hệ số Beta đã chuẩn hóa trong bảng 3.15 đƣợc xem xét cụ thể nhƣ sau: Mức độ thao tác tƣ duy của trẻ chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhân tố “Khả năng hành động” (Beta
= .548) “Vốn ngôn ngữ” (Beta = .183) “Vốn biểu tƣợng” (Beta = .118).
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
+ Giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ
Tiến hành xây dựng biểu đồ Histogram để khảo sát phân phối chuẩn của phần dƣ.
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối của phần dư mức độ thao tác tư duy
Biểu đồ 3.2 cho thấy phân phối của phần dƣ xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean
= 4.57E-15 ≈ 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. = 0.99 ≈ 1). Do đó có thể kết luận:giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
+ Giả định về tính độc lập của các sai số (không có tự tương quan giữa các sai số)
Đại lượng thống kê Durbin-Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Giả thuyết H0 của kiểm định này là:
H0: Hệ số tương quan tổng thể của các phần dư = 0. Kết quả phân tích trong bảng 8 (phụ lục 2) cho thấy chỉ số Durbin-Watson = 1.905 (≈ 2), chỉ số Durbin-Watson rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất. Do đó có thể kết luận giả thiết về tính độc lập của các sai số không bị vi phạm.
+ Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (hiện tượng đa cộng tuyến)
Bảng 3.16 cho thấy độ chấp nhận (Tolerance) của các biến độc lập đƣa vào phương trình đều xấp xỉ bằng 1. Hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập đưa vào phương trình VIF < 10 chứng tỏ: không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến với mô hình hồi quy 1 được xây dựng.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Các phân tích trên đã chứng tỏ không có sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy tuyến tính.
Từ kết quả phân tích trên ta có thể đi đến kết luận sau:
Thứ nhất, từ kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự phát triển thao tác tư duy của trẻ cho thấy yếu tố tâm lí cá nhân của trẻ ảnh hưởng lớn nhất và trực tiếp đến thao tác tƣ duy của trẻ. Tuy nhiên, yếu tố tâm lí cá nhân của trẻ lại phụ thuộc và bị ảnh hưởng bới các yếu tố như: môi trường giáo dục, nghề nghiệp cha mẹ, …Chẳng hạn: Trẻ được tạo môi trường hoạt động không? việc hoạt động đó mang tính tự phát hay có mục đích giáo dục?
Thứ hai,từ kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng thao tác tƣ duy của trẻ trong mục 3.2 cho thấy khi cho trẻ thực hiện các bài tập trắc nghiệm qua quan sát thì trẻ đạt tỉ lệ % các mức độ, nhất là mức 1 là chƣa cao, vẫn còn rất nhiều trẻ chƣa có thao tác tƣ duy theo đúng nghĩa. Vì vậy, nếu cho trẻ hành động, thao tác tƣ duy của trẻ sẽ có khả năng nâng cao hơn so với việc quan sát.
Thứ ba, kết quả đánh giá mô hình hồi quy cho thấy, trong các yếu tố nằm trong yếu tố tâm lí cá nhân của trẻ thì yếu tố hành động của trẻ có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy của trẻ. Đây là cơ sở vững chắc để chúng tôi tiến hành các nội dung thực nghiệm phát hiện cho trẻ hành động với đồ vật và thực nghiệm hình thành thao tác tƣ duy cho trẻ theo quy trình các bước hình thành thao tác tư duy của Galperin.