Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.6. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Mục đích
Đây là phương pháp được sử dụng trong luận án nhằm thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng tới thao tác tư duy của trẻ. Đặc biệt ảnh hưởng của môi trường gia đình và nhà trường có tạo điều kiện cho trẻ hoạt động không? Nội dung hoạt động là gì, cách thức tổ chức nhƣ thế nào? Với mục đích trên, chúng tôi đã xây dựng phiếu hỏi dành cho phụ huynh và giáo viên về các nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
* Nội dung của bảng hỏi gồm 2 phần Phần 1:
* Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về ảnh hưởng của gia đình và nhà trường tới thao tác tư duy của trẻ. Có hai bảng hỏi được biên soạn cho hai loại khách thể: 1/ Bảng hỏi dành cho giáo viên; 2/ Bảng hỏi dành cho phụ huynh. Nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi có cấu trúc 20 câu gồm các tiêu chí: Nội dung giáo dục; Phương pháp giáo dục; Quan điểm giáo dục; Môi trường giáo dục.
* Tiến hành:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu về vấn đề thao tác tƣ duy của trẻ, thao tác tƣ duy trong luận án tiếp cận theo cách phân loại thao tác tƣ duy của Piaget bao gồm hai thao tác: thao tác bảo toàn và thao tác đảo ngƣợc, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng 2 phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo quy trình 5 bước chính sau:
Bước 1. Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát
+ Phiếu khảo sát đƣợc xây dựng với mục đích thu thập thông tin và ý kiến về thao tác tƣ duy của trẻ thông qua phụ huynh của trẻ và các cô giáo trực tiếp tham gia dạy trẻ.
+ Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là thu thập thông tin về yếu tố phụ huynh nhƣ: sự quan tâm của phụ huynh với những nội dung giáo dục; sự trao đổi
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
thường xuyên của phụ huynh; các hoạt động trải nghiệm mà phụ huynh tổ chức cho trẻ khi ở gia đình; văn hóa và thói quen cũng nhƣ quan điểm giáo dục của gia đình.
Bước 2. Sơ thảo phiếu khảo sát
+ Xây dựng cấu trúc phiếu khảo sát theo mục đích được xác định tại bước 1 + Dựa trên cơ sở lý luận, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chúng tôi đã thiết kế nội dung phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng tới thao tác tư duy của trẻ thông qua việc lấy ý kiến về các nội dung đã nêu trong bước 1. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật thiết kế item khách quan cho phiếu khảo sát. Cụ thể: phụ huynh và giáo viên thông qua quan sát trẻ trả lời những câu hỏi trắc nghiệm, báo cáo về những hành vi, tình cảm, sở thích... thông qua các mức độ nhƣ: Không bao giờ - Rất hiếm khi- Thỉnh thoảng- Thường xuyên- Rất thường xuyên; hoặc Hoàn toàn không quan tâm -Không quan tâm - Bình thường - Quan tâm - Hoàn toàn quan tâm và Rất không cần thiết - Không cần thiết - Bình thường - Cần thiết - Rất cần thiết.
Bước 3. Dự thảo lần 1 phiếu khảo sát
+ Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với giảng viên hướng dẫn để phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu và số lƣợng các câu hỏi trong từng nhân tố
+ Chỉnh lý lại từng câu hỏi và tổng thể phiếu khảo sát trên cơ sở các phân tích trên để có phiếu dự thảo lần 1
Bước 4. Phương pháp chuyên gia
+ Phiếu dự thảo lần 1 đƣợc gửi tới các chuyên gia có kinh nghiệm về thiết kế các loại phiếu khảo sát để lấy ý kiến
+ Phân tích các ý kiến đóng góp của các chuyên gia để hoàn thiện phiếu dự thảo lần 2
Bước 5. Lấy ý kiến phụ huynh, giáo viên
+ Phiếu dự thảo lần 2 đƣợc gửi đến 02 phụ huynh và 02 giáo viên để đánh giá về mức độ rõ ràng về hình thức và nội dung của các câu hỏi và sự rõ ràng trong hướng dẫn cách trả lời của phiếu
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
+ Hoàn thiện lần cuối phiếu khảo sát và định dạng lại hình thức phiếu khảo sát để chính thức đƣa vào thử nghiệm
Sau khi thực hiện các bước trên, phiếu được đưa vào phần mềm SPSS đánh giá độ tin cậy của phiếu, độ giá trị của cấu trúc phiếu tác giả đã hoàn chỉnh phiếu khảo sát để tiến hành điều tra chính thức.
Phiếu chính thức dành cho phụ huynh bao gồm 3 phần chính, nhƣ sau: (Chi tiết xem phụ lục 1)
+ Phần đặt vấn đề: Là phần hướng dẫn chung cho phiếu hỏi
+ Phần thông tin cá nhân và kết quả học tập: gồm 04 mục hỏi thống kê chính, nhằm nắm các thông tin về cá nhân trẻ nhƣ giới tính, dân tộc, địa bàn sinh sống của trẻ, nghề nghiệp, thu nhập của phụ huynh.
+ Phần nội dung bảng hỏi: Phần này bao gồm 4 nội dung:
Nội dung 1: Sự quan tâm của phụ huynh tới các nội dung giáo dục. Gồm 06 biến quan sát
Nội dung 2: Tần suất trao đổi của phụ huynh với trẻ. Gồm 04 biến quan sát
Nội dung 3: Các hoạt động trải nghiệm mà phụ huynh tổ chức cho trẻ khi ở gia đình. Gồm 06 biến quan sát
Nội dung 4: Văn hóa, thói quen giáo dục của gia đình. Gồm 05 biến quan sát Phiếu chính thức dành cho phụ huynh bao gồm 3 phần chính, nhƣ sau: (Chi tiết xem phụ lục 1)
+ Phần đặt vấn đề: Là phần hướng dẫn chung cho phiếu hỏi
+ Phần thông tin cá nhân: Tuổi, trường công tác, số năm công tác, … + Phần nội dung bảng hỏi:
Nội dung 1: Phương pháp và cách tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên 4 biến quan sát
Nội dung 2: Tần suất trao đổi của phụ huynh với trẻ. Gồm 04 biến quan sát
Nội dung 3: Các hoạt động trải nghiệm mà giáo viên tổ chức cho trẻ, gồm 06 biến quan sát
Nội dung 4: Nhận thức, quan điểm của giáo viên về giáo dục nhận thức và tƣ duy cho trẻ. Gồm 05 biến quan sát
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Phần 2: Là bảng đánh giá của giáo viên và phụ huynh về trẻ tham gia thực nghiệm với những nội dung đánh giá sau:
* Mục đích: Nhằm mục đích thu thập thêm thông tin bổ trợ cho việc đánh giá thao tác tư duy của trẻ; đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí cá nhân đến thao tác tư duy của trẻ. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi chúng tôi sử dụng cho giáo viên nhằm thu thập những thông tin khảo sát sơ bộ về đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ (những đặc điểm tâm lí này đƣợc lấy trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành). Nội dung của bảng hỏi đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Bảng tiêu chí đánh giá đặc điểm phát triển tâm lí trẻ
STT Tiêu chí
đánh giá Chỉ số
1 Vốn biểu tƣợng của
trẻ
Biểu tƣợng số và đo. Trẻ biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.
Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác
Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng. Loại đƣợc một đối tƣợng không cùng nhóm với các đối tƣợng còn lại.
2 Ngôn ngữ
Nghe hiểu và thực hiện đƣợc các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động;
Giải thích đƣợc mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.
Nghe hiểu lời nói, sử dụng lời nói để bày tỏ ý kiến, sử dụng trong giao tiếp
3 Khả năng hành động
Sự phối hợp vận động, khéo léo của tay
Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động thô Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động tinh
* Tiến hành: Những nội dung trên được giáo viên ở các trường mầm non sở tại và phụ huynh của 200 nghiệm thể đánh giá thông qua quan sát trẻ trong các hoạt động hàng ngày và thông qua các bài tập đánh giá do giáo viên tự xây dựng.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học