Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm
Đây là phương pháp sử dụng trong luận án nhằm phát hiện và xác định thực trạng mức độ thao tác tƣ duy của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Các trắc nghiệm này chính là những trắc nghiệm kinh điển của J.Piaget sử dụng khi nghiên cứu tƣ duy ở trẻ.
Chúng tôi lựa chọn những trắc nghiệm điển hình để đánh giá thực trực trạng thao tác tƣ duy của trẻ mẫu giáo. Ngoài ra chúng tôi biên soạn một số bài tập nhằm hỗ trợ thêm trong quá trình đánh giá mức độ thao tác tƣ duy của trẻ. Để ghi chép và quan sát chính xác những biểu hiện tâm lí và câu trả lời của trẻ trong quá trình trắc nghiệm, mỗi trắc nghiệm có 3 thành viên: Nghiệm viên: có nhiệm vụ tổ chức những bài tập trắc nghiệm và đặt câu hỏi; Thƣ kí: có nhiệm vụ ghi chép biên bản quá trình tiến hành bài tập trắc nghiệm; Người quay phim: có nhiệm vụ ghi lại bằng hình ảnh tiến trình làm trắc nghiệm. Kết quả đo nghiệm này cũng là nguồn dữ liệu giúp nhà nghiên cứu đánh giá mối quan hệ của một số yếu tố khách quan và chủ quan đến mức độ thao tác tƣ duy của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
* Khách thể nhiên cứu: Trong trắc nghiệm quan sát chúng tôi chọn mẫu là 200 nghiệm thể với các tiêu chí nhƣ trong phần khách thể nghiên cứu (bảng 2.1)
b/ Nội dung
Các bài tập trắc nghiệm nhằm đánh giá thao tác bảo toàn và thao tác đảo ngƣợc của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Các nội dung đo cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Bảng 2.2. Nội dung đo và các bài tập trắc nghiệm
STT Nội dung đo
Số bài trắc nghiệm
Tên bài tập trắc nghiệm
1 Bảo toàn số lƣợng 2
Bảo toàn số lượng bông hoa xếp tương ứng 1 – 1
Bảo toàn số lƣợng viên kẹo xếp hình tròn
2 Bảo toàn khối lƣợng 2
Bảo toàn khối lượng nước trong những chiếc cốc có hình dạng khác nhau
bảo toàn khối lƣợng đất sét 3 Bảo toàn độ dài 2
độ dài những chiếc thước
độ dài những chiếc dây len gấp khúc 4 Bảo toàn không gian 2
Trắc nghiệm mô hình quả núi Trắc nghiệm những chiếc ảnh 5 Bảo toàn diện tích 2
bảo toàn diện tích những chiếc bánh bảo toàn diện tích những tờ giấy 6 Thao tác nghịch 2
Qủa bóng đảo ngƣợc
Trắc nghiệm con chữ lộn ngƣợc
7 Thao tác thuận 2
Trắc nghiệm xếp que tính
Trắc nghiệm chọn vật cùng loại, khác loại
Tổng số bài tập TN 14
Nhƣ vậy, để khảo sát thực trạng mức độ thao tác tƣ duy của trẻ, mỗi trẻ thực hiện 14 bài tập trắc nghiệm. Tổng số lần tiến hành trắc nghiệm trên 200 nghiệm thể là 2.800 lần. Trong những bài tập trên, tác giả có sử dụng những bài tập chuẩn hóa của J.Piaget như: Bài tập bảo toàn số lượng bông hoa; Bảo toàn khối lượng nước trong những chiếc cốc có hình dạng khác nhau; bảo toàn khối lƣợng đất sét; bảo toàn diện tích những chiếc bánh; Qủa bóng đảo ngƣợc; Trắc nghiệm xếp que tính Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành trắc nghiệm, tác giả xây dựng thêm nôt số
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
bài tập với vật liệu khác và dạng thức khác nhƣ: Bảo toàn số lƣợng viên kẹo xếp hình tròn; độ dài những chiếc dây len gấp khúc, bảo toàn diện tích những tờ giấy;
Trắc nghiệm con chữ lộn ngƣợc; Trắc nghiệm chọn vật cùng loại, khác loại và những những bài tập bổ trợ khác nhằm đánh giá độ tin cậy và khẳng định chắc chắn mức độ thao tác tư duy ở trẻ. Chẳng hạn: có thể chơi với trẻ ở sân trường, cùng trẻ nhặt lá và lấy những chiếc lá để thay cho đồng xu hay bông hoa cho trẻ làm trắc nghiệm bảo toàn số lƣợng.
c/ Cách thực hiện
- Thực hiện bài tập bảo toàn
Bản chất của tất cả các bài tập bảo toàn là xem trẻ có khả năng nhìn thấy một yếu tố không biến đổi trong sự biến đổi về hình dạng, kích thước, độ dài hay không gian không (thao tác bảo toàn). Điều mấu chốt khi thực hiện các bài tập với trẻ đó là nghệ thuật đặt câu hỏi, quan sát, lắng nghe và ghi chép cách trả lời, cách lập luận và phản ứng của trẻ. Người nghiên cứu cần suy nghĩ cách đặt câu hỏi để trẻ bộc lộ diễn biến phản ứng tƣ duy của trẻ theo từng tình huống với từng đối tượng trẻ. Quy trình thực hiện bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Sắp xếp hai nhóm đối tượng với cùng một vật liệu (nước, cát, sỏi, ...) trước mặt trẻ. Để hai nhóm đối tượng ở trạng thái ban đầu giống nhau sao cho trẻ nhìn vào có thể xác nhận sự giống nhau giữa hai nhóm đối tƣợng đó. Sau đó hỏi trẻ để trẻ xác nhận sự giống nhau hay sự không biến đổi của hai nhóm sự vật. Có thể là sự giống nhau về số lƣợng, khối lƣợng, độ dài, không gian hay diện tích.
Bước 2: Nghiệm viên thay đổi hình thức bên ngoài của một trong hai nhóm đối tƣợng. Có thể dãn cách những bông hoa của một trong hai dãy ở trắc nghiệm bảo toàn số lượng, đẩy vị trí của cái thước trong trắc nghiệm độ dài, thay đổi hình dáng chứa nước trong cốc có tiết diện khác nhau, ...
Bước 3: Hỏi trẻ xem có nhìn thấy một yếu tố không đổi trong sự biến đổi về hình thức bề ngoài đó không. Ví dụ: số lƣợng hoa không đổi khi dãn cách ra, độ dài không đổi khi đẩy một trong hai chiếc thước, sự vật vẫn vậy khi thay đổi điểm nhìn trong không gian, ...
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Bước 4: Tùy vào câu trả lời và diễn biến phản ứng tư duy của trẻ ở bước 3 mà nghiệm viên có thể gợi mở, có thể hỏi lí do tại sao để trẻ giải thích, luận giải cho câu trả lời của mình, có thể cho trẻ thực hiện lại bài tập trên vật liệu khác,... Đây là bước quan trọng nhất cần lưu tâm khi thực hiện các bài trắc nghiệm. Vì để đánh giá chính xác mức độ thao tác bảo toàn của trẻ không phải căn cứ nhiều vào kết quả mà chủ yếu xem quá trình trẻ tƣ duy thế nào? Vì sao đứa trẻ lại có những cách giải thích nhƣ vậy.
Bước 5: Căn cứ vào kết quả câu trả lời của trẻ và toàn bộ quá trình trẻ tƣ duy để xác định mức độ thao tác bảo toàn của trẻ theo các mức độ đƣa ra trong phần 1.3.2.2.
- Thực hiện bài tập đảo ngƣợc
Bản chất của tất cả các bài tập đảo ngƣợc là xem trẻ có khả năng nhìn thấy lại một trạng thái trước kia không mâu thuẫn với trạng thái hiện tại và một trạng thái có thể thực hiện nhƣ là trạng thái hiện tại (thao tác đảo ngƣợc). Quy trình thực hiện bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Nghiệm viên sắp xếp các đối tƣợng theo thứ tự xuôi cho trẻ quan sát và hỏi trẻ để trẻ xác nhận thứ tự xuôi đó.
Bước 2: Nghiệm viên thao tác nhằm làm các đối tƣợng đảo ngƣợc (lật ngƣợc ống hình trụ, các chữ ngƣợc,....). Sau khi trẻ quan sát hỏi trẻ thứ tự của những vật sau khi đảo ngƣợc nhằm xem trẻ có thể xác định đƣợc thứ tự của các vật hoặc hình ảnh đảo ngƣợc của các vật không
Bước 3: Tùy vào câu trả lời và diễn biến phản ứng tư duy của trẻ ở bước 2 mà nghiệm viên có thể gợi mở, có thể hỏi lí do tại sao để trẻ giải thích, luận giải cho câu trả lời của mình, có thể cho trẻ thực hiện lại bài tập trên vật liệu khác, ... Đây là bước quan trọng nhất cần lưu tâm khi thực hiện các bài trắc nghiệm. Vì để đánh giá chính xác mức độ thao tác đảo ngƣợc của trẻ không phải căn cứ nhiều vào kết quả mà chủ yếu xem quá trình thao tác ngƣợc diễn ra nhƣ thế nào? Vì sao đứa trẻ lại có những cách giải thích nhƣ vậy.
Bước 4: Căn cứ vào kết quả câu trả lời của trẻ và toàn bộ quá trình trẻ tƣ duy để xác định mức độ thao tác đảo ngƣợc của trẻ theo các mức độ đƣa ra trong phần 1.3.2.2.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học