Chương 1: LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cũng có một số nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần đã có các công trình nghiên cứu về lo âu và những vấn đề có liên quan. Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1995) đã nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay” của trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em [57]. Tác giả Nguyễn Công Khanh với đềtài: “Tư vấn và trị liệu tâm lý cho trẻ em có rối nhiễu hành vi và khó khăn học đường”, tại Hội Thảo Việt- Pháp về tâm lý học Hà Nội cũng đưa ra một kết quả khảo sát thực tiễn có tới 17,56%- 19,2% trong tổng số 503 học sinh trung học cơ sởđược điều tra đã trải qua biểu hiện của lo âu [23]. Một đề tài của tác giả Nguyễn Hằng Phương cũng đã nghiên cứu về lo âu: “Thực trạng lo âu ở học sinh trung học phổ thông qua thang Zung”(2005) cho biết một trong những nguyên nhân gây ra lo âu nhiều nhất đó là nguyên nhân liên quan đến lĩnh vực học tập [40].
Trong đề tài nghiên cứu “Mô hình tham vấn tâm lý học đường tại trường trung học phổ thông Marie Curie thành phố Hồ Chí Minh” do Phạm Thị Bích Phượng thực hiện (2017). Với sốlượng khảo sát 969 học sinh ở tất cả các khối lớp từ khối lớp 10 đến khối lớp 12 cho thấy tỷ lệ học sinh có khó khăn tâm lý ở mức nguy cơ cao chiếm 12% tổng số học sinh được khảo sát [41; tr.155]. Cũng trong đề tài nghiên cứu “Mô hình tham vấn tâm lý học đường tại trường trung học cơ sở và trung học phổ thông dân lập Việt Anh” do tác giả Mai Mỹ Hạnh thực hiện (2017), cho thấy tỷ lệ học sinh có vấn đềkhó khăn về tâm lý với nguy cơ cao được sàng lọc ở khối THCS là 38 học sinh chiếm 20,8% trong tổng số 183 học sinh được khảo sát;
khối THPT là 65 học sinh chiếm 22,2% trong tổng số 293 học sinh. Đây là một tỷ lệ tương ứng với tầng thứ 2 trong lý thuyết mô hình TLHĐ của Hoa Kỳ [12; tr. 144].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Khanh (4/2000) trên 503 học sinh THCS thuộc ba trường khu vực Hà Nội thì có ít nhất 17,74%- 18,81% học sinh trải qua những biểu hiện của lo âu [23]. Gần đây một nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Thu Hòa (2014), có đề tài: “Thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học cơ sởPhương Mai, Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực” cho thấy nguyên nhân gây ra lo âu đó là các em sống trong gia đình có bạo lực. Các em học sinh trung học cơ sở là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình khi phải hứng chịu những trận đòn, những lời xúc phạm hay lạm dụng, ép buộc các em làm những công việc quá sức hoặc có khi là sự bao bọc quá mức của cha mẹ, sựđòi hỏi quá cao so với khảnăng của con và việc xâm phạm đến
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
vấn đềriêng tư của con cái. Đặc biệt trong những gia đình nhiều thế hệ, các em còn gánh chịu những hành vi bạo lực của nhiều người khác nhau: ông bà, bố mẹ, chú dì… Tất cả những hành vi trên cha mẹ cứnghĩ là tốt cho con nhưng khi con có vấn đề về tâm lý họ mới nhận ra là sai lầm, và không ít người lúc đó mới biết những hành vi của mình là hành vi bạo lực [35].
Theo một báo cáo ở Hội thảo khoa học, được tổ chức tại Đồng Nai năm 2014 với chủđề “Thực trạng mức độ lo âu của học sinh trung học phổ thông hiện nay tại tỉnh Vĩnh Long” của tác giả Nguyễn Thị Vân (2014) tại Hội Thảo Khoa Học Toàn Quốc về “Sức khỏe tâm thần trong trường học” cho biết: lo âu ở học sinh trung học phổ thông có nguyên nhân chủ yếu từ áp lực học tập; áp lực chọn nghề; từ bất đồng trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô; ngoài ra một tỷ lệcũng đáng kể có nguyên nhân từ những khó khăn trong gia đình (kinh tế, hạnh phúc gia đình,…). Tuy nhiên một số lo âu có nguyên nhân từ sức khỏe sinh lý: do sức khỏe các em không tốt, chếđộ dinh dưỡng chưa hợp lý, không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động dẫn đến tình trạng các em thường mệt mỏi, căng thẳng…Đồng thời, khi có áp lực, căng thẳng,… học sinh chưa có cách đối mặt, vượt qua một cách phù hợp [56].
Ngày nay, việc sử dụng các kết quả nghiên cứu tâm lý học trường học vào xây dựng, phát triển cácchương trình giáo dục khác nhau cho học sinh ngày càng trở nên được quan tâm hơn trong định hướng của các nhàquản lý giáo dục. Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội đã đem lại những thay đổi đáng kể trong đời sống vật chất, tinh thần của mỗi con người trong xã hội, các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe tâm thần học cũng được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, song song với mặt tích cực đó còn xuất hiện rất nhiều những vấn đề mà các em học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ thông gặp phải như: áp lực học tập;
áp lực thi cử; việc chọn ngành nghề; định hướng tương lai… Khi bản thân mỗi cá nhân học sinh không thể tự giải quyết được, có những em biết tìm đến sự trợ giúp của các phòng tâm lý học đườngtrong trường học - một loại hình dịch vụ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Nhưng có những em lại chọn cách âm thầm chịu đựng mà không tìm cách vượt qua những khó khăn đang gặp phải. Áp lực lớn từ những vấn đề của xã hội hiện đại cũng làm cho quá trình phát triển của học sinh - lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách diễn ra không hoàn toàn phẳng lặng, êm xuôi mà ở mỗi giai đoạn phát triển thường xảy ra những lo âu, căng thẳng, xung đột riêng. Vì thế, trong quá trình phát triển học sinh luôn có những sự mất cân bằng với các hiện tượng bất thường. Trong một số trường hợp, những
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
hiện tượng bất thường chỉ là tạm thời, là tự nhiên, thậm chí là cần thiết cho sự phát triển nhân cách. Nhưng ở một số trường hợp khác, chúng là biểu hiện của sự nhiễu loạn tâm lý ở trẻ. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh, sinh viên ngày nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn tâm lý trong việc lựa chọn những chân giá trị của thời đại, trong định hướng nghề, trong quan hệ giao lưu và những khó khăn nảy sinh trong chính nội tại quá trình phát triển tâm lý lứa tuổi.
Vì vậy, nhu cầu cần được trợ giúp và định hướng để giải quyết những khó khăn tâm lý ở học sinh rất lớn. Nhiều mô hình trợ giúp học sinh được thử nghiệm, trong đó tham vấn tâm lý là một trong những hình thức đang được phát triển và kỳ vọng. Nói khác đi, tâm lý học trường học đang được đặc biệt quan tâm trong giáo dục ở Việt Nam.
Năm 2005, Bộ GD&ĐT ra Thông tư số 2564/BGD&ĐT - HSSV, ngày 4/4/2005 và sau đó Thông tư số 9971/BGD&ĐT-HSSV, ngày 28/5/2005 với nội dung hướng dẫn việc đưa công tác tham vấn tâm lý và hướng nghiệp vào trường học. Đến năm 2008, Sở GD&ĐT TPHCM trong công văn tuyển dụng giáo viên, lần đầu tiên có mục tuyển dụng giáo viên chuyên ngành “Tâm lý giáo dục” với mục đích cung cấp đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường cho các trường phổ thông trung học. Đây được coi như một “dấu mốc đánh dấu đưa tham vấn học đường trở thành một ngành nghề thực sự [4].
Việc phát triển tâm lý học trường học vẫn còn nhiều khó khăn từ nhiều vấn đề: Cơ sở pháp lý, cơ sở nguồn nhân lực, mô hình hoạt động, chuẩn hành nghề, đánh giá công việc, sự phát triển bền vững... Đơn cử như: có thể đánh giá đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường hiện nay còn thiếu và chưa thật sự được đào tạo một cách bài bản. Thậm chí, nhiều trường học những giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy Văn, Giáo dục công dân hay những giáo viên có kinh nghiệm được giao luôn trọng trách là công tác tham vấn học đường. Đội ngũ này vẫn chưa qua đào tạo hay có những biện pháp bồi dưỡng, đánh giá chuyên môn, hiệu quả công việc được thực hiện. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tham vấn học đường nói chung và công tác tâm lý học trường học nói riêng, vẫn đang loay hoay và chưa tìm được hướng đi đúng đắn nhất.
Tuy lĩnh vực tâm lý học trường học còn rất non trẻ ở Việt Nam hiện nay nhưng mọi lực lượng trong xã hội đang cố gắng thúc đẩy lĩnh vực này nhằm phục vụ tốt hơn cho thế hệ con em chúng ta. Cụ thể mới đây, ngày 1/8/2018 Hội thảo Tâm lý học đường quốc tế lần thứVI được tổ chức tại Hà Nội do trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp tổ chức với chủ đề: “Vai trò của Tâm lý học trường học
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
trong việc đảm bảo sức khoẻ tâm lý cho học sinh và gia đình”[19]. Anbooks phối hợp với Liên hiệp Phát triển Tâm Lý Học đường Quốc tế (CASP-I) ra mắt Cẩm nang tâm lý học đường (dành cho giáo viên - phụ huynh - học sinh - sinh viên).
Cuốn sách ra đời với mong muốn được hỗ trợ quý phụ huynh, giáo viên cách nhận biết 16 triệu chứng bệnh - hành vi tâm lý học đường thường gặp phải, đồng thời phân tích biểu hiện, nguyên nhân từđó đưa ra phương pháp khắc phục. Cẩm nang tâm lý học đường được xây dựng trên 6 trục nội dung, được sắp xếp theo các nhóm vấn đề thường gặp theo lứa tuổi tăng dần nhằm giúp quý thầy cô và phụ huynh dễ dàng tìm thấy các chỉ dẫn phù hợp với độ tuổi của học trò, con em mình. Đồng thời cũng cung cấp những thuật ngữ cơ bản chuyên ngành (song ngữ) để thầy cô và phụ huynh dễ dàng tra cứu, đảm bảo tính chính xác - khoa học. Đây là một tài liệu quan trọng cho ngành tâm lý học đường tại Việt Nam tính đến thời điểm này.
Nhìn chung, những nghiên cứu về vấn đề lo âu học đường của học sinh THPT tại Việt Nam những năm gần đây đã được các nhà khoa học, nhà tâm lý học… nghiên cứu và đều cho thấy tỷ lệ học sinh có các biểu hiện sức khỏe tâm thần trong trường học là khá cao. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo âu ở các em là do: sống trong gia đình có bạo lực; khó khăn trong gia đình (kinh tế, hạnh phúc gia đình…); áp lực học tập; áp lực chọn nghề; bất đồng trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã đưa ra tỷ lệ và một số các nguyên nhân của vấn đề nhưng chưa chỉ ra được các mức độ lo âu cụ thể. Đồng thời, chưa có một chương trình can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ tâm lý nhằm giúp giảm thiểu các biểu hiện của âu học đường ở học sinh THPT.
Tóm lại, trên thế giới và Việt Nam đều có những công trình nghiên cứu riêng biệt về vấn đềlo âu nhưng vấn đề lo âu ở học sinh THPT chưa nhiều. Những nghiên cứu chủ yếu là hướng đến các rối nhiễu tâm lý nói chung và lo âu chỉ là một phần nhỏ trong những vấn đề về rối loạn tâm thần. Vì vậy, trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu riêng biệt để làm rõ hơn những vấn đề về lo âu ở học sinh THPT. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mô tả thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của lo âu, các mức độ của lo âu chứchưa thực sự nghiên cứu một cách cụ thể và có chiều sâu đến vấn đề phòng ngừa và hỗ trợ tâm lý cho các em học sinh trung học phổ thông hạn chế cũng như khắc phục tình trạng lo âu học đường. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng thể về chủ đề lo âu như: vấn đề dịch tễ, tác động, nguyên nhân hay định hướng hỗ trợ tâm lý nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng lo âu ởđối tượng học sinh trung học phổ thông.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học