Chương 1: LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.4. Lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông
1.4.3. Lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông
Từ các khái niệm công cụ về lo âu, lo âu học đường, học sinh trung học phổ thông chúng tôi đưa ra khái niệm về lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông như sau:
Lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông là một trạng thái lo lắng, căng thẳng, sợ hãi quá mức, những lo lắng, bất an liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ học đường ở trường trung học phổ thông như: áp lực học tập; áp lực thi cử; áp lực trong việc định hướng nghề nghiệp sắp tới hay cả những kỳ vọng quá cao từ cha mẹ đối với bản thân học sinh. Những trạng thái này thường kéo dài, lặp đi lặp lại gây khó khăn cho học sinh trung học phổ thông, trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Ở lứa tuổi học sinh THPT thì sự phát triển của hệ thần kinh chưa hoàn thiện như ởngười lớn, chức năng hoạt động dưới vỏ não chiếm ưu thế, vỏ não chưa hoàn toàn hoàn thiện, cảm xúc, tình cảm của các em chưa thuần thục nên khả năng tham gia điều chỉnh hoạt động dưới vỏ não chưa hợp lý do đó dễ tạo ra những phản ứng lệch lạc. Người ta nhận thấy rằng có sự liên quan rất rõ rệt giữa lo âu với quá khứ phát triển của trẻ. Sựnuôi dưỡng không hợp lý của cha mẹ, các thành viên trong gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khí chất của trẻ
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
như việc giáo dục áp đặt, quá nuông chiều, ngược đãi, học quá tải…với học sinh là không thích hợp.
Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ năng quản lý thời gian và stress trong học tập của học sinh lớp 12, do một nhóm giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế thực hiện, kết quả cho thấy hầu hết học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế đều trải nghiệm stress trong học tập ở mức độ tương đối cao. Hơn 90% các em cho rằng phải “rất thường xuyên” học tập và làm việc trong cả ngày nghỉ. Gần 20% cho biết các em “rất thường xuyên” học tập và làm việc mà quên cả ăn, không tập thể dục và không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt, hơn 53% tiết lộ rằng các em chỉ toàn nói chuyện về công việc, việc học tập trong các cuộc họp mặt, tề tựu với người thân và bạn bè…[27].
Học sinh THPT là lứa tuổi đang đứng trước ngã ba của sự lựa chọn và định hướng nghề nghiệp, là lứa tuổi có nhiều ảnh hưởng đến tương lai của mỗi cá nhân.
Một mặt các em phải đáp ứng nhiều yêu cầu của cuộc sống như mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hay những băn khoăn trăn trở của bản thân. Trong đó, kết quả học tập là mối quan tâm hàng đầu của các em và nó có ý nghĩa quyết định đến các yếu tố khác.
Các em học sinh THPT cần có sự độc lập, tinh thần tự giác để đáp ứng với các yêu cầu và nhiệm vụ học tập ngày càng khó của cấp học. Đặc biệt, các em học sinh lớp 12 thì không chỉ đáp ứng nhu cầu hiểu biết, yêu cầu của nhiệm vụ họctập mà còn đáp ứng nhu cầu của việc chọn ngành nghề trong tương lai. Có những học sinh phải đối diện với những khó khăn tâm lý dẫn đến các rối loạn về mặt tâm thể như: lo âu, trầm cảm, căng thẳng…Những rối loạn tâm thể có thể sẽ ảnh hưởng ngược lại đến kết quả học tập, đến đời sống hiện tại và tương lai sau này của các em.
Trong một nghiên cứu về nguyên nhân gây ra căng thẳng lo âu ở học sinh cuối cấp THPT, Cassidy T. (1999), cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng bao gồm các kỳ kiểm tra; điểm số; lo lắng cho tương lai; lựa chọn nghề nghiệp; vấn đề ôn thi; khối lượng kiến thức quá tải; kỳ vọng của gia đình và bản thân…[84].
Vấn đề định hướng nghề nghiệp trong môi trường học đường cũng là một vấn đề bấtcập, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần các em họcsinh THPT. Đối với các em học sinh THPT đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các em. Càng cuối cấp học THPT thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy vậy,sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các em còn phiến diện, chưa đầy đủ đôi khi có sự lựa chọn theo phong trào. Một số em chưa thực sự xác định con đường đi cho mình trong tương lai thì các em rất dễ rơi vào khủng hoảng và lo âu.
Giai đoạn này các em đang đứng trước việc phải lựa chọn ngành nghề, trường học… các em có rất nhiều băn khoăn, suy nghĩ mà không thể tự lý giải được.
Đây là thời điểm học sinh trung học phổ thông rất cần được tư vấn và hỗ trợ trong việc lựa chọn ngành nghề, trường học…
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ở Việt nam (từ 14, 15 đến 18 tuổi) là thế giới thứ3 theo nghĩa đen của từ này, tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn.
Chính do đặc điểm trên mà lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn phát triển phức tạp về nhiều mặt của cá thể. Học sinh trung học phổ thông dù đã trưởng thành về thể chất như người lớn nhưng chưa phải là người lớn. Các em còn phụ thuộc vào người lớn (chẳng hạn: các em vẫn đến trường học tập dưới sự lãnh đạo của người lớn; vẫn phụ thuộc bố mẹ về vật chất). Người lớn còn giữ vai trò quyết định nội dung và xu hướng chính của hoạt động của các em. Cảtrong nhà trường và ngoài xã hội, thái độ của người lớn thường thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở các em rằng chúng đã lớn, đòi hỏi ở chúng tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý… mặt khác lại đòi hỏi chúng phải thích ứng, nghe lời bố mẹ, giáo viên…Điều này dẫn đến những mâu thuẫn căng thẳng ở các em.
Tóm lại, học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận lợi, nhưng ở các em cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà trong công tác giáo dục cần lưu ý:
- Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích sống cuộc sống xa hoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi…
- Học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ…
- Học sinh THPTrất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
- Học sinh THPT là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Nhìn chung, thanh niên mới lớn là thời kỳ đặc biệt quan trọng đối với cuộc đời con người. Đây là thời kì lứa tuổi phát triển một cách hài hòa, cân đối, là thời kì có sự biến đổi lớn về chất trong toàn bộ nhân cách để các em sẵn sàng bước vào cuộc sống tự lập. Do đó, giáo viên chúng ta phảinhận thức đầy đủ vị trí của lứa tuổi này để có nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động sư phạm, hạn chế một cách tối ưu tình trạng lo âu học đường ở các em.